Home Chuyên Đề Cơ Đốc Nhân Có Nên Dùng Đồ Uống Có Cồn?

Cơ Đốc Nhân Có Nên Dùng Đồ Uống Có Cồn?

by Crosswalk.com
30 đọc

Tôi sẽ không bao giờ quên Đêm Giao Thừa khi cha tôi bước vào với một chai rượu.

Sáu đứa chúng tôi, những đứa con, há hốc miệng kinh ngạc và nhìn chăm chăm vào ma quỷ được đóng chai đặt trên quầy hàng. Đối với một gia đình Cơ Đốc học tại nhà, cái chai là đại diện cho mọi thứ chúng tôi không được làm.

Có nhiều người xem việc uống rượu là hoàn toàn không giới hạn. Có những người khác xem nó là một phương tiện truyền giáo văn hóa. Uống rượu có thể nằm trong danh sách Năm Chủ Đề Đặc Biệt Hàng Đầu trong hội thánh, nằm đâu đó ở giữa những chủ đề về người nữ trong chức vụ, lời thề, và đồng tính luyến ái.

Nhưng vấn đề này đơn giản hơn bạn nghĩ. Trong khi Phao-lô nói về tránh nhiệm của chúng ta là không “làm cho kẻ khác vấp phạm” trong Rô-ma 14, Cơ Đốc nhân tiếp xúc với rượu đi sâu hơn so với ảnh hưởng của chúng ta trên người khác. Nó đến với một vấn đề sự nhận diện Cơ Đốc nhân. Nó đến với phúc âm của ân điển.

CHÚNG TA LÀ VƯƠNG QUỐC THẦY TẾ LỄ

Trong Xuất Ê-díp-tô ký 19:5-6, Đức Chúa Trời gặp Môi-se trên Núi Si-na-i. Ở đó, Chúa ban các mạng lệnh cho dân Y-sơ-ra-ên. Những mạng lệnh này nhằm mục đích mang dân tộc này vào sự thánh khiết, một đất nước mà họ có thể thông công một cách tự do với Chúa. Chúa phán với Môi-se:

“Vậy, bây giờ, nếu các ngươi vâng lời ta và giữ sự giao-ước ta, thì trong muôn dân, các ngươi sẽ thuộc riêng về ta, vì cả thế-gian đều thuộc về ta. Các ngươi sẽ thành một nước thầy tế-lễ, cùng một dân-tộc thánh cho ta.”  (Xuất Ê-díp-tô 19:5-6)

Nhiều thế kỷ sau, Phi-e-rơ viết thư cho hội thánh đầu tiên:

“Nhưng anh em là dòng-giống được lựa-chọn, là chức thầy tế-lễ nhà vua, là dân thánh, là dân thuộc về Đức Chúa Trời, hầu cho anh em rao-giảng nhân-đức của Đấng đã gọi anh em ra khỏi nơi tối-tăm, đến nơi sáng-láng lạ-lùng của Ngài; anh em ngày trước không phải là một dân, mà bây giờ là dân Đức Chúa Trời.”

Cũng giống như dân Y-sơ-ra-ên được biệt riêng là “dân thánh Đức Chúa Trời”, mỗi người đã tuyên bố rằng Đấng Christ là Đấng Cứu Rỗi của mình có trách nhiệm sống một đời sống đã được thánh hóa. Chúng ta không còn thờ phượng tại một đền tạm hay đền thờ nữa; sinh tế cuối cùng đã được thực hiện xong khi Đấng Christ chịu chết trên thập tự giá. Nhưng chúng ta là chức thầy tế lễ Đức Chúa Trời: Dân thuộc riêng về Ngài, tương giao với Ngài trong sự thánh khiết và tự do.

Trong Lê-vi ký 9, chúng ta tìm thấy một sự mô tả về lễ dâng sinh lễ cho những thầy tế lễ Lê-vi. Quá trình này kéo dài cả tuần, nhiều sinh tế, và đỉnh điểm với ngọn lửa thiêu đốt của Chúa trên trên bàn thờ đền tạm. Sau khi dâng mình, Chúa đã ban những sự chỉ dẫn cụ thể cho A-rôn và các thầy tế lễ theo ông:

Đoạn, Đức Giê-hô-va phán cùng A-rôn rằng: Khi nào vào hội-mạc, ngươi và các con trai ngươi chớ nên uống rượu hay là uống vật chi có tánh say, e phải chết chăng: ấy là một mạng-lịnh đời đời, trải các thế-đại, hầu cho các ngươi được phân-biệt điều thánh và điều chẳng thánh, sự khiết và sự chẳng khiết, và dạy dân Y-sơ-ra-ên các mạng-lịnh mà Đức Giê-hô-va đã cậy Môi-se truyền dặn cho.” (Lê-vi ký 10:8-11)

Mặc dù chúng đang sống dưới Giao Ước Mới, nhưng chúng ta có thể học được nhiều từ những nguyên tắc trong Giao Ước Cũ. Khi là thành viên trong một chức thầy tế lễ thuộc linh, chúng ta nên hỏi tại sao A-rôn được yêu cầu kiềm chế khỏi “đồ uống mạnh” trước khi bước vào nơi thánh của Đức Chúa Trời. Câu trả lời đơn giản là: đồ uống mạnh ảnh hưởng đến khả năng phân biệt giữa “thánh khiết và thô tục, ô uế và thánh sạch” của chúng ta. Phúc âm của ân điển làm cho chúng ta thánh khiết trong con mắt của Chúa, nhưng với những tình trạng hợp lý đó đến từ trách nhiệm để bước đi trong sự thánh khiết. Quá nhiều rượu làm thay đổi tinh thần và những khả năng thuộc linh của chúng ta, giới hạn khả năng chọn sự thánh khiết của chúng ta, trách nhiệm quan trọng nhất của chúng ta là bày tỏ Đấng Christ ở trên đất này.

Nhưng trong khi phân đoạn này mô tả sự liên quan đến đồ uống mạnh, nó không hoàn toàn cấm uống rượu. Không có chỗ nào trong Kinh Thánh nói về trường hợp này. Trong thực tế, hầu hết mọi thí dụ về rượu đều được đề cập đến trong một bối cảnh tiêu cực, tác giả đề cập đến việc dùng rượu quá độ:

“Rượu khiến người ta nhạo-báng, đồ uống say làm cho hỗn-hào; Phàm ai dùng nó quá độ, chẳng phải là khôn-ngoan.” Châm ngôn 20:1

“Ai bị sự hoạn-nạn? Ai phải buồn-thảm? Ai có sự tranh-cạnh? Ai than-siết? Ai bị thương-tích vô-cớ? Ai có con mắt đỏ? Tất những kẻ nán trễ bên rượu, Đi nếm thứ rượu pha.” Châm ngôn 23:29-30

“Chớ đồng bọn cùng những bợm rượu, hoặc với những kẻ láu ăn; Vì bợm rượu và kẻ láu ăn sẽ trở nên nghèo; Còn kẻ ham ngủ sẽ mặc rách-rưới.” Châm ngôn 23:20-21

“Nhưng anh em kiện anh em, lại đem đến trước mặt kẻ chẳng tin! Thật vậy, anh em có sự kiện-cáo nhau, là phải tội rồi. Sao chẳng chịu sự trái lẽ là hơn? Sao chẳng đành sự gian-lận là hơn! Nhưng chính anh em làm ra sự trái lẽ, chính anh em gian-lận, lại làm thể ấy cho người anh em nữa! Anh em há chẳng biết những kẻ không công-bình chẳng bao giờ hưởng được nước Đức Chúa Trời sao? Chớ tự dối mình: Phàm những kẻ tà-dâm, kẻ thờ hình-tượng, kẻ ngoại-tình, kẻ làm dáng yểu-điệu, kẻ đắm nam-sắc, kẻ trộm-cướp, kẻ hà-tiện, kẻ say-sưa, kẻ chửi-rủa, kẻ chắt-bóp, đều chẳng hưởng được nước Đức Chúa Trời đâu.” I Cô-rinh-tô 6:9-10

George Knight nói thêm quan điểm này nhiều hơn trong sách giải nghĩa của ông về Lê-vi ký:

“Không có chỗ nào trong Cựu Ước nói cấm uống rượu… Một điểm mấu chốt chúng ta nên nhớ là ngày nay dù thế nào đi nữa thì trong thời điểm Kinh Thánh rượu được uống khi đã bị pha, khoảng với 4 phần nước và 1 phần rượu… Mặt khác, say rượu hoàn toàn bị cấm với một thành viên trong dân giao ước Đức Chúa Trời. Say rượu là một hành vi xúc phạm đến nhân cách thánh của cuộc sống con người. Người nam hay người nữ say rượu đạt đến mức độ mà anh ta hay cô ta không thể còn phán xét dựa trên đức tin và tình yêu thương nữa.” (Lê-vi ký, trang 60-61)

Cũng giống như bước vào đền tạm dưới sự tác động của rượu là “một hình thức xúc phạm” (Knight, 60), vì vậy say rượu trong đời sống Cơ Đốc nhân là xúc phạm đến chính đền thờ Đức Chúa Trời. Tại sao?

Vì thân thể chúng ta là những đền thờ Đức Thánh Linh ngự.

CHÚNG TA LÀ ĐỀN THỜ CỦA THÁNH LINH ĐỨC CHÚA TRỜI

Rượu không xấu, cũng không bị cấm đoán. Nhưng say rượu và mọi thứ liên kết với nó là luôn bị lên án xuyên suốt Kinh Thánh lẫn cả Cựu và Tân Ước. Tại sao?

Bởi vì say rượu ngăn chặn khả năng chúng ta thông công với Chúa.

Nó làm cho không thể thờ phượng Chúa, dâng vinh hiển cho Ngài, hoặc phản chiếu sự tốt lành của Ngài khi chúng ta bị thay đổi về tinh thần và tâm linh do dùng rượu quá độ. Đến với Chúa trong khi say rượu là xúc phạm đến Đức Thánh Linh của Ngài, Thánh Linh mà chúng ta mang trong thân thể chúng ta như những chiếc bình đựng vinh hiển của Ngài.

Chúng ta có xu hướng nhận lấy danh hiệu người mang Thánh Linh của Chúa quá nhẹ nhàng. Nhưng các vật khác đã từng chứa Thánh Linh Đức Chúa Trời, đền tạm,  Hòm Giao Ước, và đền thờ Sa-lô-môn được làm thủ công một cách tỉ mỉ từ những vật liệu tốt nhất, được dâng lên trong nghi lễ lộng lẫy, và được biệt riêng cho công việc thánh. Trong Xuất Ê-díp-tô ký 37, Hòm Giao Ước được làm thủ công từ gỗ si-tim và vàng ròng. Chỗ thương xót hoặc “chỗ chuộc tội” được đẽo khắc với hai chu-rê-bim trông nom từ mỗi phía:

“Hai chê-ru-bim xòe cánh ra che trên nắp thi-ân, đối-diện nhau và xây mặt vào nắp thi-ân.” (Xuất Ê-díp-tô ký 37:9)

Sự Chuộc Tội có nghĩa là “trả cái giá để xóa bỏ tội lỗi đã vi phạm”.  Đôi cánh của chê-ru-bim bảo vệ sự thiêng liêng của hành động chuộc tội. Mỗi tế lễ được thực hiện trong Đền Tạm và Đền Thờ chỉ vào sự thương xót của Đức Chúa Trời, Đấng chấp nhận một phần nhỏ bột lọc để chuộc tội lỗi của con người (Lê-vi ký 5:11-13). Ngày nay, thân thể chúng ta tượng trưng sự chuộc tội đó, và những lời nói, hành động, và sự chọn lựa của chúng ta đứng ra bảo vệ sự thiêng liêng đó.

Vì vậy khi những lời nói, hành động, và sự chọn lựa của chúng ta bị thay đổi bởi sự tác động của rượu, chúng ta không thể bảo vệ được sự vinh hiển của Chúa ở trong chúng ta đến mức độ mà Ngài xứng đáng nhận.

Trong bức thứ gửi cho hội thánh tại Ê-phê-sô, Phao-lô đã phân biệt giữa người “say rượu” và “đầy dẫy Đức Thánh Linh”. Hai hành vi này mâu thuẫn với nhau; chúng không thể đồng thời có được trong cùng một lúc. Phân đoạn này, và sự cảnh báo liên kết của nó, được đóng khung trong một mạng lệnh chính: Hãy là người bắt chước theo Chúa. Như vậy, chúng ta phải:

“…Vậy, hãy giữ cho khéo về sự ăn-ở của anh em, chớ xử mình như người dại-dột, nhưng như người khôn-ngoan. Hãy lợi-dụng thì-giờ, vì những ngày là xấu. Vậy chớ nên như kẻ dại-dột, nhưng phải hiểu rõ ý-muốn của Chúa là thế nào. Đừng say rượu, vì rượu xui cho luông-tuồng; nhưng phải đầy-dẫy Đức Thánh-Linh…” (Ê-phê-sô 5:15-19)

Phúc âm ban cho chúng ta đặc ân phi thường để dự phần trong mục đích cứu chuộc của Đức Chúa Trời. Chúng ta đang sống trong những đền thờ sống của Chúa trên đất này bởi những gì Chúa Giê-xu đã làm xong. Một đền thờ của Chúa nên được đổ đầy Thánh Linh Đức Chúa Trời và không còn gì khác nữa.

MỘT SỰ NHẬN DIỆN PHÚC ÂM

Vậy chúng ta sống như thế nào? Lời khuyên của Phao-lô khi cân nhắc đến anh em mình nên luôn luôn là một yếu tố trong tâm trí chúng ta khi nói đến việc uống rượu. Nhưng thậm chí hơn thế, chúng ta nên nhận biết rõ về nhận diện máu máu thắng mà chúng ta mang. Chúng ta được thánh hóa bởi Đấng Christ, và chúng ta được kêu gọi bước đi một cách đúng đắn.

Đối với một số người, rất dễ dàng để duy trì sư thánh khiết bằng cách tránh uống rượu một cách hoàn toàn. Những người khác có thể sử dụng sự phân biệt về số lượng và địa điểm mà rượu được sử dụng. Dù là cách nào đi nữa, nguyên tắc hướng dẫn nên luôn là sự suy ngẫm của chúng ta với Thánh Linh Đức Chúa Trời, chứ không phải với linh của thời kỳ. Văn hóa của chúng ta làm cho rượu cần có trong quan hệ xã hội. Nó tôn vinh say rượu và mất sự kiềm chế. Nó không biết gì về sự tiết chế hay tiết độ cả.

Hãy quay lại với Đêm Giao Thừa. Cha tôi đã làm cho chúng tôi xuống tinh thần, chai rượu đặt trước mặt chúng tôi như thể nó đang bị xét xử.

“Cha muốn các con hiểu một số điều,” cha nói. “Bản thân rượu không phải là xấu. Thậm chí nó không có quyền lực gì cả, bản chất con người đã lạm dụng nó… đi quá xa, và khiến nó trở thành thứ không phải là nó. Vì vậy các con đừng sợ hãi nó, nhưng các con phải sử dụng nó với sự thận trọng.”

Mười năm sau tôi vẫn sử dụng rượu với sự thận trọng: Thận trọng vì các anh em trai của mình, thận trọng vì sự nhận diện chính mình, và thận trọng vì Đấng Christ. Tôi đã sử dụng rượu trong bữa ăn tối và tôi dùng nó nấu thức ăn tại nhà. Nhưng tôi không bao giờ để cho rượu định nghĩa tôi. Tôi giới hạn dùng nó bao nhiêu. Tôi luôn luôn vẫn còn trong sự kiểm soát những hành động của mình. Tôi không quảng bá một lối sống gây hiểu lầm trên mạng truyền thông xã hội. Rượu sẽ không kiểm soát sự giải trí, những lời nói, hoặc những hành động của tôi, bởi vì mỗi điều đó nằm trong sự đầu phục Đấng Christ.

Say rượu không phải là một trò đùa. Nó là một sự sỉ nhục đối với sự nhận diện chúng ta mang là các Cơ Đốc nhân. Và bởi vì chúng ta là ai, chúng ta có trách nhiệm quản lý sự tự do Cơ Đốc nhân của mình, sự đúng đắn với sự nhận diện phúc âm của chúng ta, chứ không phải là quyền của chúng ta với một “thời điểm tốt”.

Có phải nó là một sự hy sinh đối với một số người? Đúng vậy. Nhưng trong việc chọn Đấng Christ, chúng ta chọn để làm cho những bàn thờ đời sống chúng ta vì sự tốt lành của Ngài, và những đền thờ thân thể chúng ta vì Thánh Linh Ngài. Đó là một cái giá nhỏ để trả cho sự trọn vẹn đời đời. Đó là một cái giá nhỏ để trả cho sự sáng của Phúc Âm Ân Điển.

Dịch: Nau Puih

Nguồn: Crosswalk.com

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like