Home Chuyên Đề Tại Sao Chúng Ta Phải Học Sách I – II Phi-e-rơ?

Tại Sao Chúng Ta Phải Học Sách I – II Phi-e-rơ?

by Crosswalk.com
30 đọc

Cảm thấy mất phương hướng?

Gần đây, một người bạn đã thừa nhận với tôi rằng quan điểm chính trị trong nhà thờ của cô trở nên quá căng thẳng và có sự chia rẽ, cô không thể đề cập đến các vấn đề về chính trị với những người cùng niềm tin. Một thành viên trong hội thánh của tôi đã hỏi tôi rằng người này có thể không xưng mình là Cơ Đốc nhân trong nơi công sở được không vì ông ấy sợ rằng những người làm việc chung sẽ có những cách nhìn sai về mình. Nhiều người có nói với tôi rằng họ không muốn truyền giáo vì bị sợ mất việc. Sự thay đổi trong nền văn hoá đang diễn ra rất nhanh chóng, điều này thật dễ để chúng ta cảm thấy bị mất phương hướng trong xã hội, trong hội thánh của chúng ta, và ngay cả đối với Đức Chúa Trời.

Thời kỳ đầy sự chóng mặt

Mặc dù có nhiều chi tiết khác nhau nhưng sứ đồ Phi-e-rơ đã viết cho những người đã gặp phải những thách thức tương tự. Ông đã gửi những lá thư này cho các Cơ Đốc nhân đến từ năm vùng khác nhau đang trải qua sự mất phương hướng bởi sự thay đổi chóng mặt về văn hoá. Những bức thư của ông được thấm nhuần bởi sự khôn ngoan cũng dành cho thời đại của chúng ta. Có lẽ phần quan trọng nhất ở đây là: sự mất phương hướng về văn hoá là một cơ hội để cấu trúc lại niềm tin.

Rất dễ dàng để sa vào việc hy vọng rằng mọi người sẽ chấp nhận chúng ta hay quan điểm của chúng ta. Chúng ta thường quan tâm nhiều vào việc làm thế nào để mọi người nghĩ Cơ đốc nhân là những người bình thường “Bạn nên đi nhóm vào ngày Chủ Nhật, có rất nhiều người tuyệt vời ở đó.” Hoặc chúng ta có thể đang lẩn tránh các cuộc nói chuyện về Phúc Âm. Không lẽ việc thánh hoá làm cho chúng ta lánh xa khỏi nền văn hoá không thánh kiết này? Khi các thay đổi về văn hoá trở nên gần gũi, chúng ta bắt đầu thỏa hiệp với niềm hy vọng của chúng ta. Phi-e-rơ nói rất rõ nhu cầu mềm mỏng Cơ Đốc giáo đi để tìm kiếm hy vọng được chấp nhận về mặt văn hoá.

Ông cũng chỉ ra rõ về sự thống trị văn hóa, với một thái độ quyết đoán và đầy sự phê bình, thiên về việc tấn công hay rút lui hơn là nhân nhượng. Khi niềm hy vọng của chúng ta rơi vào những người thống trị văn hóa, chúng ta có xu hướng dễ nóng nảy hơn trong các cuộc nói chuyện về chính trị, các bài phát biểu rỗng tuếch trên các phương tiện truyền thông và đâu đó hy vọng rằng xã hội sẽ trở nên giống chúng ta hơn. Nhận thấy được sự cám dỗ này, Phi-e-rơ đã viết: “Đừng lấy ác trả ác, cũng đừng lấy rủa sả trả rủa sả; trái lại, phải chúc phước, ấy vì điều đó mà anh em được gọi để hưởng phước lành” (I Phi-e-rơ 3: 9). Ông đã chống lại thái độ độc đoán, việc ăn miếng trả miếng bằng lời khuyên ban phước cho những người làm những điều ác đối với chúng ta.

Đặt Lại Vị trí Trung Tâm Cho Niềm Hi Vọng

Vậy làm sao chúng ta nhận được phước hạnh trong khi những người khác đang trong sự hỗn loạn?

Bất cứ khi nào chúng ta bị lạc, chúng ta đều được nhắc nhở phải đi tìm mốc chỉ đường, tên con đường, hay là một cái gì đó quen thuộc và cố định, để có thể tìm đường về nhà từ nơi đó. Để quay lại với trọng tâm của đời sống, chúng ta cần phải hướng mắt vào lời kêu gọi của Đức Chúa Trời để tìm lại được niềm hy vọng.

Niềm hy vọng trong Kinh thánh không hề bị động hay công kích; nó cũng không cần phấn đấu để phù hợp với nền văn hoá hay chính trị. Thay vào đó, hi vọng được hoạt động trên một nền tảng hoàn toàn khác. Nó tách khỏi những giới hạn văn hoá, khước từ việc bị định nghĩa, và cố gắng nhìn mọi thứ từ cái nhìn “đời đời.” Phi-e-rơ viết: ” Ngợi-khen Đức Chúa Trời, là Cha Đức Chúa Jêsus-Christ chúng ta, Ngài lấy lòng thương-xót cả thể khiến chúng ta lại sanh, đặng chúng ta nhờ sự Đức Chúa Jêsus-Christ sống lại từ trong kẻ chết mà có sự trông-cậy sống, là cơ-nghiệp không hư đi, không ô-uế, không suy-tàn, để dành trong các từng trời cho anh em” (I Phi-e-rơ 1: 3-4).

Phi-e-rơ bày tỏ đôi khi niềm hy vọng được đặt trong một số sự kiện, hay trong một thời kỳ nào đó, nhưng lúc nào cũng ở trong một người: “đặng chúng ta nhờ sự Đức Chúa Jêsus-Christ sống lại từ trong kẻ chết” Chúa Giê-xu từ tương lai đến với hiện tại, đem những điều thuộc về thiên đàng với Ngài, và một hy vọng sự sống lại trong tương lai cho chúng ta. Trong Chúa Giê-xu, cuộc sống không có sự chết. . . và chúng ta sẽ cùng sống lại với Ngài, với niềm hy vọng cho một thế giới hoàn toàn mới. Vậy làm thế nào để đặt lại niềm hi vọng này nhằm thay đổi cách chúng ta đáp ứng đối với những người xung quanh chúng ta?

Sự khác biệt trong niềm hy vọng

Ngay sau đó, Phi-e-rơ cho thấy niềm hy vọng của chúng ta ảnh hưởng đến cách chúng ta chịu khổ: Anh em vui-mừng về điều đó, dầu hiện nay anh em vì sự thử-thách trăm bề buộc phải buồn-bã ít lâu(I Phi-e-rơ 1: 6). Khi niềm hy vọng của chúng ta trở về với sự phục sinh của Đấng Christ, chúng ta có thể vui mừng trong mọi sự thử thách. Nếu có những cuộc nói chuyện căng thẳng về chính trị, chúng ta không cần phải giận dữ và cay đắng vì chúng ta có niềm vui trong Đấng Christ và chính Ngài sẽ là đấng sẽ trị vì. Tuy nhiên, chúng ta không nên tránh những cuộc tranh luận, nhưng bày tỏ niềm hy vọng của chúng ta, mang những điều từ thiên đàng đến trên đất ngay bây giờ. Xem công việc của chúng ta dành cho cõi đời đời, chúng ta có thể bị từ chối qua việc chia sẻ niềm hy vọng cho mọi người trong Chúa Giê-xu, nhưng mọi khó nhọc điều hướng về một Đấng.

Niềm hy vọng về sự sống lại cũng được bày tỏ qua sự đau đớn. Có lần mẹ tôi ở trong phòng cấp cứu, cha tôi nhìn vào nhịp tim của mẹ đang yếu dần. Các y tá hét lớn: “Hãy ở lại với chúng tôi!” Cha cứ nghĩ, “Không, cô ấy còn nhiều việc phải làm, xin đừng là lúc này Chúa ơi!” Sau đó, mạch của mẹ tôi trở lại. Qua sự việc đó, tôi đã hỏi mẹ tôi cảm thấy như thế nào. Câu trả lời của mẹ tôi không phải là việc hồi phục ra sao nhưng chỉ với một câu nói đơn giản rằng, “Cha con đã giúp đỡ mẹ rất nhiều.” Khi tôi hỏi cha thì cha tôi nói trong nước mắt rằng qua sự kiện lần này, ông cảm nhận được tình yêu mà ông dành cho mẹ lớn như thế nào. Cha mẹ tôi đã cưới nhau được hơn bốn mươi năm, họ đã cùng nhau vược qua những khó khăn trong cuộc sống, nhưng qua lần này, họ đã khám phá tình yêu sâu sắc hơn dành cho nhau.

Chịu khổ với Đấng Christ, không tách rời khỏi Ngài, sẽ dẫn chúng ta bước vào tình yêu sâu sắc hơn với Ngài. Khi hy vọng được đặt lại trong Chúa Giê-xu, sự chịu khổ giúp chúng ta gần hơn với Đấng Cứu Rỗi và giải phóng chúng ta để cho thể chúc phước cho thế giới này.

Dịch: Sam

Nguồn: crosswalk.com

Ảnh: faithcomesbyhearing.com

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like