Home Dưỡng Linh Ngày 03 – Tế Lễ Bình An

Ngày 03 – Tế Lễ Bình An

by SU Việt Nam
30 đọc

Những hướng dẫn cụ thể được ban cho liên quan đến những tế lễ bình an, bao gồm cả việc phải dâng con gì và nó phải phải được giết như thế nào.

Lê-vi Ký 3:1-17 

1 “‘Người nào muốn dâng tế lễ bình an bằng bò đực hoặc bò cái thì phải dâng lên trước mặt Đức Giê-hô-va một con bò không tì vết. 2 Người ấy sẽ đặt tay trên đầu con sinh tế rồi giết nó tại cửa Lều Hội Kiến. Các con cháu A-rôn, tức là những thầy tế lễ, sẽ rảy máu nó chung quanh bàn thờ. 3 Rồi lấy một phần từ sinh tế của tế lễ bình an nầy làm lễ vật dùng lửa dâng lên Đức Giê-hô-va. Đó là lớp mỡ bọc bộ lòng và lớp mỡ dính vào bộ lòng, 4 hai trái cật, mỡ trên hai trái cật gần lưng và phần ngon nhất của gan mà người ấy phải gỡ theo hai trái cật. 5 Các con cháu A-rôn sẽ thiêu những thứ đó tại bàn thờ chung với tế lễ thiêu đã đặt trên củi đang cháy. Đó là một tế lễ dùng lửa dâng lên, có hương thơm đẹp lòng Đức Giê-hô-va.

6 Người nào muốn dâng sinh tế của tế lễ bình an bằng chiên hay dê thì phải dâng lên Đức Giê-hô-va một con đực hoặc cái không tì vết. 7 Khi người ấy dâng chiên con làm lễ vật thì phải dâng nó trước mặt Đức Giê-hô-va, 8 đặt tay trên đầu con chiên rồi giết nó trước cửa Lều Hội Kiến. Các con cháu A-rôn sẽ rảy máu nó chung quanh bàn thờ. 9 Rồi lấy một phần từ tế lễ bình an nầy làm lễ vật dùng lửa dâng lên Đức Giê-hô-va. Đó là mỡ, nguyên cái đuôi chặt gần cuối xương sống, lớp mỡ bọc bộ lòng và lớp mỡ dính vào bộ lòng, 10 hai trái cật, mỡ trên hai trái cật gần lưng và phần ngon nhất của gan mà người ấy phải gỡ theo hai trái cật. 11 Thầy tế lễ sẽ thiêu những thứ đó trên bàn thờ như là thức ăn dùng lửa dâng lên Đức Giê-hô-va.

12 Khi lễ vật của người ấy là một con dê cái thì phải dâng nó lên trước mặt Đức Giê-hô-va, 13 đặt tay mình trên đầu con dê rồi giết nó trước Lều Hội Kiến. Các con cháu A-rôn sẽ rảy máu nó chung quanh bàn thờ. 14 Rồi lấy một phần từ tế lễ bình an làm lễ vật dùng lửa dâng lên Đức Giê-hô-va. Đó là lớp mỡ bọc bộ lòng và lớp mỡ dính vào bộ lòng, 15 hai trái cật, mỡ trên hai trái cật gần lưng và phần ngon nhất của gan mà người ấy phải gỡ theo hai trái cật. 16 Thầy tế lễ sẽ thiêu các thứ đó trên bàn thờ như là thức ăn dùng lửa dâng lên có mùi thơm. Tất cả mỡ đều thuộc về Đức Giê-hô-va.

17 Đây là luật lệ đời đời cho dòng dõi các con tại khắp nơi các con cư trú: các con không được ăn mỡ hoặc huyết.’”

Suy ngẫm và hiểu

Phần này được chia làm hai phần. C.1-5 liên quan đến các sinh tế từ các bầy gia súc (có nghĩa là bò cái hoặc bò đực), và c.6-17 liên quan đến những sinh tế từ các đàn (có nghĩa là chiên hoặc dê). Con vật phải được chia thành các phần. Mỡ và huyết của con vật phải đốt trên bàn thờ cho Đức Chúa Trời, trong khi phần khác của con vật để cho người mang sinh tế đến, ăn. Những hướng dẫn này được lặp lại ba lần để chỉ ra tầm quan trọng của việc thờ phượng Đức Chúa Trời theo lời Ngài. Phân biệt với các loại tế lễ khác, loại tế lễ bình an này đặc biệt tượng trưng cho phước mà dân sự của Đức Chúa Trời nhận được từ Ngài. Nó tượng trưng cho “shalom” (sự bình an) hoặc sự trọn vẹn mà chúng ta có được trong sự phục hồi mối tương giao với Đức Chúa Trời. Nó cũng được gọi là tế lễ của sự giao hảo.

Đức Chúa Trời là Đấng như thế nào?

C.1-2 Đức Chúa Trời của chúng ta là Đức Chúa Trời bình an. Tế lễ bình an này chỉ ra sự hy sinh cao nhất của Chúa chúng ta, thông qua đó chúng ta có sự bình an với Đức Chúa Trời. Đấng Christ đã đổ huyết vì chúng ta, cả thầy tế lễ và sinh tế đều trong một con người, vậy nên Ngài có thể ban phước của sự giao hảo cho chúng ta.

Ngài ban cho tôi bài học gì?

C.6-8. Là tín hữu, đời sống của chúng ta phải có đặc tính bình an của Đức Chúa Trời. Và chúng ta càng hiểu điều này và vui hưởng sự bình an chúng ta có theo chiều thẳng đứng với Đức Chúa Trời, thì chúng ta càng phải vui hưởng sự bình an của Đức Chúa Trời theo chiều ngang, với các tín hữu khác nữa. Đáng buồn thay, nhiều Hội Thánh có đặc tính xung đột nhiều hơn là sự bình an. Việc này không được phép như thế nữa.

Tham khảo

3:1-17 Tế lễ bình an (xem cả 7:11-36) diễn tả sự bình an giữa người dâng và Chúa. Cũng giống như tế lễ thiêu, có những động cơ khác nhau đối với một tế lễ bình an, từ sự cầu xin đến sự ngợi khen.

3:1-5 Đối với tế lễ thiêu, cả con vật phải được thiêu đốt; đối với tế lễ bình an, chỉ phần mỡ phải được thiêu. Mỡ ở nước Y-sơ-ra-ên cổ tượng trưng chính phần tốt nhất của con vật (so sánh với “mỡ của lúa mì”, Dân Số Ký 18:12).

Cầu nguyện: Xin hãy giúp chúng con cầu nguyện rằng đời sống của chúng con sẽ mang dấu ấn của sự bình an trong thế giới này.

Đọc Kinh Thánh trong năm: Na-hum 1-3

Bình Luận:

You may also like