Home Quốc Tế Cơ Hội Rao Truyền Phúc Âm Mở Ra Trong Làn Sóng Người Tị Nạn Syria

Cơ Hội Rao Truyền Phúc Âm Mở Ra Trong Làn Sóng Người Tị Nạn Syria

by ChristianPost
30 đọc

Những cuộc chiến không ngừng nghỉ đang ngày một xé nát đất nước Syria và tạo ra hàng triệu đời sống trong cảnh tị nạn hoặc vô gia cư. Đây chính là một cơ hội to lớn để Cơ Đốc nhân bày tỏ tình yêu của Đấng Christ với những người trong hoàn cảnh khó khăn.

Steve Van Valkenburg, giám đốc điều hành khu vực Trung Đông của tổ chức phi lợi nhuận Christian Aid Mission, gần đây có những chia sẻ trên tờ ChristianPost về tình cảnh của người tị nạn cũng như cơ hội to lớn dành cho Phúc Âm. Ông cho biết rằng rõ ràng nó đang mở ra một cơ hội to lớn để Cơ Đốc nhân bày tỏ về tình yêu của Đấng Christ với những con người đang vật lộn trong sự bất định.

“Tôi nghĩ rằng có rất nhiều người tị nạn nhận ra rằng có điều gì đó khác biệt ở bên ngoài kia, họ nhìn thấy người Hồi giáo đánh nhau với chính người Hồi giáo, và rồi họ lại thấy Cơ Đốc nhân tiến đến với tình yêu và sự quan tâm, chăm sóc. Điều đó hẳn phải có tác động đến tấm lòng họ,” ông Valkenburg nói.

Dòng người tị nạn Syria trên hành trình băng qua biên giới Macedonia - Hy Lạp.

Dòng người tị nạn Syria trên hành trình băng qua biên giới Macedonia – Hy Lạp.

Không chỉ tại những đất nước phương Tây, có rất nhiều nhóm Cơ Đốc nhân địa phương ở Syria tự tìm đến để giúp đỡ những người Hồi giáo, họ thường thắc mắc rằng “tại sao lại giúp chúng tôi?”

Cơ Đốc nhân không chỉ làm việc với các tổ chức nhân đạo mà chúng ta còn đang “làm việc với Chúa Giêxu Christ. Chúng ta không xây dựng một vương quốc trên đất. Nó sẽ gây được sự chú ý của cả thế giới”.

Christian Aid Mission có một chiều dài lịch sử tìm kiếm cơ hội giúp đỡ những con người khốn khó và mang niềm hi vọng Đấng Christ đến cho họ. Tổ chức này phát triển các mối quan hệ mục vụ trên toàn cầu, giúp đỡ thông qua sự cầu nguyện, vận động cũng như trợ giúp tài chính. Đích nhắm của mục vụ chính là tìm kiếm các nhóm tín hữu địa phương để giúp đỡ họ trong việc vươn ra giúp đỡ những người xung quanh, góp phần xây dựng nên các hội thánh mới.

Điểm đặc biệt của những nhóm giúp đỡ địa phương đó là họ không chỉ cứu trợ nhu cầu đời sống mà cũng quan tâm đến mặt cảm xúc và thuộc linh của những con người đang vật lộn với mất mát và hoàn cảnh éo le, đó chính là thứ mà họ thật sự cần nhất.

“Thật sự điều họ cần nhất đó là một ai đó có thể lắng nghe câu chuyện của họ, để cùng cầu nguyện và đồng cảm”, ông nói.

“Điều đó ý nghĩa hơn nhiều so với những gói hàng viện trợ từ container mà họ nhận được mỗi tuần, nó có nghĩa rằng có ai đó thực sự quan tâm”.

Không chỉ có Christian Aid Mission mà còn có nhiều tổ chức nhân đạo Cơ đốc khác đang tích cực trên thực địa để tiếp cận những con người này. Riêng phần mình, tổ chức này đang giúp đỡ 16 nhóm viện trợ tại Syria và các quốc gia lân cận.

“Tấm lòng của Cơ Đốc nhân [nơi đây] muốn bày tỏ tình yêu trong danh của Đấng Christ”, ông nói thêm.

Một người đàn ông Syria cõng bé gái xuống thuyền sau khi cập bến một hòn đảo thuộc khu vực Lesbos của Hy Lạp.

Một người đàn ông Syria cõng bé gái xuống thuyền sau khi cập bến một hòn đảo thuộc khu vực Lesbos của Hy Lạp.

Trong khi Syria đã chìm sâu trong tình trạng chiến tranh như hiện nay kể từ 2011, chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad chiến đấu chống lại các nhóm nổi dậy tìm cách lật đổ chế độ, bối cảnh chiến tranh còn ngày càng phức tạp với sự xuất hiện của Nhà nước Hồi giáo ISIS cùng nhiều nhóm khủng bố khác cộng với sự đỡ đầu từ nước ngoài làm cho các hoạt động khủng bố ngày càng gia tăng tại Syria lẫn Iraq. Cuộc chiến này chính là nguồn cơn của nhiều tội ác chống lại chính những người anh em thân thuộc trong quốc gia họ.

Con số thiệt mạng từ cuộc chiến này đã tiến đến gần 250.000 người, trong đó bao gồm rất nhiều dân thường, 11 triệu người khác bị mất đi nhà cửa, tạo nên một cuộc di cư khổng lồ của hàng triệu người dọc khắp Syria và hàng triệu người khác tìm kiếm nơi trú ẩn ngoài nước, trong đó đích đến chủ yếu là Châu Âu.

Các quốc gia trên thế giới cũng phản ứng theo nhiều cách khác nhau, đặc biệt là các quốc gia Châu Âu đang trở nên rất phân rẽ về thái độ trước làn sóng người tị nạn. Đức sẽ chào đón khoảng 800.000 người tị nạn trong khi Hungary thì quyết định dựng nên một hàng rào dài 110 dặm dọc theo biên giới với Serbia nhằm kiểm soát dòng người tị nạn.

Có tất cả mọi loại người tị nạn tìm đến Châu Âu. Thậm chí trong số đó có không ít kẻ mang theo đầu óc khủng bố, nhưng cũng có nhiều người tìm thấy Đấng Christ và tin nhận Ngài. Đó là một cơ hội tuyệt vời dành cho con cái Chúa, đây là một cánh đồng mục vụ to lớn cần nhiều con gặt, một cơ hội để đem Phúc Âm vươn đến những con người vô vọng.

Bình Luận:

You may also like