Nhà truyền đạo xưng nhận rằng việc sử dụng sự khôn ngoan để khám phá mọi thứ được tạo ra trên thế giới này và việc cố gắng phân biệt được điều gì là phải lẽ hoặc dại dột, tất cả đều là hư không. Ông so sánh điều này với việc đuổi theo luồng gió.
Truyền Đạo 1:12-18
12 Ta là người truyền đạo đã làm vua Y-sơ-ra-ên tại Giê-ru-sa-lem. 13 Ta chuyên tâm tìm hiểu và dùng sự khôn ngoan mình để khảo sát mọi việc xảy ra dưới bầu trời. Đó là công việc lao khổ mà Đức Chúa Trời đã giao cho loài người lo thực hiện.
14 Ta đã quan sát mọi việc xảy ra dưới ánh mặt trời; kìa, tất cả đều hư không theo luồng gió thổi.
15 Cái gì đã cong thì không thể làm cho ngay được,
Và cái gì đã thiếu thì không thể đếm cho đủ.
16 Ta tự nhủ: “Nầy, ta đã được sự khôn ngoan hơn tất cả các vua cai trị trước ta tại Giê-ru-sa-lem; thật, ta đã kinh nghiệm nhiều về sự khôn ngoan và tri thức.” 17 Ta cũng chuyên tâm học biết sự khôn ngoan, học biết sự ngu dại và điên rồ. Ta nhận thấy điều đó cũng chỉ là theo luồng gió thổi.
18 Vì càng nhiều khôn ngoan, càng thêm phiền não,
Ai thêm tri thức là thêm khổ đau.
Suy ngẫm và hiểu
Nhà truyền đạo đã tìm kiếm mọi thứ của loài người và thế giới này, những điều đang diễn ra dưới ánh mặt trời, và thấy rằng có nhiều thứ bị làm cho sai trật và mất đi trên đất mà con người không thể làm được gì. Khi đó ông nhận ra rằng sức mạnh của loài người vô cùng hữu hạn, và rằng điều này là gánh nặng quá sức đối với con người mà Đức Chúa Trời cho phép để con người tìm kiếm Đức Chúa Trời (c.12-18).
Đức Chúa Trời là Đấng như thế nào?
C.13 Đức Chúa Trời muốn chúng ta sử dụng sự khôn ngoan chúng ta có để khám phá và biết những việc ở dưới ánh mặt trời. Vì thế chúng ta không được phủ nhận nhu cầu cần phân biệt, phán xét và nghiên cứu một cách khôn ngoan, cho dù sự khôn ngoan và tri thức của chúng ta hữu hạn. Việc thừa nhận một cách khiêm nhường những giới hạn của chúng ta là khác xa so với việc lười biếng và hoàn toàn không tìm kiếm.
Ngài ban cho tôi bài học gì?
C.15 Bởi vì chúng ta biết một vấn đề là gì không có nghĩa là chúng ta có thể làm cho đúng một điều cụ thể sai trật hoặc làm cho có thứ không có. Dưới ánh mặt trời, mặc dầu sự phân tích của chúng ta có thể kỹ càng và chân thật bao nhiêu đi nữa, nó không phải lúc nào cũng là một sự lĩnh hội công bình. Chúng ta có thể vui hưởng sự yên nghỉ thực sự khi chúng ta có sự khôn ngoan để có đức tin và suy ngẫm về Đức Chúa Trời, Đấng không sửa ngay lập tức những thứ sai trật của thế giới hỗn loạn này.
Tham khảo
1:14 Nhà Truyền Đạo xem xét mọi thứ dưới ánh mặt trời, khi ông đi ra tìm hiểu (c. 13). Tuy vậy, ông không thể hoàn toàn hiểu được chúng và đã rút ra kết luận rằng mọi thứ đều hư không và là một sự lao khổ theo luồng gió thổi. Cách diễn đạt này là gần như luôn luôn trực tiếp gắn kết với từ “hư không” (xem 2:11, 17, 26; 4:4; 6:9).
1:17 Như một phần tìm kiếm để học biết khôn ngoan, nhà truyền đạo cũng tìm kiếm để hiểu sự điên rồ và sự ngu dại. Không phải ông cân nhắc những vấn đề này một cách nghiêm túc để có những điều thay thế có được cho con đường của sự khôn ngoan. Thay vào đó, ý định của ông là đi đến một sự hiểu biết tốt hơn về sự khôn ngoan qua việc đồng thời xem xét điều ngược lại với sự khôn ngoan (sự ngu dại); so sánh với nhưng tri thức của Chúa về “sự tốt lành và sự ác” (Sáng Thế Ký 3:22; xem cả Sáng Thế Ký 2:9, 17).
Cầu nguyện: Chúa ôi, sự khôn ngoan có thể hữu ích, nhưng xin hãy giúp chúng con không thần tượng hóa nó, và xin hãy giúp chúng con không khoe khoang về nó.
Đọc Kinh Thánh trong năm: Ga-la-ti 4-6