Thiên tai không chỉ ra một Đức Chúa Trời không có tình yêu thương, nhưng ảnh hưởng của chúng là “một dấu hiệu của sự bất công được ghi nhớ bởi nhân loại”, một giáo sư vật lý địa cầu hàng đầu từng nói. Vậy “sự bất công” đó theo ý của vị giáo sư này đến từ đâu và mang ý nghĩa gì?
Trong một cuộc phỏng vấn được công bố tại Melbourne Anglican, giáo sư Bob White của đại học Cambridge nói việc sử dụng thuật ngữ “tội ác tự nhiên” để mô tả các thảm họa như động đất, sóng thần, núi lửa phun trào là một điều vô ích, bởi vì “mặc dù chúng có thể gây ra một sự tàn phá khủng khiếp và mất mát nhưng chúng cũng cần thiết cho cuộc sống”.
“Lũ lụt mang đất giàu dinh dưỡng xuống đồng bằng bị ngập lũ nơi chúng ta trồng hoa màu. Động đất khiến núi phát triển và sau đó núi bị xói mòn và mang những loại đất tương tự xuống sông. Núi lửa là nguồn dinh dưỡng chính từ sâu trong trái đất, mang chúng lên bề mặt trái đất. Chúng là những phần tạo nên trái đất này – một nơi màu mỡ cho loài người sinh sống. Nếu không nhờ chúng, chúng ta sẽ không có ở đây” – ông giải thích.
Ông nói thêm rằng trái đất dự đoán là hơn 4,5 tỷ năm tuổi, động đất và lũ lụt đã có lâu trước khi con người đầu tiên chống lại Chúa. Vì thế, chúng không thể xảy đến vì sự suy đồi của nhiều tín hữu Cơ Đốc. Nhưng hậu quả tai hại của chúng trở nên tồi tệ hơn vì sự bất công cùng với sự suy đồi nhân tính.
“Nhiều lần bạn có thể thấy một số quá trình tự nhiên, giống như núi lửa phun trào hay bão lụt, trở thành thảm họa bởi hành động của con người.”
Trận động đất năm 2010 ở Haiti rất thảm khốc, phần lớn là do cơ cở hạ tầng thiếu thốn và sự nghèo khổ – một trận động đất tại California năm 1989 với cùng độ richter nhưng chỉ có 57 người thiệt mạng so với con số 230,000 người tại Haiti.
“Vì thế bạn phải nói “lỗi của ai khiến họ chết?’ Đó không phải là lỗi của cá nhân họ, nhưng chính là yếu tố nhân loại khiến họ sống trong hoàn cảnh như vậy. Và nhiều lần, những người chết vì thiên tai là người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn hoặc ốm yếu” – ông phân tích.
“Đó có vẻ như thực sự là bất công phải không? Và bạn có thể thấy khuôn mẫu đó lăp lại hết thảm họa này tới thảm họa khác: có một bộ phận loài người đang làm việc ở một mức độ nào đó để biến những quy trình vốn dĩ là tốt đẹp đó trở thành thảm họa”.
Giáo sư Bob White đồng thời cũng là giám đốc của viện Khoa học và Tôn giáo Faraday tại đại học Cambridge. Nó được lập nên nhằm mục đích kết nối các nhà khoa học với quan điểm rằng “thật hợp lý để giữ đức tin tôn giáo và nó giúp giải thích thế giới tốt hơn nhiều so với chỉ bằng khoa học”. Họ cố gắng có thể thu hẹp khoảng cách giữa đức tin và khoa học trong hội thánh.
“Mặc dù khoa học và đức tin Cơ Đốc chưa bao giờ gây ra sự xung đột học thuật nào với tôi, nhưng rõ ràng rằng trong văn hóa của chúng ta, thường có một giải định ngầm rằng chúng trái ngược nhau” – Bob White nói.
“Một số Cơ Đốc nhân không tin vào khoa học và cho rằng Kinh Thánh được giải thích là lẽ thật duy nhất theo nghĩa đen. Hàm ý này có nghĩa là khoa học chắc phải sai”.
Cuộc tranh luận xung quanh thuyết tiến hóa là một ví dụ rõ ràng về điều này, nhưng ông tin rằng có thể chấp nhận cả quá trình tiến hóa và sự hiện hữu của Thiên Chúa. “Câu chuyện tiến hóa là một trong những sự mô tả mạnh mẽ nhất về sự liên hệ giữa sự sống hữu cơ, vì thế tôi không có lý do gì để nghi ngờ. Nhưng vấn đề là điều gì thay đổi chúng ta từ động vật trở thành loài người theo hình ảnh của Chúa”
“Tôi nghĩ vấn đề của việc trở nên theo hình ảnh của Đức Chúa Trời là chìa khóa quan trọng, bởi vì đó là điều Kinh Thánh nói là sự khác biệt giữa chúng ta và động vật, không gì khác được tạo nên theo hình ảnh của Đức Chúa Trời.”
Chuyển sự chú ý của ông về thuyết vô thần nới, Bob White cho rằng nó thực sự giúp ích cho cuộc tranh luận giữa khoa học và tôn giáo bằng cách mang nó đến sự chú ý của dư luận. “Thật thú vị phải không, những người vô thần mới như Richard Dawkins dữ dội phản đối những điều mà họ nói rằng họ không tin. Tại sao họ quá lo lắng về tôn giáo nếu họ nghĩ đó là vô nghĩa? Cho đến giờ họ vẫn không ngừng lo lắng. Tôi nghĩ sau cùng họ cũng phải nghi ngờ nó có điều gì đó”.
Carey Lodge
Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi về tintuc@hoithanh.com