Home Quốc Tế Dân Di Cư Châu Phi Mạo Hiểm Tính Mạng Chạy Trốn Khỏi Bắt Bớ Và Chiến Tranh

Dân Di Cư Châu Phi Mạo Hiểm Tính Mạng Chạy Trốn Khỏi Bắt Bớ Và Chiến Tranh

by Ban Biên Tập
30 đọc

Đi sâu qua lớp bề mặt của một thảm kịch thương tâm, đối với nhiều nạn nhân, câu chuyện của họ không chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn nơi trời Âu. Phần lớn họ đang chạy trốn khỏi những bắt bớ hoặc các cuộc chiến tại quê nhà, họ quyết định trao cả mạng sống của mình cho những lời hứa hẹn về một cuộc đổ bộ an toàn trên bờ biển Châu Âu.

Một chiếc thuyền gần đây nhất đã gặp thảm họa khi đang mang theo khoảng 500 tị nạn vào ngày 3/10, trong đó đã có đến 181 người không bao giờ quay lại. Đây là một trong số danh sách dài các vụ tai nạn mà những người tị nạn dễ bị tổn thương tin tưởng và trao cả mạng sống mình vào các con thuyền không đủ chất lượng, được xem như “không đáng ra biển”. 


Công tác cứu hộ sau thảm họa.

Mussie Zerai – chủ tịch của tổ chức Habeshia Agency hiện đang làm việc với những người tị nạn này, cho biết rằng phần lớn những người có liên quan đến vụ tai nạn tuần trước là những người tin Chúa.

“Tôi nhìn vào danh sách những người sống sót và trong đó có đến 90% là các Cơ đốc nhân. Họ đến từ Eritrea và Ethiopia. Tình hình chính trị tại Eritrea hiện tại đang rất tồi tệ vì sự nắm quyền của một nhà độc tài. Họ phải sống dưới sự kiểm soát mà không có bất kỳ một sự tự do hay dân chủ nào. Nhiều Cơ đốc nhân bị bắt bớ, làm khó dễ bởi vì niềm tin của họ. Nó không dễ dàng chút nào để họ có thể sống ở Eritrea trong thời gian này.”

Một người Ethiopia còn sống sót sau một vụ tai nạn tương tự đã làm xáo động các tờ báo ở Châu Âu vào năm ngoái khi được 5 tổ chức nhân quyền viết một bức thư đến cục trưởng cục di trú và tị nạn của Hà Lan để xin cho ông này được phép ở lại Hà Lan.

Abu Kurke Kebato, trong những năm 20 tuổi, đã từng là một trong 9 người sống sót trong một vụ tai nạn cùng với 72 người khác trong nỗ lực di cư của mình. Chiếc thuyền xuất phát từ Libya và sau đó trôi dạt trên biển trong 2 tuần trước khi trở về được bờ biển Libya.

Kurke Kebato trả lời phỏng vấn đài BBC rằng sau đó anh bị bắt giữ bởi chính quyền Libya trong khi đang “trên đường đến nhà thờ” sau khi sống sót trở về.

“Sau khi buộc phải trở về Libya vào năm 2010, ông Kurke Kebato sau đó bị bắt giam trong 8 tháng. Ông cáo buộc rằng trong khoảng thời gian đó ông đã phải chịu các hình phạt tra tấn dã man, đối xử tồi tệ.” – theo lời của 5 tổ chức nhân quyền.

Sau đó ông cố gắng quay trở lại Châu Âu lần thứ 2 cùng với vợ mình, và lần này họ đã thành công. Tuy nhiên, cặp vợ chồng chỉ hoàn toàn an toàn khi được các tổ chức nhân quyền can thiệp sau khi có nguy cơ bị trục suất. Ông hiện tại đang sống ở Châu Âu và cho biết rằng ông đang “sống hạnh phúc trong sự dân chủ”.

Adrian Edwards – quan chức cấp cao của một cơ quan thuộc Liên hợp quốc chuyên lo các vấn đề về người tị nạn đồng ý rằng nhiều người tị nạn có quá ít sự lựa chọn, họ buộc phải rời khỏi đất nước họ khi phải đối mặt với vấn đề liên quan đến mạng sống của mình.

“Bạn phải nghĩ về các thảm họa vẫn còn nằm phía sau những điều này, điều mà những người này đều đa số có điểm giống nhau đó là họ đều muốn chạy trốn khỏi các cuộc chiến, chạy trốn khỏi sự bắt bớ, chạy trốn khỏi sự từ chối quyền làm người từ chính đất nước của họ. Cho nên tôi cho rằng đây là một thảm họa kinh hoàng với nhiều điều sâu xa cần nói đến.” – ông trả lời phỏng vấn BBC.

Chiếc tàu đi xuất phát từ Libya, nhưng nhiều hành khách của nó thực tế đã di chuyển trên một quãng đường dài trong hành trình của họ để hướng đến Châu Âu. Theo như Liên hợp quốc, nhiều người trên chiếc tàu bị gặp nạn ở gần đảo Lampedusa ngoài bờ biển nước Ý này đến từ Eritrea và Somalia, cách bờ biển Libya khoảng 2000 dặm.

Con số người tị nạn chết trong nỗ lực tìm đến biên giới các nước ở Châu Âu trong 25 năm gần đây đã lên đến gần 20.000 người.

Các báo cáo từ Liên hợp quốc cho biết rằng khoảng 3.000 người chạy trốn khỏi Eritrea mỗi tháng, trong khi đó các tổ chức nhân quyền thì nói rằng đất nước này đang dần trở thành một nhà giam khổng lồ với con số ước tính có khoảng 10.000 tù nhân chính trị.

Trong khi đó, Somalia đã trải qua hai thập kỷ chịu tàn phá của chiến tranh và phần lớn các địa phận của Somalia đang nằm dưới sự kiểm soát của tổ chức quân sự Hồi giáo al-Shabab.

Cho đến giờ, đã có đến 30.000 người di cư đến Italy bằng đường biển chỉ trong năm nay. Trong đó có cả 7.500 người từ Eritrea, 7.500 người từ Syria và 3.000 người từ Somalia, theo như báo cáo của tổ chức Liên hợp quốc.

Fr.Zerai cho biết rằng các cộng đồng quốc tế cần phải hành động nhiều hơn nữa. Việc chỉ sắp xếp chỗ di trú cho họ là không đủ.

Ông cho biết “Tất cả các phương tiện truyền thông, các tổ chức quốc tế và các tổ chức cộng đồng cần phải gia tăng tác động để cộng động quốc tế thực hiện một điều gì đó để thay đổi tình hình.”
Trả lời Wold Watch Monitor, ông cho biết “Ở Eritrea, thậm chí ở Ethiopia, chúng ta cần nhiều sự tự do hơn, và cũng như sự dân chủ, hòa bình nữa. Đó chính là giải pháp. Chúng ta có thể cho họ chỗ di trú nhưng đó không phải là giải pháp.”

Tháng 5 vừa qua, World Watch Monitor báo cáo rằng các bắt bớ tôn giáo ở Eritrea đang ở “mức độ cao nhất chưa từng có và còn đang diễn biến tồi tệ thêm”. (theo Tổ chức Open Doors International)

Số lượng Cơ đốc nhân bị giam giữ ở Eritrea vì niềm tin của họ được biết có khoảng 1.200 người, tuy nhiên một vài ước tính công bố có đến 3.000 người chịu giam giữ.

Eritrea được xếp hạng 10 trên danh sách World Watch List – danh sách 50 quốc gia mà tại đó các Cơ đốc nhân phải sống dưới nhiều áp lực nhất thế giới.

“Khi các Cơ đốc nhân (ở Eritrea) được phát hiện, họ bị bắt giam và giữ trong các tàu container ở các trại lính. Ít nhất 105 Cơ đốc nhân bị bắt năm 2012 và 31 người được báo cáo rằng đã chết trong nhà tù.” – Báo cáo của World Watch List.

Piranha (theo Christiantoday)
Bài vở cộng tác và góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like