Từ vinh hiển trong tiếng Do Thái có nguồn gốc từ từ kaved, có nghĩa là “nặng ký.” Đôi khi từ này được dùng để mô tả những người giàu có hoặc quyền thế, những người xứng đáng được tôn vinh và công nhận.
Khi từ này được dùng để mô tả Đức Chúa Trời, thì sức nặng này còn lớn hơn nữa – sức nặng của vạn vật. Đức Chúa Trời Toàn Năng lớn lao hơn, quyền lực hơn, đáng được tôn vinh hơn bất kỳ ai. Khi so sánh với sức nặng của vinh hiển Ngài, mọi thứ khác chỉ như hạt bụi bay trong gió. Sự vinh hiển của Đức Chúa Trời thực sự là tổng thể tất cả những thuộc tính của Ngài – mọi điều về Ngài và tất cả những gì Ngài làm đều phản ánh sự vinh hiển của Ngài và góp phần tôn cao thánh danh Ngài. Thánh danh vinh hiển của Đức Chúa Trời phần lớn dựa trên những gì Ngài đã làm.
Đám mây mà trong đó Đức Chúa Trời mặc khải chính Ngài trong Xuất Ê-díp-tô Ký, trong Đền-thờ và trên Núi Hóa Hình (Xuất 16:10; Ê-xê-chi-ên 10:4; Ma-thi-ơ 17:5) là những biểu hiện hữu hình về thực tại đời đời của vinh hiển Ngài. Mặc dù đám mây vinh quang không thể chứa đựng toàn bộ sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, nhưng với lòng thương xót, Đức Chúa Trời đã bày tỏ sự vinh hiển của Ngài theo cách thấy được để con người biết rằng sự hiện diện của Ngài ở với họ. Ngài tỏ ra một chút sự vĩ đại của Ngài để dân chúng kính sợ và thờ phượng Ngài.
Thế giới được dựng nên cũng tỏ ra vinh hiển Chúa. Tác giả Thi-thiên kêu lên, “Các từng trời rao truyền sự vinh hiển của Đức Chúa Trời” (Thi-thiên 19:1). Mọi thứ chúng ta thấy trong sự sáng tạo đều nặng trĩu bởi sức nặng của ngón tay Ngài, bao gồm cả đỉnh cao của sự sáng tạo: con người. Chúng ta được tạo ra để phản chiếu vinh hiển của Chúa cho Ngài và cho người xung quanh. Sách Giáo-lý Lược-khảo Westminster diễn giải thế này: “Mục đích cuối cùng của con người là gì? Mục đích cuối cùng của con người là làm vinh hiển Đức Chúa Trời, và vui thoả bên Ngài mãi mãi.” Toàn bộ mục đích của chúng ta có thể được tóm tắt trong cụm từ “làm vinh hiển Đức Chúa Trời.”
Làm thế nào chúng ta có thể làm vinh hiển Chúa? Vâng, chắc chắn chúng ta không thể tăng thêm sức nặng của Ngài, vì sự vinh hiển của Chúa vốn là vô hạn, nhưng chúng ta có thể phản chiếu sự vinh hiển của Ngài. Khi Môi-se xuống núi và ra khỏi sự hiện diện của Đức Chúa Trời, khuôn mặt ông trở nên sáng rực vì đã được ở cùng Đức Chúa Trời (Xuất
Chúng ta ai nấy đều để mặt trần mà nhìn xem vinh hiển Chúa như trong gương, thì hóa nên cũng một ảnh tượng Ngài, từ vinh hiển qua vinh hiển, như bởi Chúa, là Thánh Linh.2 Cô-rinh-tô 3:18 |
34:30). Chúng ta có thể so sánh điều này với cách mặt trăng phản chiếu ánh sáng của mặt trời. Khi chúng ta dành thời gian cho Chúa, lấy làm vui thích về bản tính của Ngài và những việc Ngài làm, chúng ta sẽ ngày càng phản ánh bản tính của Ngài trong đời sống mình và bắt chước những việc làm của Ngài một cách tự nhiên chỉ đơn giản bằng việc ở gần Ngài. Tin cậy Chúa, thờ phượng Ngài và nói cho người khác biết về Ngài là những cách chúng ta có thể mang vinh hiển cho Chúa. Và trong khi làm những điều đó, chúng ta có thể mong chờ ngày mình sẽ được ở với Ngài trong sự vinh hiển. Những nỗ lực yếu ớt của chúng ta để mang vinh hiển cho Chúa trên đất này một ngày nào đó sẽ được trọn vẹn khi chúng ta chia sẻ sức nặng của vinh hiển Ngài trên thiên đàng.
Tác giả: Nancy Taylor & Philip Ryken
Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com