Home Quốc Tế ‘Hạt Giống’ Từ Những Khu Vườn Của Người Dân Ấn Độ

‘Hạt Giống’ Từ Những Khu Vườn Của Người Dân Ấn Độ

by Ban Biên Tập
30 đọc

Dưới đây là bài viết giới thiệu về kết quả của một dự án hoạt động từ quỹ SBWHF với tên gọi lớp học làm vườn FAITH (Food Always In The Home) tại ẤN ĐỘ:

Người mẹ trẻ chạy vội tới gặp Saachi Sarkar trên con đường từ rừng về làng. Cô cười rạng rỡ rồi hai người ôm choàng lấy nhau.“Chúng đang lớn lên”, người mẹ nói và kéo Sarkar ra vườn rau. “Thấy chứ? Chúng tôi đã làm mọi thứ như bà đã dạy và giờ đã có đủ thực phẩm nuôi sống chúng tôi và để lại một phần để bán nữa.”

Hai người đi giữa những hàng cà chua và đậu đang lớn lên mỗi ngày, rồi dừng lại bứt 1 chiếc lá úa. Mới chỉ vài tháng từ khi Sarkar dạy lớp học làm vườn FAITH (Food Always In The Home) được tài trợ bởi SBWHF và lớp học đã đâm rễ trong cộng đồng người nghèo khó này ở Ấn Độ. Mục tiêu của chương trình là mang đến sự thay đổi bằng cách dạy dân làng tự trồng lương thực và còn cả bán phần dư kiếm tiền.

1

Saachi Sarkar đi trên con đường rừng vào 1 ngôi làng ở Ấn Độ cho một buổi hướng dẫn trồng trọt FAITH được SBWHF tài trợ.

Bà bắt đầu lớp này 5 tháng trước và giờ bà đã thấy sự thay đổi về sức khỏe và tình hình kinh tế của dân làng.

Khi Sarkar đang hỏi về việc bón phân hữu cơ, bà nựng đứa con nhỏ của người mẹ trẻ và nhận ra sức khỏe của bé đã cải thiện đáng kể so với lần trước bà đến thăm bé. Những vết lở loét trên đầu biến mất, tóc bé đang mất dần màu cam- màu của suy sinh dưỡng, nhìn bé có sức sống hơn.

Điều này là dấu hiệu cho thấy dân làng đã nắm bắt được những bài học dinh dưỡng và trồng những loại rau quả tốt cho sức khỏe. UNICEFF ước tính ở Ấn Độ có hơn 147 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng. Sarkar ước lượng tất cả trẻ em, người lớn xung quanh bà cũng bị như  vậy và hầu hết các bà mẹ đều bị thiếu máu do thiếu sắt.

Sarkar hỏi họ có ăn rau xanh không. Một người phụ nữ  trong đám đông đáp “ Có, chúng tôi làm chính xác theo lời bà nói. Thậm chí, chúng tôi còn gặp nhau để cầu nguyện”. Cô liếc nhìn lùm cây cách đó khoảng 400 feet nơi có những nhóm khủng bố đang sống và lang thang, rồi cô nói tiếp “từ khi chúng tôi bắt đầu cầu nguyện mỗi ngày, làng tôi bình yên hơn nhiều.” Sarkar gật đầu đồng tình.

Khu vực này nổi tiếng vì những hoạt động khủng bố. Mặc dù bà không thấy những người đàn ông mang súng và bom nhưng bà biết họ đang theo dõi bà. Không nhiều người dám mạo hiểm đi sâu vào khu rừng này. Các nhóm khủng bố để cho bà vào bởi vì bà có những điều hữu ích để dạy về trồng trọt và dinh dưỡng.

Sarkar giải thích “Nạn đói là hệ quả của sự nghèo khổ và nghèo khổ là nguyên nhân chính của khủng bố ở vùng này. Nếu họ gia nhập nhóm khủng bố thì dạ dày sẽ được đầy. Với chương trình này, chúng tôi có thể thay đổi được số phận của nhiều cộng đồng- về thể chất, tinh thần, kinh tế. Vườn FAITH là công cụ tuyệt vời Chúa ban để chúng tôi có thể xâm nhập vào những khu vực không thể tiếp cận được như khu rừng này.”

2Trong một góc rừng, các gia đình sống trong cảnh nghèo đói. SBWHF giúp đỡ những gia đình như thế này ở Ấn Độ học biết về dinh dưỡng và trồng trọt thực phẩm cho chính họ với mục tiêu là phá tan vòng tuần hoàn nghèo đói.

Bà cũng nói thêm kết quả của việc chia sẻ về tình yêu của Chúa thông qua việc quan tâm đến những nhu cầu vật chất đã tạo ra hơn 50 nhóm cầu nguyện.
Sarkar và đội của bà dự tính trong năm nay họ sẽ tiếp cận được 29000 người lớn và trẻ nhỏ thông qua 14 lớp vườn FAITH. Quỹ vì nạn đói Baptist Nam phương giúp đỡ cho mỗi buổi dạy 443 USD và hạt giống để bắt đầu công việc trồng trọt. Chỉ với 21 cent mỗi người và một người Ấn Độ dạy cho người khác biết nuôi trồng thực phẩm dinh dưỡng và hoa màu, nạn đói và suy dinh dưỡng được giải quyết tận gốc.

Mục tiêu của Sarkar là làm cho suy dinh dưỡng chìm vào quá khứ và mỗi gia đình kiếm đủ tiền cho con đi học- chấm dứt vòng luẩn quẩn nghèo khổ, khủng bố ở khu rừng này.

3
Một người phụ nữ Ấn Độ hái cà chua trên cánh đồng được chăm nuôi bằng kĩ thuật của vườn FAITH. Kết hợp phương pháp canh tác truyền thống và những kĩ thuật của FAITH, người dân ở đây đã tạo ra sự khách biệt lớn trên những cánh đồng.

Văn Vân Anh (theo Bpnews.net)

Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like