Home Lời Chứng Trận Chiến Giành Tự Do Của Nước Mỹ Bắt Đầu Trong Sự Cầu Nguyện, Bởi Những Con Người Không Tin Rằng Họ Có Thể Cầu Nguyện Cùng Nhau

Trận Chiến Giành Tự Do Của Nước Mỹ Bắt Đầu Trong Sự Cầu Nguyện, Bởi Những Con Người Không Tin Rằng Họ Có Thể Cầu Nguyện Cùng Nhau

by Cbn.com
30 đọc

Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ vinh danh những người bảo vệ đất nước này và thậm chí là đã hy sinh vì đất nước. Nhưng ngay cả trước khi nước Mỹ trở thành một quốc gia, thì những người lính ở các khu thuộc địa Mỹ đã đoàn kết lại để chống lại các lãnh chúa người Anh của họ. Tuy nhiên, họ đã được dẫn dắt bởi những con người mà công việc ban đầu của họ không phải là chiến sự mà là cầu nguyện.

Cảm nhận được sự áp bức của người Anh, tất cả những người đại diện từ các thuộc địa này đã gặp nhau tại Hội-trường Carpenter ở Philadelphia vào năm 1774.

Khi những người ở thuộc địa bắt đầu lo lắng về tất cả các vấn đề xảy ra liên quan tới cuộc tấn công của người Anh đối với quyền tự do của họ, họ đã đến Philadelphia,” Tiến-sĩ Peter Lillback, nhà sử học Philadelphia của Diễn-đàn Providence cho biết.

Tại sao lại không gặp nhau tại Puny của thành phố New York

Anh ấy giải thích, “Đây là thành phố lớn. Nó lớn hơn nhiều so với thị trấn nông trại nhỏ của New York. Đây là nơi mà tất cả những chuyện này đã xảy ra. Thêm vào đó, Philadelphia cũng nằm ở trung tâm. Vì vậy, đó là một thành phố lớn nằm ở khu vục trung tâm.

Đứng trước Hội-trường Carpenter, anh ấy nói với CBN News, “Bạn có thể nói rằng cuộc họp mặt đầu tiên mà đã khai sinh ra đất nước của chúng ta như ngày hôm nay đã diễn ra trong tòa nhà này.”

Nhưng không ai biết làm thế nào để bắt đầu một Quốc-hội Lục-địa. Samuel Adams, một người yêu nước đã khởi xướng với một đề xuất gây tranh cãi và đã khuấy động cuộc tranh luận ngay lập tức.

‘Hãy cầu nguyện’ – ‘Chúng ta không thể cầu nguyện!’

Lillback nói Adams đã đề nghị thế này, “Hãy bắt đầu bằng một lời cầu nguyện đi.” Điều đó thật tuyệt vời phải không nào? Nước Mỹ đã mở ra bằng một lời đề xuất cầu nguyện, và điều đó đã bắt đầu một cuộc tranh luận về sự cầu nguyện. “Chúng ta không thể cầu nguyện được!”

Tại sao? Lillback chỉ ra rằng những người đại diện này là người Công-giáo hoặc Tin Lành từ nhiều hệ phái khác nhau.

Họ không bao giờ cầu nguyện cùng nhau,” anh giải thích. “Tất cả đều nghĩ rằng họ đến từ các tôn giáo khác nhau. Họ nghĩ ‘Chúng tôi theo Kinh Thánh hoặc chúng tôi là sự thật, còn mấy người khác thì không!’

Người của anh ta đã chặt đầu lãnh đạo của họ

Adams là một người theo Công Lý hội – về cơ bản là một người Thanh giáo giống như những người dưới quyền của Oliver Cromwell đã chiến đấu trong một cuộc nội chiến tàn khốc chống lại Anh giáo của Anh vào những năm 1600. 

Và những người Thanh giáo này đã chặt đầu của người đứng đầu Giáo-hội Anh giáo. Ông ấy được gọi là Vua Charles Đệ-nhất“, Lillback nói.

‘Tôi có thể cầu nguyện với bất kỳ người nào yêu mến Đức Chúa Trời của mình’

Nhưng Adams đã đưa ra một tuyên bố mang tính cách mạng.

Lillback nhớ lại câu nói của Adams: ”’Tôi có thể cầu nguyện với bất kỳ người nào yêu mến Đức Chúa Trời và yêu đất nước mình.’  Anh ấy là như vậy đấy, một người theo Công Lý hội. Và anh ta nói, ‘Tôi nghe nói có một người như vậy ở nhà thờ đằng kia’ – nhà thờ Anh giáo.”

Rồi Adams đã đề nghị vị linh mục của nhà thờ đó, là Jacob Duche, mở đầu Quốc-hội Lục-địa lần đầu tiên trong sự cầu nguyện.

Adams đã đặt nền móng cho một quốc gia là nơi mà những người tin Chúa thuộc mọi giáo phái có thể đến với nhau

Lillback tranh luận, “Đó là thời điểm mà Samuel Adams đã tạo ra tinh thần thống nhất tôn giáo của người Mỹ, mà tại quảng trường này, chúng ta có thể đi qua ranh giới giáo phái của chúng ta. Theo nghĩa đen, nếu bạn muốn, bạn có thể nói rằng anh ấy đã vượt qua mọi ranh giới.”  

Duche bước lên, với bộ lễ phục linh mục sang trọng.

Lillback giải thích điều đó đã khiến đại diện của Massachusetts là John Adams phải lấy bút mực ra để ghi chép lại: “Khi anh ấy viết thư cho Abigail yêu quý của mình, anh đã viết thế này: ‘Ông ấy bước lên với phong thái của một giáo hoàng’, điều đó có nghĩa là anh ấy thực sự đã loại bỏ được những thứ mà người Thanh giáo ghét ở người Anh giáo.

Kinh ngạc về những gì mà Lời Chúa đã phán với những người đại diện này

Duche cầm theo quyển Sách Cầu Nguyện Chung của Anh giáo, thứ mà người Thanh giáo ghê tởm. Nhưng rồi Duche đã bắt đầu phân đoạn mà từ lâu đã được định cho ngày hôm đó trong cuốn sách cầu nguyện.Với một cuộc chiến có thể nổ ra bất cứ lúc nào, Quốc-hội cảm thấy đó là một thời điểm hoàn toàn mang tính tiên tri vì phân đoạn mà vị linh mục đọc là từ Thi-thiên 35, nói về việc bị phản bội bởi một người mà mình hết mực trung thành.

Đó là những gì mà họ đã cảm thấy lúc đó” Lillback giải thích. “Rằng ‘chúng ta đã trung thành với đất nước mẹ và họ đang quay lưng lại với chúng ta và làm hại chúng ta.’

Thi-thiên 35 bắt đầu thế này, “Xin chiến đấu với kẻ chiến đấu chống lại con.

Lillback cho biết Adams đã viết, “Như những gì mà các bạn sẽ nghĩ, trong sự quan phòng của Đức Chúa Trời những lời này đã được đưa vào Sách Cầu Nguyện Chung chỉ để dành cho ngày này của chúng ta.

‘Đó là một điều đẹp đẽ’

Duche sau đó đã cầu xin Chúa giải phóng nước Mỹ khỏi đòn roi của những kẻ áp bức và ông kết thúc lời cầu nguyện của mình trong danh Chúa Giê-xu Christ.

Lời cầu nguyện kết thúc trong danh Chúa Giê-xu Christ,” Lillback chia sẻ. “Và tôi nghĩ rằng đó là một điều thật đẹp đẽ khi nhận ra rằng những người thuộc địa Mỹ đã tìm ra cách để xích lại gần nhau. Họ đã làm điều đó nhân danh Phúc Âm của Đấng Christ, vượt qua ranh giới của giáo phái.

Ông kết luận, “Thật là một khoảnh khắc đáng nhớ khi nơi câu chuyện của người Mỹ bắt đầu – là trong sự cầu nguyện – khi các phe đối lập cùng hiệp lại với nhau vì một điều tốt đẹp hơn trong danh Chúa Giê-xu Christ.”

Dịch: Eunice Tu

Nguồn: cbn.com

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like