Home Dưỡng Linh Kính Sợ Chúa – Phần 8: Cảnh Báo Về Ngày Sau Rốt

Kính Sợ Chúa – Phần 8: Cảnh Báo Về Ngày Sau Rốt

by AdrianChua
30 đọc

2Ti-mô-thê 3: 1-5 “Hãy biết rằng trong ngày sau rốt, sẽ có những thời kỳ khó khăn. Vì người ta đều tư kỷ, tham tiền, khoe khoang, xấc xược, hay nói xấu, nghịch cha mẹ, bội bạc, không tin kính, vô tình, khó hòa thuận, hay phao vu, không tiết độ, dữ tợn, thù người lành, lường thầy phản bạn, hay nóng giận, lên mình kiêu ngạo, ưa thích sự vui chơi hơn là yêu mến Đức Chúa Trời, bề ngoài giữ điều nhân đức, nhưng chối bỏ quyền phép của nhân đức đó. Những kẻ thể ấy, con hãy lánh xa đi.”

Trong những lá thư gửi cho Ti-mô-thê, Phao-lô cảnh báo rằng trong những ngày cuối cùng chúng ta sẽ sống trong thời kỳ khó khăn và nguy hiểm. Bản thân Phao-lô đã sống trong thời kỳ rất khó khăn, bị đe dọa đến cả tính mạng và đã trải qua nhiều thử thách và đau khổ cùng cực vì lợi ích của Tin Lành.

Đây là danh sách những khó khăn mà Phao-lô đã phải chịu đựng và còn nhiều hơn thế nữa qua Cô-rinh-tô 11: 23-33:

“Họ là kẻ hầu việc của Đấng Christ phải chăng? Ừ, tôi nói như kẻ dại dột, tôi lại là kẻ hầu việc hơn! Tôi đã chịu khó nhọc nhiều hơn, tù rạc nhiều hơn, đòn vọt quá chừng. Đòi phen tôi gần phải bị chết; năm lần bị người Giu-đa đánh roi, mỗi lần thiếu một roi đầy bốn chục; ba lần bị đánh đòn; một lần bị ném đá; ba lần bị chìm tàu. Tôi đã ở trong biển sâu một ngày một đêm. Lại nhiều lần tôi đi đường, nguy trên sông bến, nguy với trộm cướp, nguy với giữa dân mình, nguy với dân ngoại, nguy trong các thành, nguy trong các đồng vắng, nguy trên biển, nguy với anh em giả dối; chịu khó chịu nhọc, lắm lúc thức đêm, chịu đói khát, thường khi phải nhịn ăn, chịu lạnh và lõa lồ. Còn chưa kể mọi sự khác, là mỗi ngày tôi phải lo lắng về hết thảy các hội thánh. Nào có ai yếu đuối mà tôi chẳng yếu đuối ư? Nào có ai vấp ngã mà tôi chẳng như nung như đốt ư?

Ví phải khoe mình, thì tôi sẽ khoe mình về sự yếu đuối tôi. Đức Chúa Trời là Cha Đức Chúa Jêsus, là Đấng đáng ngợi khen đời đời vô cùng, biết rằng tôi không nói dối đâu. Ở thành Đa-mách, quan tổng đốc của vua A-rê-ta giữ thành của người Đa-mách để bắt tôi. Có người từ cửa sổ dòng tôi xuống, bằng một cái giỏ, dọc theo lưng thành, ấy vậy là tôi thoát khỏi tay họ.”

  • Hầu việc vất vả nhiều hơn.
  • Bị đòn vọt nhiều hơn.
  • Bị bắt vào tù thường xuyên hơn.
  • Bị biết bao lần suýt chết.
  • 5 lần bị người Giu-đa đánh roi, mõi lần thiếu một roi đầy bốn chục.
  • 3 lần bị đánh đòn.
  • 1 lần bị ném đá.
  • 3 lần bị chìm tàu.
  • 1 ngày 1 đêm lênh đênh trên biển cả.
  • Trên những hành trình dài thường xuyên gặp nguy hiểm trên sông rạch,với những tên cướp, với người Do Thái, với người ngoại bang, trong thành phố, ngoài hoang dã, trên sa mạc, trên biển, với anh chị em giả dối.
  • Lao động vất vả và làm việc khó nhọc, thường khi thiếu ngủ.
  • Chịu đói, chịu khát, nhiều lúc thiếu ăn và chụi rét và thiếu mặc.

Hơn nữa, Phao-lô cũng đã:

  • Bị một cái dằm vào thân xác từ quỉ Sa-tan (2 Cô.12: 7).
  • Bị bỏ rơi bởi tất cả bạn bè khi bị cầm tù (2 Tim.1: 15).
  • Tuyệt vọng đến nỗi không muốn sống nữa (2 Cô.1: 8).
  • Không có ai có cùng một tâm tình, một người thật lòng lo về việc của hội thánh Phi-líp (2: 20).

Mười ba trong số các thư tín trong sách Tân Ước được viết bởi Phao-lô và trong số mười ba thư tín đó, bốn trong số đó đã được Phao-lô viết khi bị cầm tù (sách Ê-phê-sô, Phi-líp, Cô-lô-se và Phi-lê-môn). Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng trong những ngày sau rốt, nhiều thời kỳ khó khăn hơn nữa sẽ tiếp đến. Có phải Phao-lô đang cảnh báo các nhà thờ về sự bắt bớ và thử thách lớn hơn nữa sẽ gặp phải hơn cả những gì Phao-lô đã phải chịu đựng lúc bấy giờ ?

Thật không may, trong những ngày sau rốt  “thời kỳ khó khăn” mà Phao-lô cảnh báo chúng ta không chỉ đề cập đến sự bắt bớ và thử thách lớn hơn, mà còn là do sự thế gian hóa ngày càng tăng trong hội thánh bởi tấm lòng của các tín hữu trở nên tự cho mình là trung tâm thay vì đặt Chúa là trung tâm. Ngày càng có nhiều tín hữu ham muốn phát triển thế giới thoải mái của riêng họ và đặt trên cả vương quốc của Chúa, và điều này sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn để giảng dạy, thuyết giảng và thực hành lời Chúa. Họ sẽ từ chối quyền năng của Đức Thánh Linh hay quyền năng của Chúa trong cuộc sống là điều giúp họ trở nên tin kính. Nói cách khác, họ là những tín đồ không chịu thay đổi. Điều này đang xảy ra xung quanh chúng ta, nhiều hơn bao giờ hết.

2 Ti-mô-thi 3:7  “vẫn học luôn mà không hề thông biết lẽ thật được.”

Ngày nay, chúng ta không thiếu việc giảng dạy thông qua các hội nghị, sách, internet, v.v. Nhưng đáng buồn thay, Giáo hội đang phát triển theo thế gian hơn là sự thánh khiết.

Chỉ có lòng kính sợ Đức Chúa Trời cùng Đức Thánh Linh ở trong mình sẽ tách biệt chúng ta ra khỏi những người này!

Chúng ta phải đoàn kết tấm lòng chúng ta lại để cùng kính sợ Ngài.

Thi thiên 86:11Hỡi Đức Giê-hô-va, xin hãy chỉ dạy cho tôi biết đường lối Ngài, thì tôi sẽ đi theo sự chân thật của Ngài; xin khiến tôi một lòng kính sợ danh Ngài.”

“Sự kính sợ của Chúa là linh hồn tin kính.” – John Murray

Điều đó có nghĩa là lòng kính sợ Đức Chúa Trời là nguyên tắc cơ bản để sống một cuộc sống tin kính. Nếu chúng ta thực sự muốn sống một cuộc sống đẹp lòng và xứng đáng với Ngài thì chúng ta cần củng cố bản thân để bước đi trong sự kính sợ Ngài!

 

Dịch : Hoang Gia

Nguồn : Arian Chua

Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like