Home Quốc Tế Chúa Hành Động: Một Cuộc Cải Cách Trong Cộng Đồng Những Người Châu Mỹ La-Tinh Mang Đến Sự Thay Đổi

Chúa Hành Động: Một Cuộc Cải Cách Trong Cộng Đồng Những Người Châu Mỹ La-Tinh Mang Đến Sự Thay Đổi

by Van Anh
30 đọc

Trong khi cả thế giới đang đánh dấu lễ kỷ niệm 500 năm Ngày Cải Chánh Tin Lành, thì ở Tampa, bang Florida, người ta lại nói đến một phong trào lớn khác  – “Latino Reformation” (Cuộc Cải Cách Của Người Mỹ La-tinh).

Mục sư Samuel Rodriguez, chủ tịch Hội Nghị Quốc Gia Các Nhà Lành Đạo Cơ Đốc tại Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, cùng Tiến sĩ Robert Crosby, giáo sư thần học thực tiễn tại đại học Southeastern, cho rằng chúng ta đang trải qua thế hệ đầu tiên của phong trào Cải Cách Tin Lành tại các nước Châu Mỹ La-tinh trong cuốn sách mới của họ có tựa đề When Faith Catches Fire (Khi Đức Tin Bắt Lửa).

Họ hướng sự chú ý đến khu vực Mỹ La-tinh và sự biến đổi trong vài thập kỷ qua đối với phong trào Tin Lành và phong trào Ngũ Tuần. Nghiên cứu từ Trung Tâm Nghiên Cứu Cơ Đốc Giáo Toàn Cầu tại Viện Thần Học Gordon-Conwell cho thấy số lượng các tín hữu của phong trào Ngũ Tuần và Ân Tứ ở các nước Mỹ La-tinh đã phát triển từ 12,8 triệu vào năm 1970 lên 181,3 triệu trong năm 2010. Họ dự kiến sẽ tăng lên 203 triệu người vào năm 2020.

Cùng lúc đó, một làn sóng dân số Mỹ La-tinh đang thay đổi toàn cảnh bức tranh tôn giáo tại Mỹ. Dân số gốc Mỹ La-tinh tăng 43 phần trăm trong vòng một thập kỷ qua và các nhà phân tích dự đoán rằng đến năm 2050 cứ ba người Mỹ thì sẽ có một người là người Mỹ La-tinh.

Tiến sĩ Crosby và Mục sư Rodriguez cũng khẳng định rằng Đức Giáo Hoàng Francis, vị giáo hoàng người Mỹ La-tinh đầu tiên chính là người đã mở ra kỷ nguyên mang tầm ảnh hưởng của những người gốc châu Mỹ La-tinh trên thế giới.

Một kỷ nguyên mới trong Hội Thánh toàn cầu

Những xu hướng này đã mở ra một kỷ nguyên mới. Tiến sĩ Crosby và Mục sư Rodriguez viết trong cuốn sách của mình, “Chúng ta chưa thấy được sự trọn vẹn của phong trào phát triển Tin Lành châu Mỹ La-tinh ở Hoa Kỳ và các nước khác, nhưng nó đang xảy ra ngay trước mắt chúng ta.”

Crosby và Rodriguez không phải là những người duy nhất nhận ra sự dấy lên của các Cơ Đốc Nhân Mỹ La-tinh. Các học giả như Tiến sĩ Robert E. Cooley, chủ tịch thượng viện của Viện Thần Học Gordon-Conwell, cho biết cộng đồng tín ngưỡng Cơ Đốc đang “bám chặt lấy điều đó. Thật vậy, Đức Chúa Trời Ngài đang làm việc ngày hôm nay và các Hội Thánh Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Mỹ La-tinh đã được châm lửa”, ông nói.

Tương tự như vậy, tạp chí Time đã đặt tiêu đề phong trào “Cải Cách Mỹ La-Tinh” cho cuộc phỏng vấn với mục sư Rodriguez trên trang bìa của tạp chí vào năm 2013 và được mọi người biết đến một cách rộng rãi. Nhà văn Elizabeth Dias đã viết “sự bùng nổ của Tin Lành trong nhóm người La-tinh đang biến đổi các thực tiễn tôn giáo và chính trị  tại Hoa Kỳ.”

Bang Florida một mô hình vi mô của cuộc cải cách Mỹ La-tinh

Điều này rất rõ ràng ở các thành phố như Tampa, Florida, nơi có gần một phần tư dân số là người Mỹ gốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Vào bất kỳ ngày Chủ Nhật nào tại Hội Thánh Crossing ở Tampa, bạn sẽ thấy một sự pha trộn của mọi lứa tuổi, nguồn gốc và chủng tộc.

Mục sư quản nhiệm Hội Thánh này là Greg Dumas, một người Tây Ban Nha mặc dù ông nói không hẳn là như vậy vì ông không nói được tiếng Tây Ban Nha. Tuy nhiên, ông ấy rất ý thức về sự đa dạng trong Hội Thánh của mình. Ông nói với CBN News: “Chúng ta đang nhìn thấy sự bùng nổ dân số Mỹ La-tinh ở đây, hai vị mục sư hướng dẫn ngợi khen thờ phượng chính của chúng tôi là người Mỹ La-tinh, họ thật tuyệt vời và họ mang theo cả điệu nhảy và âm nhạc Salsa của mình. Các mục sư phụ trách sinh viên và chịu trách nhiệm về khu học xá của chúng tôi tại South Shore đều là người Mỹ La-tinh.”

Mục sư Rodriguez nói rằng ông rất hoang mang vì nhiều người Tin Lành không phải gốc Tây Ban Nha đã không bắt kịp những Cơ Đốc Nhân Mỹ La-tinh ở Hoa Kỳ. “Trong vòng những người Tin Lành da trắng và ngay cả trong Hội Thánh của những người Mỹ gốc Phi, có một quan niệm rằng những người Mỹ La-tinh là một nhóm nhập cư đang nổi lên”, ông nói, “Chúng tôi đã nổi lên rồi chứ không phải là mới nổi lên, chúng tôi đang ở đây và chúng tôi đang có những vai trò lãnh đạo khả thi.”

Bản thân mục sư Rodriguez đang giám sát 40.000 Hội Thánh liên kết với Hội Nghị Quốc Gia Các Nhà Lãnh Đạo Cơ Đốc tại Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha và ba năm trước đã hợp nhất với Conela, một tổ chức Mỹ La-tinh phục vụ hơn 485.000 Hội Thánh La-tinh trên khắp thế giới.

Sự dấy lên của các Cơ Đốc Nhân Mỹ La-tinh tại Hoa Kỳ. ‘Không có sự trùng hợp ngẫu nhiên’

Mục sư Rodriguez nói rằng sự gia tăng của các Cơ Đốc Nhân Mỹ La-tinh ở Hoa Kỳ nói riêng “không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên.” Ông tin rằng họ không chỉ có thể chúc phước cho hội thánh ở đây mà còn có thể cứu được các hội thánh trong một nền văn hoá mà các quan điểm của Kinh Thánh luôn bị tấn công một cách công khai. Rodriguez nói: “Thật dễ dàng khi bạn nhắm mục tiêu vào những người Tin Lành da trắng nhưng thật khó khăn khi những người ủng hộ số một các lẽ thật của Kinh Thánh lại là người Mỹ La-tinh”, mục sư Rodriguez nói. Ông thấy những Cơ Đốc Nhân gốc Mỹ La-tinh có thể phục vụ như một “bức tường lửa” chống lại những cuộc tấn công này. “Khi bạn có một người Mỹ La-tinh ủng hộ,” ông nói, “bạn đang chống lại một dân tộc thiểu số.”

Tiến sĩ Crosby nói rằng sự tăng trưởng của những người Mỹ La-tinh ở tại Hoa Kỳ đang ở vào thời điểm mà Hội Thánh không thể phớt lờ. Ông nói: “Theo tôi, các hội thánh không muốn trở thành đa sắc tộc đang giảm dần và sẽ không còn nữa.”

Những giáo phái như Southern Baptists, vốn đã bị sụt giảm về số lượng thành viên trong những năm gần đây, đang chú ý nhiều hơn vào vấn đề này. Các Hội Thánh Tây Ban Nha của họ đã tăng vọt, từ 649 thành viên năm 1990 lên 3,429 vào năm 2015.

Các nhà truyền giáo người Tây Ban Nha đặc biệt tích cực trong các giáo phái Ân Tứ. Trung tâm nghiên cứu Pew cho thấy họ chiếm 1/4 số tín hữu trong các tổ chức như Assemblies of God và Church of God. Thật vậy, nghiên cứu của Barna Group cho thấy 49 phần trăm các tín hữu gốc Tây Ban Nha tin vào những món quà ân tứ như nói tiếng lạ và chữa bệnh.

Chỉ cần xuống đường từ chỗ Hội Thánh Crossing, trung tâm Cơ Đốc River of Life (dòng sông sự sống) cũng thu hút những người Mỹ La-tinh. Mục sư Johnny Honaker nói với CBN News “sự hiện diện và tăng trưởng mạnh mẽ nhất mà chúng tôi đã có được đến từ cộng đồng những người Mỹ La-tinh”.

Khi Mục sư Honaker và vợ ông C.C bắt đầu mở Hội Thánh, khu vực này chủ yếu là vùng nông thôn với người da trắng. Khi những người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đến thì tội thánh bắt đầu tiếp nhận họ. Mục sư C.C. Honaker nói rằng họ không chỉ tìm cách chào đón những người Mỹ La-tinh, mà họ còn tìm cách chia sẻ về hội thánh qua sự lãnh đạo của họ. Bà nói: “Chúng tôi đã cố gắng một cách có chủ tâm về việc đại diện cho cộng đồng của chúng tôi trong những bài diễn thuyết và trong các vấn đề đòi hỏi phải tiếp xúc trực tiếp với con người”

Tiến sĩ Crosby và mục sư Rodriguez nói các Hội Thánh hãy chào đón nhựng người Mỹ La-tinh có khuynh hướng trở thành “salsafied”. Họ không chỉ trở nên nhiệt tình về đức tin của họ, mà còn cố gắng theo đuổi sự cứu rỗi và công lý trong xã hội.

Mục sư Rodriguez nói, “Phần đông các nhà thờ Tin Lành trong 20 năm tới sẽ là những nhà thờ dọc và ngang, cả Billy Graham và Tiến sĩ Martin Luther King đều nói rằng” Người Mỹ La-tinh đang làm việc đó bởi vì chúng ta không làm được như vậy để trở thành một hội thánh lành mạnh có sự kết ước với cả sự công bình và công lý của Kinh Thánh nhân danh Chúa Giê-xu.”

“Bạn mở lòng mình ra với những người Mỹ La-tinh trong cộng đồng bởi vì bạn sẽ mang vào Hội Thánh của mình một dân mà không chỉ muốn sống ngay thẳng trước mặt Đức Chúa Trời mà còn quan tâm đến những người lân cận, và cộng đồng của họ “, Crosby nói.

“Mang tinh thần Mỹ La-tinh vào trong Hội Thánh là cơ hội cho sự hợp tác trong vương quốc, điều này không chỉ làm phong phú thêm mà còn có thể làm phấn hưng Hội Thánh” Mục sư Rodriguez nói.

 

Eunice dịch

Nguồn: CBN News

Bình Luận:

You may also like