Cô-lô-se 3:13 chép rằng: “như Chúa đã tha thứ cho anh em thể nào, thì anh em cũng phải tha thứ thể ấy.” Thực sự vậy sao Chúa? Hãy bắt đầu quá trình chữa lành. Vậy làm như thế nào? Đừng ghi lại danh sách những sai lầm. Hãy cầu nguyện cho kẻ nghịch mình thay vì mưu tính chống lại họ. Ghét những sai lầm nhưng đừng ghét người làm điều sai trái. Đừng để ý đến những gì họ làm với bạn mà hãy quan tâm đến những gì Đức Chúa Trời làm cho bạn. Mặc dù bị xúc phạm đến mức nào, thì Đức Chúa Jesus vẫn chết thay cho họ. Nếu như Ngài nghĩ họ đáng được tha thứ, thì họ được tha thứ.
Liệu tha thứ có dễ dàng hay không? Không. Có nhanh hay không? Rất ít khi. Liệu có đau đớn hay không? Sự tha thứ hay lưỡng lự. Ngày có lúc tốt có lúc xấu. Sự tức giận trộn lẫn với tình yêu. Lòng nhân từ không theo quy luật gì. Chúng ta tiến lên chỉ làm cho mình rẽ nhầm đường. Bước lên rồi lại lùi về. Nhưng ổn thôi. Miễn là bạn cố gắng tha thứ thì bạn đã tha thứ rồi. Đó là khi bạn không cần cố gắng ngăn sự cay đắng kéo dài nữa. Hãy luôn cố gắng và luôn tha thứ.
Quyền năng của Đức Chúa Trời biến đổi chúng ta
Nỗi đau gia đình là nỗi đau sâu thẳm nhất bởi nó là một cực hình và cũng bởi vì nó bao gồm cả những người đáng lẽ ra nên được tin cậy. Bạn quá trẻ để có thể kiện họ vì tội ngược đãi. Bạn không biết có cách nào để bảo vệ bản thân mình. Bên cạnh đó, tội lỗi gây ra nỗi đau trong bạn là quá lớn. Bố, mẹ, chú bác, anh trai,… của bạn đều lớn hơn bạn về cả kích thước và địa vị trong gia đình. Khi họ xét đoán sai bạn, bạn vẫn tin lời của họ.
Trong khoảng thời gian đó, bạn đã và đang phải chạy những dữ liệu lỗi: Mày thật ngu dốt, chậm chạm, lề mề, đần độn,… như bố mày vậy. Và một thập kỉ trôi qua, những lời nói thất bại ấy vẫn âm vang trong tiềm thức của bạn. Nhưng các bạn không phải vậy? Hãy để Đức Chúa Trời biến đổi bạn thành một con người mới bằng cách thay đổi cách suy nghĩ trẻ con ấy thành sự thật trưởng thành hơn. Các bạn không phải là người như họ nói. Các bạn là con cái của Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời làm mọi điều tốt nhất cho chúng ta
Đức Chúa Trời luôn làm việc trên đời sống của mỗi chúng ta liệu chúng ta có biết hay có muốn điều đó hay không. Ca thương 3:33 có chép rằng: “ Vì ấy là chẳng phải bổn-tâm Ngài làm cho con cái loài người cực-khổ và buồn rầu”. Ngài không hề thấy vui trên sự đau khổ của chúng ta đâu nhưng Ngài vui vì sự trưởng thành của chúng ta. Đó là điều mà Phao-lô đã chỉ ra ở Phi-líp 1:6, viết rằng: “Tôi tin chắc rằng Đấng đã khởi làm việc lành trong anh em, sẽ làm trọn hết cho đến ngày Đức Chúa Giê-xu-Christ.”
Đừng coi những hoạn nạn của mình là sự ngắt quãng cuộc đời mà hãy xem như là sự chuẩn bị cho cuộc sống. Không ai nói rằng đường đời sẽ dễ dàng hay đau khổ cả. Nhưng Đức Chúa Trời sẽ dùng những sự hỗn độn đó để tạo ra nhiều thứ tốt đẹp. Đó là sự trải nghiệm bình thường của con trẻ. Thượng Đế đương làm những điều tốt nhất cho chúng ta, huấn luyện chúng ta sống đời sống thánh trong Ngài.
ĐỨC CHÚA TRỜI NHÌN TẤM LÒNG CON NGƯỜI
Ngày 20 tháng 7 năm 2017
I Sa-mu-ên 16:7 có chép rằng: “… Loài người nhìn bề ngoài nhưng Đức Giê-hô-va nhìn thấy trong lòng.” Những từ ngữ đó được viết ra mặc dù không xứng và như những từ bị bỏ đi vậy. Nhưng Đức Chúa Trời vẫn sử dụng tất cả. Môi-se chạy trốn khỏi đoán xét của luật pháp, Giô-na trốn chạy Chúa, Ra-háp mở và quản lý nhà chứa, Sa-ra mất hết hy vọng , Lót đi theo đoàn người xấu,… nhưng Chúa vẫn dùng hết thảy họ. Và còn Đa-vít thì sao? Mắt của con người thấy là một thiếu niên trẻ tuổi cao ráo và trông ngoan ngoãn như cừu. Tuy nhiên Đức Chúa Trời phán rằng: “Ấy là nó, hãy đứng dậy xức dầu cho nó.”( I Sa-mu-ên 16:12)
Thiên Chúa nhìn được nhiều thứ mà không ai có thể nhìn được – Một Đức Chúa Trời tìm kiếm tấm lòng. Đa-vít giống lòng của Đức Chúa Trời bởi ông ở theo lòng Ngài. Cuối cùng, đó là tất cả những gì Chúa muốn. Những người khác thì đo kích thước thắt lưng hay ví tiền của bạn. Nhưng Đức Chúa Trời thì không như vậy, Người xem xét tấm lòng.
Bettina Nguyen
Nguồn: Max Lucado
Ảnh: wallpaperstock.net
Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com