Home Quốc Tế Kent Brantly – Tiếp Tục Hành Trình Chia Sẻ Phúc Âm Hậu Ebola

Kent Brantly – Tiếp Tục Hành Trình Chia Sẻ Phúc Âm Hậu Ebola

by Samaritan's Purse
30 đọc

Kent Brantly không bao giờ nghĩ mình sẽ trở nên nổi tiếng như hiện tại nhưng nhờ ơn Chúa, khoảng thời gian chông gai của anh được nhiều người biết đến, qua đó trở nên công cụ hữu ích cho việc truyền rao Phúc Âm sau này.

Vị bác sĩ 36 tuổi bắt đầu theo học ngành y từ khi lên 14 với ý tưởng giúp đỡ người bệnh ở những nơi xa xôi của thể giới, những nơi có ít sự chăm sóc y tế và ít người muốn đặt chân đến. Anh chỉ nhận ra mình đột nhiên trở nên “nổi tiếng” sau khi Samaritan’s Purse đề nghị anh viết một lá thư gửi đến thế giới nhân dịp xuất viện sau thời gian chữa trị Ebola vào năm 2014.

Trước đó, chàng bác sĩ tận tâm này đã phơi nhiễm với căn bệnh đầy chết chóc Ebola khi đang làm việc cho World Medical Mission, một nhánh của Samaritan’s Purse.

Câu chuyện đầy cảm xúc của bác sĩ Brantly là đề tài cho phim tài liệu “Facing Darkness” sắp được công chiếu tại khắp nước Mỹ vào ngày 30/03 sắp tới. Được sản xuất bởi Samaritan’s Purse, bộ phim sẽ cho khán giả biết được những lựa chọn khó khăn mà một Cơ Đốc nhân phải đối mặt khi họ nói “có” với Đấng Christ và sẵn lòng phục vụ người khác ngay cả khi ở tâm bão của một mối hiểm hoạ.

Phục vụ quên thân

“Tôi nghĩ thông điệp của bộ phim này thật sự quan trọng bởi vì nó lớn hơn cả Ebola”, bác sĩ Kent Brantly chia sẻ trong lần phỏng vấn ở trụ sở của Samaritan’s Purse tại Boone, North Carolina. “Đó là thông điệp rằng đất nước chúng ta và hội thánh cần phải lắng nghe: hành động bày tỏ yêu thương thay vì vươn ra với sự sợ hãi. Điều đó không có nghĩa bạn không cảm thấy sợ hãi nhưng dù thế nào bạn vẫn lựa chọn hành động bày tỏ sự yêu thương”.

Vào tháng 8 năm 2014, Kent Brantly bình phục đầy thần kỳ và được phép xuất viện sau khi nhiễm Ebola. Anh từng nói: “Tôi mãi tạ ơn Chúa vì cuộc sống ngắn ngủi của mình và tôi vui mừng vì những sự chú ý hướng đến tình cảnh của Tây Phi giữa cơn đại dịch thông qua bệnh tật của tôi”.

Ước tính, có hơn 11.000 người tại 6 quốc gia châu Phi đã thiệt mạng sau đợt bùng phát Ebola. Cuộc khủng hoảng không ngờ trước này lại trở thành cơ hội để tuyên xưng lẽ thật Phúc Âm và lòng thương xót của những con dân Chúa trước cơn đại dịch.

Trở thành gương mặt tiêu biểu của tạp chí Time 2014.

Bác sĩ Brantly và Nancy Writebol, một y tá và là bạn thân của anh, đều bị nhiễm virus Ebola, tưởng chừng khó có thể qua khỏi. Nhưng Chúa đã làm điều kỳ diệu và dùng câu chuyện của họ để đem Tin Mừng đến cho rất nhiều người trên thế giới.

“Facing Darkness không phải là bộ phim nói về Chúa cứu sống Kent Brantly hay Nancy Writebol. Cũng không phải về Samaritan’s Purse hay Franklin Graham. Nhưng nó là về Chúa”, chủ tịch Samaritan’s Purse, nhà truyền giáo Franklin Graham chia sẻ. “Tôi nghĩ khi có bất kỳ khủng hoảng xảy ra, Chúa muốn chúng ta ở đó. Ngài không muốn chúng ta bỏ chạy. Chúa đã đặt để chúng ta ở đó vì một lí do và Ngài mong chờ chúng ta làm điều gì đó”.

Khi bác sĩ Brantly quyết định ở lại Liberia và góp sức chống lại cơn khủng hoảng mang tên Ebola, anh không thể tưởng tượng về tất cả những điều sẽ xảy ra cho anh – nhiễm bệnh, giờ phút sinh tử cận kề và được đem trở về Mỹ, tập tễnh bước vào trung tâm y tế Emory khi cả thế giới dõi theo, làm chứng trước Quốc Hội và trở nên như một người nổi tiếng.

“Tôi không quá khiêm tốn đâu – hãy hỏi vợ tôi sẽ rõ”, bác sĩ Brantly chia sẻ về rủi ro của việc trở nên tự cao khi được nhắc đến quá nhiều, anh còn xuất bản sách và đóng vai anh hùng trong một bộ phim được nhiều người chú ý. “Tôi không phải là người khiêm tốn, nhưng tôi có rất nhiều lý do để trở nên khiêm tốn”.

“Tôi sẽ vật lộn với thực tế rằng tôi đã sống sót và trở thành một ngôi sao điện ảnh trong khi người dân Tây Phi chết vì cùng một căn bệnh”, anh nói. “Không phải bởi vì tôi thành tín hay Chúa yêu tôi theo một cách khác với cách Chúa yêu người khác”.

“Đức tin của tôi không phải là điều đã cứu sống tôi. Đức tin của tôi là điều nói cho tôi biết cho dù tôi không thể hiểu, rằng Chúa là tốt lành. Ngài là tình yêu và Ngài làm thành mọi sự sau rốt. Thậm chí nếu tôi đã chết tôi vẫn nghĩ Amber sẽ vẫn ở đây trước mặt các bạn để kể rằng chúng tôi là làm điều đúng”.

Chính hành trình cá nhân đầy gian nan trong những năm qua mà Kent Brantly cùng gia đình mình đã trải qua là lời chứng về sự tốt lành và thành tín của Chúa, đó là điều đem đến sức nặng trong tim nhiều người.

Kent và vợ Amber Brantly.

Tiếp tục một hành trình

Và hành trình ấy vẫn tiếp tục khi Brantly tiếp tục con đường truyền giáo của mình sau khi đã bình phục. Chúa kêu gọi anh đi theo nhiệm vụ y tế vào năm 2003. Đến 2008, anh và Amber thành đôi. Chúa chưa bao giờ chỉ muốn kêu gọi họ cho sứ mệnh Ebola và dừng lại tại đó.

Giờ đây, gia đình anh sống tại Ft. Worth, Texas, nơi anh làm việc cho một bệnh viện địa phương. Họ tin rằng họ vẫn đang theo đuổi sự kêu gọi trên con đường y tế mà Chúa đã giao. Cho dù làm việc ở quê nhà, họ vẫn tiếp tục phục vụ những con người khó khăn.

“Nó tác động đến cách chúng tôi sống ở Liberia và nó cũng tác động lên cách sống của chúng tôi ở Ft. Worth, Texas, cũng như cách chúng tôi lựa chọn gắn bó với cộng đồng”, bác sĩ Brantly nói.

Hành trình đó đem đến cho họ cơ hội chia sẻ Phúc Âm dưới nhiều hình thức. “Tôi được ban cho cơ hội nói về Chúa Giêxu tại nhiều nơi mà mọi người thường không có cơ hội nói tự do như thế”.

Trailer phim tài liệu “Facing Darkness”:

https://www.youtube.com/watch?v=t-u8BPOrsPQ

Bình Luận:

You may also like