Hơn 80 người tị nạn gốc Iran và Afghanistan đã tìm đến Chúa và được nhận báp-tem vào thứ năm tuần trước tại Hamburg, Đức.
“Động cơ thay đổi đức tin của nhiều người là giống nhau: họ thất vọng vì đạo Hồi”, người cử hành lễ báp-tem cho số tân tín hữu này, mục sư Albert Babajan nói.
Lễ báp-tem tập thể được tiến hành trong một công viên ở Hamburg, những tân tín hữu được mặc áo choàng trắng trước khi nhận báp-tem dưới hồ nước.
Việc những người tị nạn tại Đức tiếp nhận Chúa là điều không thường xảy ra. Mục sư Babajan đã làm báp-tem cho 196 người Hồi giáo trong năm 2016 và ông mong chờ con số này sẽ là 500 người vào cuối năm.
Albert Babajan kể về câu chuyện của một người tị nạn Iran tên Shima. Người phụ nữ này chưa từng được biết đến sự tự do trong niềm tin Hồi giáo, bà phải sống trong sợ hãi và tội lỗi.
“Tôi đã tìm kiếm sự bình yên và hạnh phúc cả đời mình, tôi chưa từng tìm thấy những điều đó trong Hồi giáo”, mục sư Babajan nhớ lại lời bà Shima nói.
“Được làm một Cơ Đốc nhân là niềm hạnh phúc trong tôi”.
Một người tị nạn Iran khác, Solmaz nói: “Với Hồi giáo, chúng tôi luôn sống trong sợ hãi. Sợ Đức Chúa Trời, sợ trừng phạt. Tuy nhiên, Đấng Christ là Chúa của tình yêu thương”.
Trên thực tế, có không ít người cũng bày tỏ nghi ngờ về động cơ thực sự của những người tịn nạn khi tìm đến Tin Lành.
Những quan chức quản lý vấn đề di cư luôn ưu tiên cho người tị nạn Cơ Đốc vì họ thường đối mặt với bắt bớ và các mối nguy hiểm đe doạ mạng sống nhiều hơn nếu như quay trở về quê hương. Tại Iran và Afghanistan, những người cải đạo đều bị kết án tử.
“Nếu như tôi cảm thấy ai đó không thực sự tin bằng cả tấm lòng, tôi sẽ làm báp-tem cho họ”, mục sư Babajan nói.
Thay vì yêu cầu ghi nhớ những đoạn Kinh Thánh, mục sư Babajan hỏi họ về những điều thay đổi trong cuộc sống kể từ khi tiếp nhận Chúa.
“Bởi vì đức tin Cơ Đốc thay đổi cách suy nghĩ và nhìn nhận thế giới. Nếu có ai đó nói với tôi vào đêm nay rằng anh ta có thể ngủ trở lại hay có thể tha thức cho một kẻ thù cũ, thì đó là lúc mà tôi biết rằng anh ta là một Cơ Đốc nhân từ trong trái tim”.
Mục sư Babajan cũng cho biết ông đã từ chối báp-tem cho rất nhiều người mà ông nghĩ rằng họ có ý định đáng ngờ.
“Có khoảng 20-30% là thực sự muốn nghe Phúc Âm. Những ai không thực sự tin sẽ không được báp-tem”, ông nói.