Syria đã bước vào năm thứ tư liên tiếp của cuộc xung đột đầy tàn khốc với kết quả thống kê gần nhất ước tính có đến 220.000 người thiệt mạng kể từ khi cuộc chiến này nổ ra vào tháng 03/2011. Thêm vào đó, con số người tị nạn sẽ sớm đạt mốc 4 triệu, theo như số liệu của Uỷ ban tối của Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR).
Tuy nhiên, điều đáng mừng rỡ đó là những cơ hội lớn chưa từng có được Chúa mở ra để anh em Cơ đốc tại đây rao truyền Tin Lành.
“Cơn khủng hoảng nhân đạo hàng đầu hiện nay này đang mở ra những cánh cửa mới giữa vòng những người chưa bao giờ được tiếp cận trước đây, và chúng tôi đang tìm kiếm không chỉ những cuộc đời tan vỡ mà còn là những tấm lòng rộng mở [với Phúc Âm],” lãnh đạo chiến lược James Keath của tổ chức IMB khu vực Bắc Phi và Trung Đông cho biết.
Keath và những tôi tớ Chúa khác đang sống giữa vòng những người Syria phải vật lộn từng ngày trong cơn tị nạn, nhưng họ rất có tấm lòng cho tình yêu Chúa và sự cởi mở để có thể chia sẻ tình yêu đó.
Hàng ngàn người Syria hiện đang kiệt quệ và đầy gánh nặng vì nạn bạo lực cũng như sự suy giảm nguồn lương thực, thuốc men… tiếp tục chạy trốn khỏi đất nước mình để tìm kiếm một cuộc sống an toàn hơn ở đâu đó ngoài kia. May mắn rằng những quốc gia láng giềng như Thổ Nhĩ Kỳ, Lebanon và Jordan đều đã thiết lập những khu trại tị nạn nằm dọc theo biên giới nhằm cứu trợ cho họ.
Rất nhiều cơ quan, tổ chức nhân đạo đã góp mặt tại đây, tuy nhiên dường như thế giới đang dần trở nên sắt đá trước những mảnh đời thiếu thốn tại nơi đây, các khoản viện trợ dần trở nên nhỏ giọt theo thời gian. Mặc dù đó, xuyên suốt cuộc chiến, nhiều hội thánh Báp-tít tại Hoa Kỳ đã đem con cái Chúa đến giúp đỡ người tị nạn Syria tiếp cận với các gói y tế và giúp đỡ bảo vệ công lý cho những con người này, ngoài ra thì đây cũng là một cách vô cùng thực tế để tiếp cận và bày tỏ tình yêu Chúa đến những gia đình người tị nạn.
Ngày càng có nhiều hội thánh trực tiếp ra tay giúp đỡ sau khi có được thông tin về những bản thống kê về tình hình tôn giáo và bạo lực sắc tộc tại Syria và Iraq. Những khoản quyên góp từ các hội thánh được đổ về để giúp đỡ nguồn thực phẩm, thuốc men và chăn mền cho người tị nạn.
“Tôi chỉ cảm thấy thực sự nặng lòng rằng những người anh em tại Iraq và Syria – những anh em Cơ đốc và cả những dân tộc thiểu số – đang rất cần thức ăn và ước uống, nơi trú ngụ cũng như thuốc men, dịch vụ y tế hơn… là nhu cầu toà nhà mới của chúng ta, mặc dù chúng ta cũng rất cần có một toà nhà mới,” mục sư Curtis Pace của hội thánh New Bethel chia sẻ khi hội thánh của ông quyết định lấy khoản tiền quyên góp vào một sáng Chúa Nhật cho mục đích xây dựng toà nhà mới để giúp đỡ người tị nạn.
Ngoài ra còn có rất nhiều mục sư cả người nước ngoài lẫn người Syria lựa chọn ở lại đất nước này để đem Phúc Âm đến cho hàng triệu người bị mất đi nhà cửa còn đang kẹt lại giữa vòng chiến. Với chiến tranh và sự bùng lên của Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS, các mục sư và tôi tớ Chúa tại đây vẫn không ngừng tập trung vào những nhu cầu cấp thiết nhất của người dân vô tội, những con người vật lộn hàng ngày trong đau khổ để ươm mầm đức tin trong lòng họ.
Một mục sư Báp-tít nói, “tôi đang ở đây… tôi sẽ ở đây cho hội thánh Chúa, để giữ cho thông điệp về Chúa Giêxu như một tia sáng cho những người bị hư mất và đang hoảng sợ. Tôi sẽ ở đây bởi vì ‘mùa gặt thật trúng’.”
Thông qua các tổ chức nhân đạo như Baptist Global Relief hay Global Hunger Relief, các hội thánh Báp-tít trên thế giới có thể chung tay giúp đỡ một phần nào đó nguồn lương thực, quần áo, dụng cụ y tế và nơi trú ngụ cho các gia đình tị nạn tại Syria cũng như dọc khắp vùng Trung Đông.
“Chúng ta đang ở trong ‘thời điểm Chúa cho’ của lịch sử,” một người hầu việc Chúa tại Syria tên Don Alan nói. “Liệu chúng ta sẽ hèn nhát và co rúm lại hay sẽ góp phần mình một vai trò nào đó nếu Chúa kêu gọi chúng ta đi ra? Tôi cầu nguyện rằng các bạn [hội thánh Chúa khắp nơi] sẽ đứng vững với chúng tôi để phản ứng kịp thời trước một cơ hội mang tính quan trọng này, rằng chúng ta đã rất được ưu ái khi được là một phần của nó.”
Theo CrossMap
Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi về tintuc@hoithanh.com