Home Quốc Tế Những Nhà Khoa Học Nổi Tiếng Thế Giới Mang Trong Mình Niềm Tin Cơ Đốc

Những Nhà Khoa Học Nổi Tiếng Thế Giới Mang Trong Mình Niềm Tin Cơ Đốc

by Ban Biên Tập
30 đọc

Xin nhấn mạnh rằng ngoài những cái tên sau đây còn có rất nhiều nhà khoa học nổi tiếng khác là người tin Chúa. Ngoài ra, chắc chắn rằng mỗi cái tên trong số ấy sẽ là sự nhắc nhở mạnh mẽ rằng khoa học không phải là thứ đáng để sợ hãi dành cho đức tin và nó chính con đường để chúng ta cùng đi đến sự thật về Đức Chúa Trời. Cùng điểm qua một số nhà khoa học đột phá mang trên mình đức tin Cơ đốc tiêu biểu.

Johannes Kepler

khoa học tôn giáo

Với Johannes Kepler, đức tin chính là nhà sáng tạo kì diệu – nhà sáng tạo này luôn muốn các tạo vật của mình được khám phá một cách sâu sắc hơn nữa. Đây chính là động lực mà Kepler dùng để thực hiện nghiên cứu của mình về quy luật di chuyển của các hành tinh.

Kepler tin rằng cấu trúc của vũ trụ phần nào được khám phá ra trong các nghiên cứu ở thế kỷ thứ 16 đã tiết lộ thêm, vẽ thêm chi tiết vào bức tranh phác thảo về Đức Chúa Trời. Ông luôn muốn thảo mãn trí tò mò của mình về Đức Chúa Trời được nhắc đến trong cuốn sách mà ông vô cùng yêu thích – Kinh Thánh.

Galileo

khoa học tôn giáo

Cuộc đời và công trình nghiên cứu của Galileo Galilei được đánh dấu bởi cuộc đối đầu khá oái oăm: mặc dù ông xưng nhân là một tín đồ Cơ đốc, ông vẫn bị Giáo hội bắt bớ vì những tiến bộ trong các khám phá khoa học của mình.

Có thể cho rằng ông là một trong những nhà khoa học quan trọng và có tầm ảnh hưởng nhất đối với các nhà vật lý, nhà du hành vũ trụ, nhà phát minh nói riêng và cả ngành khoa học nói chung. Galileo đã tiếp cận với một khám phá đi trái với ý tưởng của Giáo Hội những những năm 1600, cho rằng Trái Đất không phải là trung tâm của vũ trụ.

Các nghiên cứu mang tính cách mạng của Galileo về sự quay của Trái Đất bị coi là dị giáo. Ông trải qua nhiều năm dài tranh cãi và vướng vào nhiều rắc rối với các nhà lãnh đạo tôn giáo thời bấy giờ. Galileo sau đó bị Tòa Án Dị Giáo ép buộc chối bỏ các nghiên cứu của mình và phải trải qua những năm còn lại của cuộc đời bị giam lỏng tại nhà.

Tuy nhiên, trong thế giới hiện đại, những ghi chép và nghiên cứu của ông cho phép khoa học tiến đến một tầm cao mới, nó trở thành nền tảng quan trọng trong sự hiểu biết của loài người về thế giới tự nhiên.

Lise Meitner

khoa học tôn giáo

Meitner sinh ra trong một gia đình Do Thái ở thủ đô Vienna, nước Áo, bà là thành viên trong nhóm khám phá ra phản ứng phân hạch hạt nhân, một thành viên khác của nhóm này là Otto Hahn từng nhận giải Nobel.

Meitner khi lớn lên tìm được niềm tin Cơ đốc cho riêng mình, bà là người phụ nữ thứ hai trở thành tiến sỹ vật lý tại Đại Học Vienna và là nữ giáo sư vật lý đầu tiên tại Đức trước khi bà phải chạy trốn khỏi Đức vào Thế Chiến thứ 2. Tên của bà được dùng để đặt cho một nguyên tố hóa học trên bảng tuần hoàn mang tên Meitnerium.

Sir Francis Bacon

hkao hoc

Bacon là một người theo Anh Giáo với tấm lòng vô cùng thành kính, ông từng viết rằng đích đến trong các nghiên cứu khoa học của ông là khám phá ra sự thật và phục vụ cho đất nước cũng như Giáo Hội.

Được biết đến nhờ vào các nghiên cứu về việc xây dựng và phổ biến các phương pháp khoa học, ông là nhà khoa học đầu tiên được phong tước hiệp sỹ. Ông nhìn nhận khoa học như là một cách để học hỏi sâu hơn sự thật về Đức Chúa Trời.

Isaac Newton

khoa học tôn giáo

Mặc dù một số cách nhìn nhận của Newton được cho là không chính thống, ông vẫn xem rằng Chúa là Đấng tất yếu cho sự tồn tại của không gian. “Trọng lực giải thích sự chuyển động của các hành tinh nhưng nó không thể giải thích câu hỏi ai là người đã đặt những hành tinh đó vào quá trình chuyển động. Chúa quản trị mọi điều và Ngài biết rằng mọi thứ đều có thể làm được”, trích câu nói của Newton.

Newton còn rất thích thú về chủ đề thần học, ông cố giải thích nhiều khía cạnh của lịch sử thần học trong các công trình của mình. Ngoài ra Newton còn nghiên cứu số học nhằm tìm ra các thông điệp ẩn dấu bên trong Kinh Thánh.

Andrew Pinsent

khoa học tôn giáo

Là một linh mục Thiên Chúa Giáo, Cha Pinsent đồng thời còn là nhà nghiên cứu tại Đại Học Harris Manchester và Giám Đốc Nghiên Cứu Của Viện Ian Ramsey thuộc Đại Học Oxford – học viện chuyên nghiên cứu về khoa học và tôn giáo.

Một vài những nghiên cứu đầu tiên của ông đã đóng góp không nhỏ vào việc thành lập máy gia tốc hạt lớn ở CERN và sau đó ông tiến xa hơn khi đi vào chủ đề triết học. Ông trở thành Tiến sỹ triết học tại đại học St.Louis. Đó chỉ là một trong ba chức vị mà ông có được từ triết học, ngoài ra còn có bằng thần học của Đại Học Pontifical Gregorian và tiến sỹ khoa học lĩnh vực vật lý cao năng lượng tại đại học Merton. Những khi không làm việc với các nghiên cứu khoa học của mình thì ông lại lao vào nghiên cứu thần học.

Stanley Jaki

khoa học tôn giáo

Là một linh mục và một nhà vật lý học tài ba, Jaki dành cả đời mình để điều phối mối quan hệ thân thiện giữa khoa học và tôn giáo, ông còn chấp bút hơn hai mươi đầu sách về các khía cạnh mà ông nghiên cứu.

Ông khá nổi tiếng với việc đưa ra lý thuyết rằng các nghiên cứu khoa học hiện đại không thể tồn tại bên cạnh tôn giáo, khoa học hiện đại chỉ có thể được vực lên trong một cộng đồng Cơ đốc. Trên thực tế, cũng chính công trình nghiên cứu này đã đảm bảo một suất giải thưởng Templeton Award dành cho ông.

Giải thưởng Templeton Award là giải thưởng dành cho những cá nhân xuất sắc trong việc chứng minh tầm quan trọng của chiều thuộc linh trong thực tế. Và Jaki chính là người xuất sắc như thế, ngoài ra ông nhận bằng tiến sỹ thần học tại Pontifical Antheneum và bằng tiến sỹ vật lý tại đại học Fordham.

Mike Hulme

khoa học tôn giáo

Mike Hulme là tác giả của cuốn sách “Why We Disagree About Climate Change” (tạm dịch “Tại Sao Chúng Ta Không Đồng Ý Về Biến Đổi Khí Hậu”), đây là một trong bốn cuốn sách khoa học và kinh tế của năm 2009.

Kể từ khi nhận bằng tiến sỹ về mảng nghiên cứu biến đổi khí hậu của Đại Học Wales, ông dẫn đầu một tổ chức Cơ đốc có tầm ảnh hưởng về thực trạng biến đổi khí hậu.

BBT
Nguồn RelevantMagazine
Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like