Khi những điều này xảy ra ở Mỹ là một việc rất bình thường, kể cả một ngày Chúa Nhật mưa dầm dề không một ai ra đường thì trong nhà thờ, tiếng thờ phượng vẫn vang lên. Nhưng ở Pháp, điều đó rất hiếm thấy.
Nước Pháp là một trong những quốc gia có số lượng Cơ đốc nhân thấp nhất trong toàn Châu Âu. Và đối với họ, Tin lành là “ dân tộc thiểu số”. Là một nước Cơ đốc giáo La Mã truyền thống, tuy nhiên cùng với những tư tưởng Chống thuyết giáo quyền mới du nhập gần đây, từ thập kỷ 1970 Pháp đã trở thành một nước thế tục. Quyền tự do tôn giáo được quy định trong hiến pháp, theo tư tưởng từ Tuyên bô về dân quyền và nhân quyền. Khái niệm căn bản về mối quan hệ giữa nhà nước và tôn giáo là khái niệm laicia , quy định rằng chính phủ và các thể chế chính phủ không được có bất kỳ một đặc trưng tôn giáo nào hay can thiệp vào giáo điều tôn giáo, và rằng tôn giáo không được can thiệp vào việc đưa ra chính sách của chính phủ. Những căng thẳng thỉnh thoảng phát sinh về cái gọi là sự phân biệt chống lại các cộng đồng thiểu số.
Những năm gần đầy, nền văn hóa Pháp được thế giới đánh giá là đang suy đồi một cách nghiêm trọng. Từ trong lối sống, cách suy nghĩ đến những thói quen hằng ngày tạo nên một văn hóa không còn văn minh như một cái nôi ban đầu nữa. Một trong những nguyên nhân là do dân nhập cư.
Tuy nhiên, trong một cuộc điều tra dư luận năm 2003, 41% cho rằng Chúa “không hiện hữu” hay “có lẽ không hiện hữu”. 33% tuyên bố mình “vô thần” và cho rằng mình đảm bảo nghĩa vụ công dân, và 51% nói rằng họ là tín đồ “Thiên Chúa giáo”. Khi được hỏi về tôn giáo của họ, 62% trả lời là tín đồ Cơ đốc giáo La Mã, 6% Hồi giáo, 2% Tin lành, 1% Do Thái, 2% “tôn giáo khác, 26% “vô thần” và 1% từ chối trả lời. Một cuộc điều tra của viện Gallup cho thấy 15% dân Pháp có tới những nơi thờ tự.
Trong một cuộc điều tra gần đây hơn của Eurostat, năm 2005, 34% công dân Pháp trả lời “họ tin Chúa có hiện hữu”. Số lượng người theo Cơ đốc giáo đã tăng lên từ sau cuộc bùng nổ dân số. Nước Pháp đã có khoảng 50 ngàn cuộc truyền giáo được diễn ra. Theo Liên đoàn Tin Lành của Pháp, số nhà thờ đã tăng từ 800 năm 1970 cho đến hơn 2.200 nhà thờ ngày hôm nay.
Một Cơ đốc nhân Pháp xuống đường giương cao biểu ngữ “Đức Chúa Trời Yêu Thương Bạn” trong lễ hội đồng tính nổi tiếng ở Paris (Foto: Diễn viên Thái San)
Một thánh đường được Hội thánh người Việt thuê để nhóm lại
Ông bà Mục sư Hội trưởng Giáo hạt Pháp Nguyễn Văn Bình (ngoài cùng bên phải) Ảnh: Hoàng Huy
Sự nổi lên của các cuộc truyền giáo đã tạo nên một làn sóng thay đổi cực kì mạnh mẽ trong cộng đồng người dân. Một số nhà phê bình cho rằng, liệu niềm tin của Cơ đốc giáo có thể tương thích với một nước “Cộng hòa thế tục” không ? Jean-Francois Colosimo, một nhà văn, nhà sử học tôn giáo đã có phản ứng tức giận khi được biết về số người theo đạo Cơ đốc ngày một tăng lên. “Mọi thứ ở Pháp sẽ không còn như chúng ta đã từng trãi qua.”
Nhưng tất cả những lập luận đều bị từ chối bởi những Cơ đốc nhân Pháp. “ Chúng tôi theo đạo cơ đốc không phải vì chúng tôi theo người Mỹ, nhưng chúng tôi tin vào Chúa Cứu thế Giê-xu”, một tín đồ cho biết.
“Đức tin chúng tôi giống như họ, và có thể chúng tôi có cùng một phương cách thờ phượng, nhưng chúng tôi không quan tâm về quan điểm chính trị.”
Hoàng Huy (tổng hợp – theage.com.au, wikipedia)