Bài thơ đầu anh viết tặng em
Là bài thơ anh viết về đôi dép
Khi nỗi nhớ trong lòng da diết
Những vật tầm thường cũng viết thành thơ
Hai chiếc dép kia gặp gỡ bao giờ
Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bước
Cùng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược
Lên thảm nhung, xuống cát bụi, cùng nhau
Cùng bước, cùng mòn, không kẻ thấp người cao
Cùng chia sẻ sức người chà đạp
Dẫu vinh nhục, không đi cùng người khác
Số phận chiếc nầy phụ thuộc ở chiếc kia.
Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi
Mọi thay thế sẽ trở thành khập khiễng
Giống nhau lắm nhưng người đi sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu.
Cũng như mình trong những phút vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh.
Đôi dép vô tư khắng khít bước song hành
Chẳng thề nguyện mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội
Lối đi nào cũng có mặt cả đôi.
Không thể thiếu nhau trên mọi bước đời
Dẫu mỗi chiếc ở một bên phải, trái
Nhưng anh yêu em bởi những điều ngược lại
Gắn bó đời nhau một bước đi chung.
Hai mảnh đời thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia.
– Nguyễn Trung Kiên –
Tôi bất ngờ đọc được bài thơ nầy trên một tờ báo Cơ Đốc từ rất lâu, và ngay lần đọc đầu tiên, bài thơ cứ như ám ảnh mãi trong tôi, không thể nào quên được. Và thế là tôi cứ đọc đi, đọc lại mãi cho đến khi thuộc lòng mới chịu thôi. Sở dĩ bài thơ gây ấn tượng trong tôi ngay từ lần đọc đầu tiên, vì cái tựa đề rất ấn tượng của nó.
Đôi dép, một vật rất đỗi quen thuộc, bình thường với cuộc sống của mỗi con người, không ai là không sở hữu cho mình một đôi dép để đi lại. Quen thuộc, bình thường đến độ nhiều khi ta không còn để ý đến nó nữa. Ấy thế mà có một người đã “bắt” ta phải để ý đến nó và thấy nó mới đáng yêu làm sao, người đó chính là nhà thơ Nguyễn Trung Kiên-tác giả bài thơ độc đáo nầy.
Tôi nói độc đáo, vì quả thật, tác giả rất “tinh” khi chọn đôi dép để làm hình ảnh bày tỏ ý nghĩa về tình cảm vợ chồng, mà xưa nay, chưa một ai có suy nghĩ đó cả, dù nó vẫn “song hành” cùng mỗi người hằng ngày rất đỗi quen thuộc.
Đôi dép luôn gắn bó bên nhau, không rời nhau nửa bước trong bất cứ môi trường nào:
Hai chiếc dép kia gặp gỡ bao giờ/ Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bước/ Cùng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược/ Lên thảm nhung, xuống cát bụi, cùng nhau/ Cùng bước, cùng mòn không kẻ thấp người cao/ Cùng chia sẻ sức người chà đạp/ Dẫu vinh nhục, không đi cùng người khác/ Số phận chiếc nầy phụ thuộc ở chiếc kia.
Đôi dép là vật vô tri vô giác mà còn biết “chung thủy” với nhau như thế, thì vợ chồng sống với nhau phải như thế và hơn thế mới phải lẽ. Gắn bó trọn đời bên nhau, gian khổ, vất vả cùng chia; đắng cay, ngọt bùi cùng hưởng. Sống chết có nhau. Luôn luôn phụ thuộc vào nhau. Vợ không thể sống thiếu chồng và chồng cũng không thể nào sống thiếu vợ, vì đó là luật định của Tạo Hóa đã ban cho con người chúng ta từ bao đời nay rồi. Từ “cùng” được lặp đi lặp lại đến những năm lần trong hai khổ thơ thật hay nhấn mạnh đến sự gắn bó bên nhau của vợ chồng trong mọi nẻo đường đời.
Tình cảm vợ chồng là tình cảm thiêng liêng nhất của đời người.
Nếu rủi thay, đến một thời điểm nào đó mà một chiếc dép bị hư, bị đứt và buộc phải thay thế bằng một chiếc khác để mang thì người mang vẫn cảm nhận được một sự “ngờ ngợ” nào đó, vẫn cảm thấy “sao sao” ấy, như là một sự “lệch pha” trong lòng, không tả được. Vợ chồng khác nào như thế! Nếu một khi nào đó, một trong hai người “đi về bên kia thế giới”, người còn lại dù có “đi bước nữa” với một người khác thì trong lòng vẫn cảm thấy có một khoảng trống không có gì có thể lấp đầy được, vẫn cảm nhận rất rõ sự hụt hẫng, sự khập khiễng từ trong trái tim mình:
Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi/ Mọi thay thế sẽ trở thành khập khiễng/ Giống nhau lắm nhưng người đi sẽ biết/ Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu! Cũng như mình trong những phút vắng nhau/ Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía/ Dẫu bên cạnh đã có người thay thế/ Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh.
Tác giả đã sử dụng những từ “khập khiễng”, “hụt hẫng”, “chênh vênh” thật đắc để lột tả được nỗi nhớ nhung, sự trống vắng trong lòng người ở lại khi người kia “ra đi” trước mình. Tôi rất thú vị, thú vị đến bất ngờ khi đọc đến từ “nghiêng” trong câu thơ “Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía”. “Nghiêng” ở đây không chỉ nói đến sự thiếu cân bằng của cơ thể khi đi hai chiếc dép cũ-mới khác nhau, nhưng “nghiêng” ở đây là tình cảm, là trái tim người còn ở lại cứ “nghiêng” về phía người đã ra đi, dẫu đã có người khác thay thế bên cạnh rồi. Không ai có thể bù đắp được cái sự hụt hẫng nầy cả. Phải chăng đó là một thứ tình cảm thiêng liêng, mầu nhiệm mà Tạo Hóa đã đặt để trong lòng của những đôi vợ chồng?
Nhà thơ Tú Mỡ có những vần thơ cũng cùng một cảm nhận như thế: Tôi mà chết thì ông sẽ khổ/ Vì cứ theo câu cổ người ta/ Xưa nay con cái nuôi cha/ Cũng không chu đáo bằng bà nuôi ông.
Tác giả viết tiếp: Đôi dép vô tư khắng khít bước song hành/ Chẳng thề nguyện mà không hề giả dối/ Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội/ Lối đi nào cũng có mặt cả đôi. Đôi dép luôn song hành bên nhau, luôn khắng khít có đôi. Vợ chồng phải sống với nhau như thế. Sống chân thật, thủy chung và “yêu nhau tha thiết không phai” cho đến đầu bạc răng long, cho đến khi nào không còn hiện diện trên cõi đời nầy nữa.
Cha ông ta đã từng nhắc nhở:
Em ơi chua ngọt đã từng
Gừng cay muối mặn, xin đừng quên nhau.
Bài thơ được kết thúc như một “tuyên ngôn” mạnh mẽ về tầm quan trọng của cuộc sống vợ chồng: Vợ chồng không thể sống thiếu nhau!, vì một khi đã thành vợ chồng rồi thì không còn là hai nữa mà là một mà thôi. “Hai người đã nên một thịt” rồi mà: Hai mảnh đời thầm lặng bước song song/ Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc/ Chỉ còn một là không còn gì hết/ Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia! Vợ chồng mà khi “chỉ còn một” thì đúng là “không còn gì hết”. Đó là một chân lý vậy!
Khi nói về vợ chồng, chúng ta không thể nào không nghĩ đến vấn đề nguồn gốc của hôn nhân. Hôn nhân đến từ đâu? Hay nói cách khác, ai là người đã thiết lập hôn nhân đầu tiên cho con người? Nói đến nguồn gốc hôn nhân, người Việt Nam ta thường hay cho rằng do ông Tơ bà Nguyệt xe duyên mà thành, do ông Tơ bà Nguyệt định đoạt hết cả.
Chuyện kể rằng: “Vào đời Đường, có chàng Vi cố trọ học ở Tống thành. Một hôm, Vi cố đi chơi đêm, gặp một cụ già ngồi dưới trăng đọc sách, bên cạnh có túi xách, bên trong có cuộn chỉ đỏ. Vi Cố hỏi cuộn chỉ ấy để làm gì, thì được đáp: “Ta là Nguyệt Lão (ông Nguyệt), giữ sổ biên tên nhân duyên của người đời, chỉ đỏ này dùng buộc chân họ cho nên vợ nên chồng.” Nghe vậy, chàng lại hỏi: “Thế nhân duyên của chúa có biên trong sổ ấy không?”. Cụ nói: “Sao lại không?”, rồi giở sổ ra và nói: “Nhà ngươi sau nầy lấy con gái của người ăn mày ngoài chợ đó.” Vi Cố cho đó là nhục, hôm sau ra chợ chém chết người con gái ăn mày và bỏ trốn đi nơi khác. Về sau, Vi Cố lấy một người con gái quan phủ, nhưng sau mới biết là con của mụ ăn mày ngoài chợ, bị bỏ ở chợ, quan thương tình đem về nuôi.
Điển nầy chỉ nhân duyên trời định không sao tránh được hoặc mối duyên tốt đẹp trời xe.” (*)
Như vậy, cuối cùng thì sự tích nầy cũng xác nhận chuyện nhân duyên, vợ chồng là do trời định cả. Nhìn vào Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời, ta nhận ra ngay nguồn gốc chân xác của hôn nhân là đến từ Thiên Chúa, do chính Đức Chúa Trời thiết lập sau khi dựng nên con người. Sách Sáng-thế-ký trong Kinh Thánh chép về nguồn gốc của hôn nhân như sau: “Giê-hô-va Đức Chúa Trời phán rằng: Loài người ở một mình thì không tốt; ta sẽ làm nên một kẻ giúp đỡ giống như nó…Giê-hô-va Đức Chúa Trời làm cho A-đam ngủ mê, bèn lấy một xương sường, rồi lấp thịt thế vào. Giê-hô-va Đức Chúa Trời dùng xương sường đã lấy nơi A-đam làm nên một người nữ đưa đến cùng A-đam. A-đam nói rằng: Người nầy là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi mà ra. Người nầy sẽ được gọi là người nữ, vì nó do nơi người nam mà có. Bởi vậy cho nên người nam sẽ lìa cha mẹ mà dính díu cùng vợ mình, và cả hai sẽ nên một thịt.” (Trích sách Sáng-thế-ký, đoạn 2, câu 18, câu 21-24).
Như vậy, chính Đức Chúa Trời đã tác hợp đôi nam nữ đầu tiên lại với nhau để trở thành vợ chồng, để rồi từ đó, con người cứ theo luật định của Ngài mà dựng vợ gả chồng, xây dựng hôn nhân với nhau.
Nguồn gốc đích thực của hôn nhân là đây chứ không phải là đến từ ông Tơ bà Nguyệt nào đó đâu. Đó là điều chúng ta đã biết được một cách chắc chắn mà không sợ sai lầm. Tạ ơn Chúa đã ban hôn nhân cho con người để con người có thể được chung sống với nhau trong hôn nhân cách hạnh phúc tràn đầy.
Hôn nhân được ban cho con người với mục đích là để cho vợ chồng vui hưởng tình yêu bên nhau cách thỏa thích, để duy trì dòng giống loài người và để thờ phượng Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa, Đấng đã thiết lập hôn nhân thật cao đẹp.
Vợ chồng cần phải biết sống với nhau trong tình yêu và bằng tình yêu, sống với nhau bằng sự thủy chung như nhứt đang khi Chúa cho còn sống trong cõi thế gian nầy thì Đức Chúa Trời mới đẹp lòng. Kinh Thánh cũng cho chúng ta biết cuộc sống vợ chồng chỉ giới hạn trong cõi thế gian nầy mà thôi, chứ trên thiên đàng là nơi những người tin thờ Chúa Giê-su sẽ đi đến để ở mãi mãi với Chúa thì không còn có đời sống vợ chồng nữa. Chính Đức Chúa Giê-su đã phán rằng: “Con cái của đời nầy lấy vợ gả chồng; song những kẻ đã được kể đáng dự phần đời sau và đáng từ kẻ chết sống lại, thì không lấy vợ gả chồng.” (Trích sách Lu-ca, đoạn 20, câu 34).
Cảm ơn tác giả Nguyễn Trung Kiên đã mượn hình ảnh đôi dép để diễn tả tình cảm vợ chồng thật hay, thật độc đáo, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.
Có nhiều bài thơ viết về tình cảm vợ chồng rất hay, “Đôi dép” là một trong những bài thơ hay đó. Nó không chỉ hay mà còn rất gần gũi, chân thực và cảm động nữa.
Nhà thơ Lê Minh Quốc khi bình bài thơ nầy đã có một kết luận theo tôi là rất chí lý: “Đến với một bài thơ hay, có nhiều đường đến và nhiều hướng để cảm nhận. Với tôi, tôi nghĩ trong đời, nếu có một người để mình da diết thương, mình cuồng nhiệt yêu, mình điên cuồng nhớ…thì đó đã là một hạnh phúc. Hạnh phúc vì tin rằng dù được hoan lạc yêu hay não nùng tình phụ thì những cuộc tình đẹp vẫn tồn tại và có thật ở trên đời. Trong suy nghĩ đó, tác giả Nguyễn Trung Kiên là một người hạnh phúc. Anh đã gieo cho bạn đọc một niềm tin như thế” (**)
Tôi nghĩ, Nguyễn Trung Kiên hẳn sẽ rất hạnh phúc khi anh đã đem đến cho độc giả, nhất là cho những đôi vợ chồng, một bài thơ thật gần gũi, đáng yêu, đáng nhớ vô cùng.
Xin cảm ơn nhà thơ Nguyễn Trung Kiên!(***)
– Bình Tú Ngọc –
(Quảng Nam, Việt Nam)
(*): Trích từ “Sổ tay Điển Văn Học-Điển cố-Điển tích-Giai thoại” của tác giả Trịnh Hoành, do Nhà Xuất Bản Thanh Hóa ấn hành năm 2009, p. 52.
(**): Trích từ lời bình bài thơ “Đôi dép” trên tập san Áo Trắng số 7, ra ngày 15. 8. 2007.
Nếu anh đứng ở ngoài vòng luân chuyển
Của đất trời thái dương hệ đang quay
Ngoài đêm đen ngoài ánh sáng ban ngày
Ngoài xuân thắm ngoài thu vàng héo úa.
Nếu anh đứng ngoài thời gian muôn thuở
Ngoài tháng ngày ngoài thế kỷ, thiên niên
Ngoài niềm vui ngoài nổi khổ ưu phiền
Ngoài tranh chấp ngoài hơn thua phải trái.
Anh sẽ thấy cả trần gian nhỏ lại
Thấy đời người là vô nghĩa hư không
Thấy giàu sang như mây nỗi bềnh bồng
Thấy danh vọng như hơi sương tan biến
Anh cảm nhận chỉ tình yêu thiên thượng
Mới trường tồn vượt hẳn không thời gian
Yêu vào trong một thế giới tồi tàn
Yêu siêu thoát đến thiên đàng vinh hiển.
Yêu soi lối trong linh năng huyền nhiệm
Yêu mở đường cứu rỗi đến nhân gian
Yêu vươn cao tỏa ân sủng ngút ngàn
Yêu ngập khắp biển bình an nhân thế.
Yêu giáng thế thành con người nhỏ bé
Yêu vào đời để giải thoát tội nhân
Yêu dang tay xua đuổi bóng ma vương
Yêu rờ đụng chữa lành bao bệnh tật.
Yêu chịu chết để đi vào lòng đất
Yêu nẩy mầm sống lại thắng tử vong
Yêu thăng hoa vượt thiên thể mây tầng
Yêu tỏa khắp nơi trần hoàn vũ trụ.
Yêu ban xuống một mùa Xuân Linh lực
Rọi nắng hồng tan chảy những giá băng
Xuân vào hoa, hoa nở nhụy vui mừng
Xuân vào lá, lá xanh nguồn hy vọng
Xuân đốt lửa cơn phấn hưng chuyển động
Như cháy rừng, như bão tố tràn tuôn
Xuân phá tan những thần tượng ma vương
Xuân tái tạo nguồn linh ân diễm tuyệt
Thánh linh hỡi, đem xuân vào đất Việt
Như sóng thần, như nước lũ triều dâng
Như non cao vun vút khối mây tầng
Cơn mưa lớn ngập linh quyền vinh hiển
Thanh Hữu
Xuân mới
Lại một mùa xuân nữa ghé thăm
Sẽ bánh chưng xanh,câu đối hồng
Sẽ cành mai thắm,bao mừng tuổi
Sẽ đến với con phước mênh mông
Năm nay xuân đến con thay đổi
Đã thiếu nữ rồi phải không Cha?
Tuổi tròn 19 căng sức sống
Tóc xỏa thẹn thùng,mắt kiêu sa
Đã trưởng thành rồi phải không Cha?
An ninh,vui thỏa,biết yêu Ngài
Sốt sắng hầu việc Cha chí ái
Đâu còn lo mãi việc thế gian
Cảm xúc xuân
Muôn đời vẫn thế!
Xuân,hạ,thu rồi đông
làm sao xuân mãi mãi!
Đời con cũng thế
Vui,buồn,đau đớn rồi hân hoan
làm sao xuân mãi mãi!
Tạ ơn Chúa
Trong đau đớn bao vây
Cha vẫn cho con thấy
Cảnh huy hoàng của ánh nắng xuân
Dù biết
Xuân qua thế nào hạ cũng tới
Xin cho lòng con phơi phới
Biết hài lòng với mọi điều Chúa ban
Ngoài kia nắng chói chang
Ô!xuân lại đến
Tạ ơn Ngài, Đấng công chính,quyền năng
Xuân
Đã qua đi cái lạnh buốt đêm đông.
Đã còn đâu nồi thanh ấm,nóng,hồng
Mùa xuân đến con vô tình chẳng biết
Xuân dịu dàng,đến sớm vậy xuân ơi!
Khi xuân đến là cánh bướm lã lơi
Khoe đôi cánh cùng giàn hoa trước ngõ
Màu xanh mới trải dài trên thảm cỏ
Đọng hơi sương kiêu hảnh đợi nắng lên
Khi xuân đến lòng ta bao tươi sáng
Nắng rạng ngời tràn cả trái tim ta
Thầm cảm tạ ơn Thiên Chúa bao la
Ban xuân đến cho đời bao hương sắc.
Nguyễn Thị Ngọc Vui
Bài vở cộng tác xin gởi về tintuc@hoithanh.com
Xuân đã đến tâm hồn sao ấm lạ
Hạnh phúc tràn trề lan tỏa quanh ta
Nắm tay nhau lần giở Thánh ca
Chúc tụng Chúa nghe lòng viên mãn quá.
Xuân đã đến khắp mọi đường mọi ngả
Bao ưu tư, phiền muộn sẽ cuốn xa
Nếu lòng mình ước nguyện thiết tha
Tôn thờ Chúa mà không hề mặc cả.
Xuân đã đến, xuân đã về rộn rã
Nầy bạn ơi cùng khám phá phước lành
Trong Kinh Thánh, lời Cha từ ái
Để phước thiêng trải suốt tháng năm dài.
Bình Tú Ngọc ( Quảng Nam, VN)
Xuân Ngợi Ca
Xuân đã đến cả đất trời đổi mới
Muôn hoa tươi khoe sắc một màu Xuân
Lòng rộn rã mừng vui đến vô ngần
Cảm tạ Chúa, Đấng yêu thương diệu vợi.
Cứ mỗi lần lòng ta nghe Xuân tới
Thấy đông qua, mưa đã dứt hết rồi
Tiếng chim ca lảnh lót khắp nơi nơi
Miệng thầm hát khúc tình ca khen ngợi. (1)
Ôi Cứu Chúa lòng con vui phơi phới
Được thờ Ngài, thật phước hạnh quá thay
Sông, núi, cỏ cây, hoa lá Chúa bày
Tuyệt vời quá, không lời nào mô tả.
Xuân đã đến đem bao điều mới lạ
Chúa cho ta thêm một tuổi với đời
Thời gian trôi mau, ôi lạy Chúa Trời
Ban khôn ngoan đếm từng ngày kết quả (2)
Xuân đã đến, tình yêu Ngài lan tỏa
Trong thiên nhiên, vạn vật khắp nơi nơi
Biết bao người còn sống cảnh chơi vơi
Cần cứu giúp khỏi khổ đau, tan rã.
Xuân đã đến, Xuân đã về mọi ngả
Nguyện Chúa Xuân ban phước suốt năm dài
Nguyện Chúa Xuân dẫn dắt cả tương lai
Để lòng ta sống cho Ngài vui thỏa.
– Nguyễn – Đình – Bùi – Thị –
( Quảng Nam, Việt Nam)
(1): Theo ý Nhã-ca 2: 11-12.
(2): Theo ý Thi-thiên 90: 12.
Nối lời ngợi Chúa
Muôn nghìn mai sau
Xin làm cánh én bay cao
Báo Tin Mừng đến
Đồng bào quê hương
Xin làm trăng sáng ngàn phương
Soi hoàng hôn
Giữa đêm trường mênh mông …
Phúc-âm
vang vọng biển Đông
Trường Sơn vui hát
Cửu Long đón mừng!
Ơn Cha
Cõng biển lên rừng
Nung từng hạt muối
Ngọt lừng môi con
Ơn Người
Lội suối trèo non
Đem “Tình Thương”
Sưỡi ấm linh hồn ăn năn…
Nguyện cầu
Ơn Chúa toàn năng
Mở đường Cứu chuộc
Quê hương khổ cùng!
Đêm Đông
Gía buốt lạnh lùng
Có vì sao chiếu
Mông lung giữa trời
Tuyết tan
Đón Chúa vào đời
Ánh bình minh
Ấm.
Chân trời
Mùa Xuân.
Noel 2010
Nguyễn Bính sinh năm 1918, tên đầy đủ của ông là Nguyễn Trọng Bính, quê ở Thôn Thiện Vịnh, Xã Cộng Hòa, Huyện Vụ Bản, Tỉnh Hà Nam. Ông tạ thế ngày 20. 1. 1966.
Có thể nói, thi sĩ là một người yêu thích hoa, đặc biệt là các loài hoa của làng quê, miền quê Việt Nam. Trong thơ ông, hoa chiếm một vị trí khá trang trọng. Hoa làm cho thơ ông đẹp thêm lên rất nhiều, đầy hương vị thêm lên rất nhiều. Mùa Xuân là mùa của hoa khoe sắc thắm khắp nơi nơi, làm đẹp muôn người, muôn nhà. Nhân dịp mùa Xuân mới về, chúng ta cùng bước vào vườn hoa của Thi sĩ Nguyễn Bính-một nhà thơ của chân quê, tình quê, hồn quê và cũng là nhà thơ của hoa nữa để thưởng thức cái đẹp đẽ, cái thơm tho của các loài hoa trong thơ ông.
Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy
Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ
Mẹ bảo: “Thôn Đoài hát tối nay”.
(Mưa Xuân).
Hoa xoan là hoa của miền quê, của đồng quê, nhất là làng quê miền Bắc của Thi sĩ. Hoa xoan trắng đẹp một cách gần gũi với người dân quê, thanh bạch giống như tấm lòng của họ.
Nơi này chán vạn hoa tươi
Để yên tôi hái đừng mời tôi lên
Một đi làm nở hoa sen
Một cười làm rụng hàng nghìn hoa mai
Hương thơm như thể hoa nhài
Những môi tô đậm làm phai hoa đào
Nõn nà như thể hoa cau
Thân hình yểu điệu ra màu hoa lan.
(Lòng yêu đương).
Như cả một rừng hoa được nhà thơ đem trồng trong vườn yêu đương của mình để cho tình yêu được thăng hoa. Nào là hoa sen, hoa mai, hoa nhài, rồi hoa đào, hoa cau, hoa lan đều có đủ, đẹp ơi là đẹp!
Anh trồng cả thảy hai vườn cải
Tháng chạp hoa non nở cánh vàng
Lũ bướm láng giềng đang khát nhụy
Mách cùng gió sớm rủ rê sang.
(Hết bướm vàng)
Hoa cải đang e ấp nở dưới trời Xuân ấm áp, cộng với bướm vàng đang say sưa hút nhụy hoa làm vàng rực cả khu vườn của thi sĩ. Đáng yêu làm sao!
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.
(Chân quê)
Hoa chanh, một loài hoa rất gần gũi với những người ở thôn quê, làng quê. Hoa chanh đơn sơ, mộc mạc như người dân quê mộc mạc, đơn sơ, nhưng đó là “hương đồng, gió nội”, đó là “hồn quê” đấy, nhớ giữ gìn, chứ đừng để bay mất đi thì không còn biết “ăn làm sao, nói làm sao” được nữa với bà con làng xóm thân yêu.
Hồn anh như hoa cỏ may
Một chiều cả gió bám đầy áo em.
(Hoa cỏ may)
Không gì bình dị hơn hoa cỏ may, ấy vậy mà thi sĩ vẫn lưu tâm đến, vì nó chính là … hồn anh, hồn của mọi người làng quê. Hoa cỏ may gần gụi với người dân quê biết bao, quấn quýt với người dân quê biết bao!
Thong thả dân gian nghỉ việc đồng
Lúa thì con gái mượt như nhung
Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng
Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng.
(Xuân về).
Hoa bưởi, hoa cam, toàn là những loài hoa thân thương, quen thuộc của miền quê Việt Nam. Thiếu những loài hoa nầy, người làng quê như thiếu … làng quê vậy.
Chòm hoa râm bụt bên bờ giếng
Nở đỏ như muôn mảnh lụa điều
Tôi dối lòng tôi nên chẳng dám
Nhận là mình đã bắt đầu yêu.
(Nhặt nắng)
Ở miền quê Việt Nam, hầu như nhà nào cũng có trồng hoa dâm bụt để cho nhà được mát mẻ và thêm đẹp đẽ. Hoa dâm bụt có màu đỏ không kiêu sa nhưng đằm thắm, mặn mà như những cô thôn nữ mặn mà, đằm thắm vậy. Những chàng trai, cô gái miền quê thường hay tỏ tình qua những hàng dâm bụt, chàng thi sĩ ở đây cũng vậy, yêu cô thôn nữ bên thôn Đông, nhưng còn thẹn thùng, e ngại không dám “nhận mình là đã bắt đầu yêu”. Ôi, thế mới lạ cơ chứ!
Lòng anh như hoa hướng dương
Trăm nghìn đổ lại một phương mặt trời
Lòng em như cái con thoi
Thay bao nhiêu suốt mà thoi vẫn lành.
(Em với anh).
Hoa hướng dương là một loài hoa được nhắc tới như là một loài hoa cao thượng, trong sáng, vì khi nở nó luôn hướng về phía mặt trời để đón lấy ánh sáng và nhờ đó mà hoa thêm rạng ngời, vàng óng rất đẹp. Tấm lòng của thi sĩ giống như hoa hướng dương, luôn hướng đến điều tốt lành, trong sáng, luôn dành cho tình yêu, cho người mình yêu những gì trong sáng, đẹp đẽ nhất.
Nhà gianh thì sẵn đấy
Vợ xấu có làm sao
Cuốc kêu dài bãi sậy
Hoa súng nở đầy ao.
(Thanh đạm)
Không có gì chân chất, bình dị hơn hoa súng. Hoa sung nở trong ao, trong đầm, thơm một cách mộc mạc, dễ chịu và gần gũi vô cùng với người dân quê. Phải chăng đó cũng chính là tâm hồn chân quê của chính thi sĩ?
Vườn nhà tết đến hoa còn nở
Chị gởi cho em một cánh hồng
Tha hương chả gặp người tri kỷ
Một cánh hoa tươi đỡ lạnh lòng.
(Xuân tha hương)
Tết đến, thi sĩ không về nhà ăn tết được, ở nơi tha hương, thi sĩ nhớ về quê nhà, nhớ đến vườn hoa Tết của gia đình, và mong được một cánh hồng từ nhà gởi đến làm quà tết để được ấm lòng khi phiêu bạc phương xa. Thật cảm động làm sao trước nỗi lòng của một thi sĩ tha hương!
Mùa thu hoa cúc lại tàn
Thuyền ai buộc mãi bên làn cây cong!
Người về để lạnh phòng không
Thu rơi từng cánh cho lòng nhớ thương.
(Thu rơi từng cánh).
Nói đến mùa Thu là nói đến hoa cúc, hay nói cách khác, thiếu hoa cúc thì không thể gọi là mùa Thu. Mùa Thu cũng là mùa của hoài niệm, mùa của nỗi nhớ niềm thương. Lòng chàng thi sĩ như đong đầy nhớ thương khi mùa Thu về trong cô liêu.
Lữ hành bắt gặp quán cơm
Bầy ong bắt gặp mùi thơm hoa rừng
Đèo cao cho suối ngập ngừng
Nắng thoai thoải nắng chiều lưng lửng chiều.
(Đường rừng chiều).
Hầu như văn nhân thi sĩ nào cũng đều được Trời phú cho một tâm hồn giàu cảm xúc, một tấm lòng ưa khám phá, tìm kiếm. Nguyễn Bính thi sĩ cũng vậy, ông cũng ưa làm lữ khách để đi đây, đi đó khám phá, kiếm tìm những điều mới mẽ cho mình, cho thơ ca của mình. Một lần đi trong con đường rừng chiều, thi sĩ thỏa thích với mùi thơm của hoa rừng lan tỏa trong không gian. Thật thú vị cho đời của một thi nhân!
Nhà tôi có một vườn dâu
Có giàn đỗ ván có ao cấy cần
Hoa đỗ ván nỡ mùa xuân
Lứa dâu tháng tháng, lứa cần năm năm.
(Nhà tôi).
Đỗ ván là một loại cây mình dây, hầu như ở thôn quê nhà nào cũng có trồng đỗ ván để có thêm nguồn thực phẩm trong gia đình. Mỗi khi nhìn thấy đỗ ván nở hoa là ta biết mùa xuân đang cận kề, mùa xuân đà hiển hiện cho ta cho người rồi.
Cùng quen thuộc với hoa đỗ ván, thiên lý cũng là loài hoa được nhiều người dân quê ưu ái trồng trong vườn nhà mình, cũng để có thêm món ăn ngon cho gia đình. Hoa thiên lý thơm một cách thoang thoảng, nhưng ấn tượng lắm, khó quên lắm, chứ đừng có xem thường:
Thăm thẳm trời xanh lộng đáy hồ
Mùi hoa thiên lý thoảng chiều thu
Con cò bay lả trong câu hát
Giấc trẻ say dài nhịp võng ru.
(Chiều thu)…
Có lẽ còn một vài loài hoa nữa trong thơ Nguyễn Bính thi sĩ mà trong bài viết nầy chưa đề cập đến đầy đủ được, nhưng chỉ ngần ấy loài hoa đó thôi, cũng đủ cho ta thấy những vần thơ thi sĩ dành cho hoa cũng không phải là ít. Khá nhiều loài hoa xuất hiện trong thơ của Nguyễn Bính, và phần lớn trong số đó là các loài hoa của miền quê, của thôn quê, của làng quê thân thương Việt Nam. Nào là hoa xoan, hoa cau, hoa bưởi, hoa cỏ may, hoa cam, hoa cải, hoa đỗ ván, hoa sung, hoa râm bụt, … và nhất là hoa chanh. Thật thú vị khi điểm mặt những loài hoa dễ thương dễ mến, gần gũi, quen thuộc như thế trong thơ của Nguyễn Bính. Qua những loài hoa chân chất, mộc mạc ấy, ta cũng dễ nhận ra một điều là Nguyễn Bính được sinh ra là để yêu thương thôn quê, làng quê, miền quê vậy.
Vâng, quả thật như vậy! Những câu kết trong bài thơ “Chân quê” của thi sĩ giống như là “tuyên ngôn thi ca”của ông tuyên bố với mọi người:
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.
Nói đến mùa Xuân là phải nói đến hoa. Mùa Xuân mà thiếu hoa thì có thể nói không còn gì là mùa Xuân nữa.
Ai đã tạo nên những sắc màu đẹp nhất của các loài hoa?
Mỗi khi nhìn thấy hoa, thưởng thức vẻ đẹp của hoa, chất ngất trong mùi thơm của hoa, tôi thường tự hỏi ai làm cho hoa thơm thế, ai mặc cho hoa màu đẹp thế? Và tôi tìm được câu trả lời thật rõ ràng, thật chí lý, không có gì rõ ràng, chí lý hơn. Câu trả lời ấy ở trong Kinh Thánh sách Ma-thi-ơ, chương 25, từ câu 25 đến câu 29 như sau:
“Vậy nên ta phán cùng các ngươi rằng: Đừng vì sự sống mình mà lo đồ ăn uống; cũng đừng vì thân thể mình mà lo đồ mặc. Sự sống há chẳng quý trọng hơn đồ ăn sao, thân thể há chẳng quý trọng hơn quần áo sao? Hãy xem loài chim trời: chẳng có gieo, gặt, cũng chẳng có thâu trữ vào kho tàng, mà Cha các ngươi trên trời nuôi nó. Các ngươi há chẳng phải là quý trọng hơn loài chim sao? Vả lại, có ai trong vòng các ngươi lo lắng mà làm cho đời mình được dài thêm một khắc không? Còn về phần quần áo, các ngươi lại lo lắng mà làm chi? Hãy ngắm xem những hoa huệ ngoài đồng mọc lên thể nào; chẳng làm khó nhọc, cũng không kéo chỉ; nhưng ta phán cùng các ngươi, dẫu vua Sa-lô-môn sang trọng đến đâu, cũng không được mặc áo tốt như một hoa nào trong giống đó.”
Chính Đức Chúa Trời là Đấng đã tạo dựng nên muôn loài vạn vật cho con người chúng ta được hưởng, trong đó có muôn ngàn loài hoa xinh tươi, đẹp đẽ, thơm tho vô cùng mà chúng ta được nhìn thấy hàng ngày, nhất là vào mỗi dịp xuân về.
Tạ ơn Đức Chúa Trời vì Ngài đã ban muôn ngàn loài hoa xinh tươi, đẹp đẽ cho bạn và cho tôi được thưởng thức. Chỉ có Đấng tuyệt mỹ mới có thể làm ra được những loài hoa tươi đẹp như thế phải không bạn?
Mùa Xuân đang về với mỗi một chúng ta, muôn hoa tươi đang khoe sắc để đón Xuân sang. Hãy chuẩn bị tâm hồn để vui Xuân, để thưởng thức vẻ đẹp tuyệt vời của các loài hoa và hãy cùng tôi nói lời cảm ơn Đấng tuyệt mỹ đã ban các loài hoa tươi thắm cho chúng ta.
Chúc bạn hưởng một mùa Xuân an lành trong tình yêu của Đấng tuyệt mỹ ban cho!
Dưới dây là danh mục chi tiết:
STT |
Tên Bài Hát |
Mã số Viettel |
Mã số Mobi |
1 |
Bài ca Giáng Sinh |
60411081 |
5069550 |
2 |
Đêm thánh |
60411082 |
5069553 |
3 |
Đêm thánh tuyệt vời |
60411083 |
5069554 |
4 |
Đêm yên lặng |
60411089 |
5069561 |
5 |
Marry hạ sinh em bé trai |
60411084 |
5069556 |
6 |
Món quà giáng sinh đầu tiên |
60411085 |
5069557 |
7 |
Quà yêu thương |
60411086 |
5069559 |
8 |
Tình thương yêu của đức chúa trời |
60411088 |
5069563 |
9 |
Tình yêu trời |
60411090 |
5069566 |
10 |
Tình yêu vô biên |
60411091 |
5069568 |
11 |
We wish you a merry christmas |
60411092 |
5069567 |
Hướng dẫn sử dụng NHẠC CHỜ mạng Viettel: 1.Đăng ký sử dụng dịch vụ nhạc chờ: DK gửi đến 1221 2.Chọn bài hát yêu thích: BH gửi đến 1221 3.Để tặng bài nhạc chờ: TANG gửi đến 1221 Thông tin chi tiết sẽ được cập nhật tại website: |
|
Hướng dẫn sử dụng NHẠC CHỜ mạng Mobi: 1.Đăng ký sử dụng dịch vụ nhạc chờ: DK gửi đến 9224 2.Chọn bài hát yêu thích: CHON gửi đến 9224 3.Để tặng nhạc chờ: CHON gửi đến 9224 Thông tin chi tiết sẽ được cập nhật tại website: |
|
Hướng dẫn sử dụng NHẠC CHỜ mạng Vina: 1.Đăng ký sử dụng dịch vụ nhạc chờ: DK gửi đến 9194 2.Mua bài hát yêu thích: TUNE gửi đến 9194 3.Chọn bài hát đã mua làm nhạc chờ: MD gửi đến 9194 4.Để tặng bài nhạc chờ: TANG gửi đến 9194 Thông tin chi tiết sẽ được cập nhật tại website: |
|
Hướng dẫn sử dụng NHẠC CHỜ mạng SFone: 1.Đăng ký sử dụng dịch vụ nhạc chờ: DK gửi đến 9098888 2.Chọn bài hát yêu thích: gửi đến 9098888 3.Để TẶNG bài hát: TANG gửi đến 9098888 Thông tin chi tiết sẽ được cập nhật tại website: |
|
Quyết tâm tin cậy
Nhạc : Wm J. Kirpatrick Lời : Mai-Ðào
Nhạc điệu : ‘’Tis so sweet to trust in Jesus ‘’
Thánh ca 1958 (bìa tím) số 268
Thánh ca 1998 (bìa đen) số 261
Câu đầu : ‘’ Thoả thích thay,tin cậy Chúa Jesus ‘’
1. Quyết tâm tôi tin lời hứa của Ngài,
lời êm ái thay, ngon ngọt thay :
– ’’ Ðến theo TA, con được sống đời đời,
TA sẽ là Chúa con từ nay ! ‘’.
Ðiệp-khúc
Giê-su, Giê-su, duy một Chúa thôi,
ban ánh sáng thiêng soi đời tôi ;
Giê-su, Giê-su, quý trọng tuyệt vời,
tôi chỉ cậy, chỉ tin Ngài thôi !
2. Quyết tâm tôi tin lời hứa của Ngài,
lời Kinh-Thánh nuôi linh hồn tôi.
Sớm khuya tôi trò chuyện, khẩn cầu Ngài,
nghe tiếng Ngài nói riêng cùng tôi.
3. Quyết tâm tôi theo đường lối của Ngài,
đường tươi mát thay, êm đềm thay !
Thánh-Linh đưa tôi từng bước, từng ngày,
Kinh-Thánh làm đuốc soi đường ngay.
4. Quyết tâm tôi trông đợi sẽ gặp Ngài,
ngày thiên sứ đưa linh hồn tôi ,
Vút bay lên thiên đàng thấy mặt Ngài,
nghe tiếng Ngài nắm tay mừng tôi.
Cờ thập tự phất lên
Nhạc : Jos. F.Knapp Lời : Mai-Đào
Nhạc điệu : ‘’ Blessed assurance’’
TC 1958 (bìa tím) số 269
TC 1998 (bìa đen) số 152
câu đầu : ‘’ Chúa thuộc về tôi …’’
1. Tín hữu toàn Âu châu, về đây với nhau,
Đem đèn linh đuốc thiêng, đến đây châm dầu thêm.
Đến đây từ muôn phương, nề chi gió sương,
Cầm tay nhau vấn vương, tha thiết tình thương.
Điệp khúc :
Cờ thập tự phất lên, trống thánh gióng lên,
Nghe Jesus hô : ‘’ Tiến ‘’; gươm thiêng vùng lên.
Thần-linh Chúa đưa đường, đánh tan đối phương,
Vì vinh-quang Chúa ta, Ha-lê-lu-gia.
2. Tín hữu toàn Âu châu, về đây với nhau,
Đem đèn linh đuốc thiêng, đến đây ta cùng nhen.
Bữa nay luyện tinh-binh, mài gươm Thánh-kinh,
Ngày mai đi bốn phương, gieo rắc tình thương.
3. Đến đây từ muôn phương, nề chi gió sương,
Mai ngày tuy cách xa, vẫn chung nhau lời ca ;
Vẫn chung lời thông công, cùng nhau ngóng trông,
Ngày Jesus tái lâm, vinh hiển ngàn năm.
mmmmmmmmmmmmmmmmmmmmm
Lưu ý câu : tín hữu toàn Âu châu. Xin sửa đổi địa danh cho hiệp với cuộc nhóm lại.
Tay Giê-su là Tảng Ðá lớn
Nhạc : Ira D. Sankey Lời : Mai-Ðào
Nhạc điệu : ‘’ A shelter in the time of storm ‘’
Thánh ca 1958 (bìa tím) số 282
Thánh ca 1998 (bìa đen) số 266
câu đầu : ‘’ Nhờ Jesus ngăn che như Tảng Ðá ‘’
1. Bình phong an ninh, căn cơ kiên cố,
cho tôi nương thân trong lúc phong ba,
Là tay Giê-su, duy tay Giê-su,
là TẢNG ÐÁ LỚN chặn gió chắn mưa !
Tôi đứng giữa sóng gió cuốn,
cũng không lay, không chao,
nhờ tôi nương thân chắc trong Giê-su ;
Tôi đứng giữa trũng bóng chết,
cũng không chi lo âu,
nhờ TẢNG ÐÁ LỚN là tay Giê-su !
2. Bàn tay Giê-su, căn cơ kiên cố,
cho tôi nương thân trong lúc phong ba,
Bàn tay Giê-su, căn cơ kiên cố,
là TẢNG ÐÁ LỚN chặn quỷ chắn ma !
Ai dám đứng, dám chống giữ lúc Sa-tan bao vây ?
nào ai to gan dám ra nghênh ngang ?
Tôi sẽ đứng, sẽ chống giữ lúc Sa-tan bao vây !
nhờ TẢNG ÐÁ LỚN là tay Giê-su !
3. Gặp cơn nguy nan, tôi kêu Giê-su,
cho tôi nương thân trong lúc phong ba,
Còn đâu an ninh hơn tay Giê-su ?
là TẢNG ÐÁ LỚN chặn gió chắn mưa !
Tôi giống lá úa héo hắt,
giống lau thưa tong teo,
nhìn mây lo mưa, ngó trăng lo sao,
Nhưng đứng giữa gió táp,
cũng không lay, không chao,
nhờ TẢNG ÐÁ LỚN là tay Giê-su !
Chúa Giê-su Chúa lạ lùng
Nhạc : W.H.Doane Lời : Mai-Ðào
Nhạc điệu : ‘’Take the name of Jesus with you ‘’
Thánh ca 1958 (bìa tím) số 288
Thánh ca 1998 (bìa đen) số 431
câu đầu : ‘’ Này ai sống trong lao khổ ưu sầu ‘’
1. Dầu đi tới đâu tôi vẫn ca mừng,
Rằng Giê-su là Chúa lạ lùng !
Trần thế ai nào đâu so sánh bằng !
Duy một Chúa Giê-su quyền năng.
Ðiệp-khúc
Chúa Giê-su, Chúa lạ lùng !
Trời cao chúc tụng danh Chúa tôi.
Chúa Giê-su, Chúa đời đời,
Trần gian hát mừng, ngóng trông Ngài.
2. Dầu ai té bên đông, ngã bên đoài,
Người trước sau nằm sấp, sải dài ;
Gìn giữ tôi bình yên trong lửa hừng,
Duy một Chúa Giê-su quyền năng.
3. Dầu ma quỷ bao vây tấn công hoài,
Chèn ép tôi hầu té sải dài ;
Ngài giữ tôi bình yên như đất bằng,
An toàn đứng trong tay quyền năng.
4. Hồi đau đớn hay sung sướng, vui cười,
Hoặc lúc xuôi cặp mắt lià đời,
Hoàn cảnh không làm tôi thôi hát mừng,
Ca tụng Chúa Giê-su quyền năng.
5. Bạn mong ước như tôi, cứ vui mừng ?
Bạn muốn nương nhờ Chúa lạ lùng ?
Bạn muốn bình yên trong lửa hừng ?
Mau nhận Chúa Giê-su quyền năng.
Vì thương mến đến tôi
Nhạc : A.J. Gordon Lời : Mai-Ðào
Nhạc điệu : ‘’My Jesus, I love Thee ‘’(?)
Thánh ca 1958 (bìa tím) số 299
Thánh ca 1998 (bìa đen) số 182
câu đầu : ‘’ Lòng tôi kính mến Jesus, biết nay Ngài thuộc tôi ‘’
1.Vì sao Chúa Giê-Su chịu chết trên thập-tự kia ?
Vì sao huyết Chúa rơi, đầu mắc gai ngập vành tai ?
Vì tôi, Chúa Giê-Su vui lòng chết trên thập-tự,
Vì tôi, huyết Chúa tuôn tràn, tan nát thân ngàn vàng.
2. Bạn ơi, há có ai chịu chết thay người tội chăng ?
Bạn ơi, há có ai chịu khổ đau vì Bạn chăng ?
Mà sao Chúa Giê-Su lìa chốn cao thiên-đàng,
Chịu đinh đóng, giáo đâm, chịu tan nát thân ngàn vàng ?
3. Vì thương mến chúng ta lạc lối trong vòng tội ô,
Vì không muốn thấy ta chìm đắm trong vòng bùn nhơ,
Vì anh, Chúa Giê-Su vui lòng chết trên thập-tự,
Vì tôi, huyết Chúa tuôn tràn, tan nát thân ngàn vàng.
4. Tình yêu Chúa lớn lao, tựa núi cao, tựa biển sâu,
Bạn ơi,hãy đến mau, nhận lãnh ơn từ trời cao.
Bạn ơi, có nghe chăng đây lời Chúa đang khuyên mời,
Bạn ơi, hãy đến mau, cùng tôi hưởng ơn đời đời.
mmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmm
Này ta đây chiến binh Tin-Lành
Nhạc : J.L.Webb Lời : Mai Ðào
Nhạc điệu : Stand up, stand up for Jesus
Thánh ca 1958 (bià tím) số 315
Thánh ca 1998 (bià đen) số 323
câu đầu : ‘’ Này tinh binh của quân thập-tự…’’
1. Này ta đây chiến binh Tin-Lành,
theo Thần-Linh ta bước nhanh !
Ðồng tâm hăng hái ra sa trường,
tranh hùng cho Chúa yêu thương.
Sợ chi mưa chiều hay nắng sớm,
sương tuyết không chùng bước chân,
Cùng đi rao khắp nơi xa gần :
‘’ Tin-Lành, ơn cứu muôn dân !’’
2. Này ta đây chiến binh trung thành,
tay cầm gươm thiêng Thánh Kinh,
Bàn chơn say bước trong TIN MỪNG,
giây nịt chân lý bao lưng.
Dùng ơn cứu chuộc thay nón sắt,
Ðeo thuẫn khiên bằng đức tin,
Bọc thân trong áo giáp công bình,
dương cờ lên, hỡi tinh binh!
3.Này ta đây chiến binh can trường,
ra trận giao tranh đối phương,
Buồn vui, no đói, ta không nề,
theo Thần-Linh, tiến lên đi.
Dù Sa-tan nhiều mưu, lắm kế,
hung dữ, quỳ quyệt gớm ghê ;
Tiền phong ta quyết không nao sờn,
tranh hùng cho Chúa yêu thương.
4. Rồi mai đây bước vô thiên thành,
nghe lời êm êm phán ra :
‘’ Kià con trung tín, con ngay lành,
Mau lại đây, đến bên Cha !
Này đây kim miện, đây áo trắng,
ban thưởng cho người quyết tâm,
Vì TA rao khắp nơi xa gần :
‘’ Tin-Lành, ơn cứu muôn dân !’’
mmmmmmmmmmmmmmm