Đài phát thanh Voice of the Martyrs Canada (VOMC), hiện đang hợp tác với một kênh truyền hình Cơ Đốc tại khu vực Trung Đông, cho biết rằng mặc cho những khó khăn đến từ khủng bố, bắt bớ hay chiến tranh, Cơ Đốc nhân Iraq và Syria vẫn lựa chọn tìm đến Phúc Âm.
“Hàng ngàn, hàng ngàn người tìm đến Đấng Christ”, đại diện của VOMC cho biết. “Chúng tôi đang giữ liên lạc với các trạm FM ở Iraq và đã nói chuyện với rất nhiều người có người thân ở Trung Đông”.
“Rất nhiều lời chứng được chia sẻ với chúng tôi”, người đại diện cho biết.
Tại Iran, các hội thánh tư gia luôn là mục tiêu của chính phủ Hồi giáo. Mặc cho bắt bớ, nhóm truyền giáo Elam Ministries cho biết số lượng Cơ Đốc nhân vẫn không ngừng tăng, theo ước tính có khoảng 360.000 người tin Chúa tại Iran tại thời điểm hiện tại – so với con số 500 người của năm 1979.
“Lãnh đạo hội thánh tin rằng sẽ có thêm hàng triệu người nữa trong những năm tới đây – một cơn đói khát thuộc linh và sự vỡ mộng trước chế độ Hồi giáo”, mục vụ Elam Ministries tuyên bố.
“Nếu chúng ta thành tín với sự kêu gọi của mình, chúng tôi tin chắc chúng ta sẽ có thể nhìn thấy đất nước này thay đổi ngay khi chúng ta còn trên đất. Iran là một quốc gia chiến lược, sự lớn mạnh của hội thánh tại Iran sẽ tác động đến những đất nước Hồi giáo khác trên thế giới”.
Ngoài ra, người Hồi giáo tị nạn tại Châu Âu cũng liên tục được nhắc đến trong những câu chuyện gần đây. Tờ báo The Guardian của nước Anh chỉ ra con số thống kê về lượng người Hồi giáo tìm đến nhà thờ ở Châu Âu tăng mạnh.
Một hội thánh tại Steglitz, Berlin có số lượng thành viên tăng từ 150 lên 700 người nhờ vào sự góp mặt của những tân tín hữu xuất thân Hồi giáo. Một hội thánh khác ở Áo có số lượng lớn đăng ký làm báp-tem, tăng vọt 70% chỉ trong 3 tháng đầu năm 2016.
“Tôi thấy rằng lịch sử của Hồi giáo đã hoàn toàn khác so với những gì chúng ta được dạy trong các trường học. Tôi nghĩ, có lẽ vì nó là một tôn giáo bắt đầu với sự bạo lực”, một tân tín hữu tại Iran, 32 tuổi, cho biết.
“Một tôn giáo bắt đầu bằng bạo lực không thể dẫn đưa người ta đến với tự do và sự yêu thương. Chúa Giêxu nói rằng ‘những người dùng kiếm sẽ chết vì kiếm’. Điều này đã thực sự thay đổi đầu óc tôi”, tân tín hữu tên Johannes cho biết.
Nhiều hội thánh tại Đức báo cáo tăng trưởng trong năm 2016, tờ báo The Independent nhấn mạnh rằng người Hồi giáo, đặc biệt là người Iran, đang nhận thấy Phúc Âm chính là cơ hội mới để được tự do.
“Nhiều trong số họ đến Đức và nhận ra rằng ở đây họ có thể chọn tôn giáo cho mình và tôi muốn chọn một tôn giáo của sự tự do”, mục sư Matthias Linke của hội thánh Freikirchlichen Gemeinde ở Berlin.
“Đối với rất nhiều người Iran mà tôi đã làm báp-tem, Cơ Đốc giáo chính là tôn giáo của tự do”.