Home Uncategorized PASSOVER VÀ EASTER LIÊN QUAN NHƯ THẾ NÀO?

PASSOVER VÀ EASTER LIÊN QUAN NHƯ THẾ NÀO?

by Hong An
30 đọc

Tại Passover Seders, người Do Thái ăn matzah (bánh không có men ) và nhỏ ra những giọt rượu với hồi niệm từ trong ký ức tượng trưng cho thời kì 10 tai vạ tại Ai Cập có trong Kinh thánh.

Khái niệm nô lệ như một hình thức của cái chết được nhấn mạnh trong câu chuyện được kể trong Lễ Vượt Qua. Gia tộc nhỏ xuất thân từ Áp-ra-ham định cư ở Ai Cập, họ phát triển và nhân lên, trở nên đông đảo và hùng mạnh đã làm dấy lên sự phẫn nộ của người Ai Cập. Họ bị hạ bệ bởi lao động khổ sai và áp bức khắc nghiệt. Nhưng con cháu của Áp-ra-ham kêu cầu Đức Chúa Trời và Ngài dắt đưa họ ra khỏi chế độ nô lệ. Ngài rẽ Biển Đỏ và giải thoát Israel khỏi cơn giận giết người của Pharaoh.

Huyết của cừu con được nhắc đến trong Lễ Vượt Qua, Thiên Chúa đã truyền rằng Israel phải ghi nhớ lại những gì Thiên Chúa đã làm cho dân tộc của mình, ấy là cánh tay mạnh mẽ đã rút Israel ra khởi nhà nô lệ.

Origen, một nhà tư tưởng Cơ Đốc giáo sơ khai có ảnh hưởng sâu sắc, đã củng cố cách giải thích này. Ông cho rằng từ Hy Lạp cho Lễ Vượt Qua, pascha, bắt nguồn từ từ đau khổ, paschein, mà Tân Ước dùng để mô tả cái chết đau đớn của Chúa Jesus. Trong các bức tranh thời trung cổ, thường được miêu tả theo lời chứng của John the Baptist tring Phúc âm Giăng 1:29

“Qua ngày sau, Giăng thấy Đức Chúa Jêsus đến cùng mình, thì nói rằng: Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi.”

Huyết và sự hy sinh chắc chắn là không thể thiếu đối với ý nghĩa của sự thương khó của Chúa Jesus, và điều này có liên quan đến hình bóng trong lễ Vượt qua của người Do Thái.

Bởi tính đa dạng trong các ngôn ngữ, mối liên hệ giữa các ngày lễ của người Do Thái và Cơ Đốc Giáo được bày tỏ rất rõ ràng. Từ trong tiếng Hê-bơ-rơ có nghĩa là Lễ Vượt Qua. Trong tiếng Pháp, lễ Phục sinh là Paques, tiếng Ý là Pas Pasa. Trong nhiều ngôn ngữ khác, từ Phục Sinh là phiên âm từ tiếng Hy Lạp cho Lễ Phục Sinh là Pascha. Chữ tiếng Anh Passover được nhận từ tiếng Hy Lạp pesah, trong sách Xuất Hành chương 12 câu 13, “Ta sẽ Vượt Qua các ngươi… khi ta giáng hoạ trên đất Ai-cập”. Nhưng một có trường hợp ngoại lệ, từ Easter, có nguồn gốc từ tiếng Đức, xuất phát từ ngôn ngữ cổ xưa, hàm ý cho một cuộc sống mới, có nghĩa là Sự Phục Sinh.

Trong Tân Ước, Lễ Vượt Qua và Phục Sinh có cùng thời gian với nhau. Chúa Jesus vào thành Jerusalem, Ngài mong mỏi dự lễ Vượt Qua với các môn đồ của mình trước khi Ngài chịu thương khó. Một số những Cơ Đốc Nhân đầu tiên đã lặp lại chính xác trình tự, đánh dấu Lễ Phục Sinh trùng với thời gian trong Lễ Vượt qua. Mối liên hệ giữa Lễ Vượt Qua và Lễ Phục Sinh còn gợi mở sâu sắc hơn nữa từ trong Cựu Ước, huyết của con chiên trong Lễ Vượt Qua được nhấn mạnh, thì trong Tân Ước hình ảnh Chiên Con và huyết lại được nhắc tới một cách đặc biệt trong Phúc Âm Giăng và Sách Khải Huyền. Ý nghĩa của lễ Phục Sinh liên quan đến Lễ Vượt Qua trong Cơ Đốc Giáo, Giăng 1:”29…Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi”.

Đấng toàn năng giải cứu dân của mình. Ngài mở khóa nhà tù của bóng tối và phá tan sức mạnh của sự chết. Đây là ý nghĩa chung của lễ Phục sinh của Cơ Đốc giáo và Lễ Vượt qua trong Do Thái giáo.

Hội Đồng Nicaea vào năm 325, đã quyết định rằng Lễ Phục sinh không bao giờ trùng với Lễ Vượt qua của người Do Thái. Đây là Công đồng toàn thể đầu tiên trong lịch sử Hội Thánh kể từ Giáo hội nghị các Sứ đồ được tổ chức tại Jerusalem. Từ chính quyết định này, Giáo Hội đã không còn ràng buộc gì dưới bất kỳ hình thức nào với tuyển dân của Chúa và hoàn toàn độc lập với người Do Thái. Nhưng họ đã quên mất rằng, Đấng Christ đã đến thế gian mang hình hài của một người Do Thái. Khi cái gốc rễ bị cắt đứt và Giáo hội trở nên thuộc riêng người ngoại.

Có một mối liên hệ sâu sắc giữa Lễ Phục Sinh và Lễ Vượt Qua. Cả hai kỳ lễ đều mang ý nghĩa về sự chết để cho một cuộc sống mới bắt đầu. Tất cả chúng ta đều bất lực trước sự chết. Đấng Toàn Năng đã giải cứu dân của Chúa, Ngài đã mở khóa âm phủ cùng bóng tối và phá tan sức mạnh hủy diệt của sự chết. Đây chính là ý nghĩa của lễ Phục Sinh liên quan đến Lễ Vượt Qua. Cả hai kỳ lễ đều chung một ý nghĩa, phải đối diện với sức mạnh đáng sợ của sự chết và cả hai đều tuyên bố Thần của sự sống vĩ đại hơn.

Bạn thân mến! Ngày hôm nay, chúng ta hãy cùng cầu nguyện về sự phục hồi trong mối quan hệ giữa Cơ Đốc Nhân và người Do Thái, Amen!

Biên tập Cơ Đốc Nhân Vì Do Thái Quốc Tế

https://www.facebook.com/photo?fbid=532071415775940&set=a.402329312083485
Bình Luận:

You may also like