Home Quốc Tế Đứng Lên Vì Ấn Độ

Đứng Lên Vì Ấn Độ

by Ban Biên Tập
30 đọc

Họ là những nạn nhân lớn nhất của nạn buôn người trên thế giới. Hiện giờ, một hội thánh ở miền Nam California đang làm việc để giúp đỡ Dalit (Bangladore) thông qua giáo dục, làm một thông điệp Kinh Thánh mang đến niềm hy vọng và một bộ phim về tình cảnh khó khăn của họ.

Số Phận của người dân Dalit

Mỗi ngày, ở một nơi nào đó của Ấn Độ đều có một người Dalit bị hành hung, cưỡng hiếp, đánh đập và giết chết. Những người này bị xã hội ruồng bỏ, thậm chí họ không xứng đáng để được đứng trong hệ thống phân bậc đẳng cấp, phần lớn trong số họ là người nghèo, mù chữ, và sống bởi số tiền ít hơn 2 đô la một ngày.

Mục sư Matthew Cork tại Yorba Linda, California đã đến và đối mặt với hoàn cảnh của người dân Dalit. Năm 2007, trong chuyến đi đầu tiên của mình tới Ấn Độ, ông đã thấy gần hàng triệu những thách thức của họ phải chịu đựng.

“Tôi nghĩ rằng Chúa đã đưa tôi đến Ấn Độ để làm vỡ tấm lòng tôi. Khi tôi nhìn thấy họ bị đối xử như những tiện dân, bị xem kém hơn cả một con vật, tôi nhìn vào bản thân mình, tôi nhìn các con của mình – làm thế nào để ai đó có thể bị đối xử theo cách đó?”

Ông trở lại Mỹ với tấm lòng đau khổ sau chuyến đi Dalit, được khích lệ bởi tiếng gọi từ Chúa để cố gắng giúp thay đổi số phận của họ.

“Chúng tôi tin rằng công việc của chúng tôi là trở thành chất xúc tác ở phương Tây để giải phóng người Dalit ngay tại thời điểm này, ở thế hệ của chúng ta”, ông nói.

Đối tác chính của ông ở Ấn Độ là Tiến sĩ Joseph D’Souza, người sáng lập của Mạng lưới tự do Dalit. Trong 30 năm, tiến sĩ D’Souza đã thay mặt cho những người bị gạt ra bên lề xã hội và bị áp bức ở Ấn Độ.

“Hôm nay trên thế giới có nhiều nô lệ hơn ngay cả trong thời điểm của chế độ Wilberforce. Chế độ nô lệ hiện đại là một vấn đề lớn và Ấn Độ là trung tâm của vấn đề này,” D’Souza nói.

Giáo dục cho những người bị áp bức

Tiến sĩ D’Souza nói với Mục sư Cork rằng giáo dục là chìa khóa để chấm dứt chế độ nô lệ thời hiện đại ở Ấn Độ. Năm 2002, D’Souza bắt đầu Mạng lưới tự do Dalit với mục tiêu xây dựng 1000 trường học cho trẻ em Dalit.

Mục sư Cork muốn xây dựng các trường học sau khi nhìn thấy cách tiếp cận giáo dục có thể thay đổi cuộc sống của mỗi người dân Dalit.

“Bởi vì, bạn sẽ thấy, nếu bạn có thể giáo dục họ và họ có thể bắt đầu hiểu lý do tại sao họ bị chìm trong nghèo đói, nếu họ bắt đầu hiểu được tình cảnh khó khăn của họ, nếu họ bắt đầu để thấy rằng họ được tạo ra trong hình ảnh của Chúa và rằng có cơ hội cho họ từ nền giáo dục đến từ phương tây mà chưa bao giờ được dành cho họ thì họ sẽ có cơ hội để thay đổi cuộc đời mình”, mục sư Cork cho biết.

Trường học mang tên Good Shepherd đầu tiên mở cửa vào năm 1998. Hôm nay đã có 107 trường học như thế trên khắp Ấn Độ, 42 trong số đó được tài trợ bởi hội thánh từ California.

Các em học ở các trường này nhận được nhiều hơn so với một nền giáo dục chỉ là tiếng Anh.

Rebecca Solomon, một giáo viên ở đây cho biết, “Hầu như mỗi ngày, chúng tôi nói chuyện với các em về Chúa Giêsu. Chúng tôi dạy cho các em những bài hát cơ đốc, dạy cho các em những câu Kinh Thánh. Chúng tôi muốn các em đều biết Chúa Giêsu là ai và cung cấp cho các em một cơ hội để trải nghiệm tình yêu của Chúa.”

Bộ Phim Not Today

Niềm vui khi có cơ hội để có được một nền giáo dục cho rất nhiều trẻ em Dalit trẻ là hiển nhiên. Các em không thể đủ khả năng để đi học nên Good Shepherd không tính chi phí nào để các bậc cha mẹ có thể cho các em đi học ở những ngôi trường này.

Tổ chức Friends Church đã cam kết chi 20 triệu USD để xây dựng 200 trường học Good Shepherd nữa trên khắp Ấn Độ. Để giúp nâng cao nhận thức và khuấy động mọi người trong hành động, ngoài ra còn thực hiện một bộ phim về người dân Dalit.

Bộ phim được gọi là “Not today”. Đó là một câu chuyện về một thanh niên giàu có người Mỹ từ Orange County, California, người đã đi đến các cuộc tiệc tùng nửa vòng trái đất với bạn bè của mình.

Trong hành trình này, người thanh niên ấy được tiếp xúc với thế giới của nạn buôn người. Anh quyết định đứng lên mạo hiểm cuộc sống của mình để giúp một người cha tìm kiếm cô con gái nhỏ của mình bị bán cho bọn buôn người.

Brent Martz, mục sự của Friends Church và cũng là nhà sản xuất của “Not Today” cho biết, “hy vọng rằng khi mọi người xem bộ phim này, họ sẽ thấy được câu chuyện của người dân Dalit, họ sẽ thấy những câu chuyện của chế độ nô lệ và nạn buôn bán người. Họ sẽ một cách nào đó bị lôi cuốn vào nó một cách tích cực, họ sẽ góp một phần nào đó bởi vì những gì họ cảm thấy”.

“Có lẽ cuối cùng họ sẽ cảm thấy những gì mà cô bé cảm thấy khi bị lấy đi từ tay cha cô hoặc thậm chí bị bán đi bởi chính cha mình,” ông nói.

Bộ phim sẽ được công chiếu trong các rạp chiếu phim tư tháng tư năm sau. Mục sư Cork cho biết lợi nhuận từ bộ phim sẽ giúp các quỹ hội thánh để xây dựng thêm 200 trường học ở Dalit.

Một Di Sản Vĩnh Cửu

Cork thừa nhận phá vỡ hệ thống đẳng cấp sẽ mất rất thời gian và sự cầu nguyện. Tuy nhiên, Friends Church và Mạng lưới tự do Dalit đang ở đó lâu dài, được xác định là chất xúc tác giúp cho Dalit đi lên.

“Chúng tôi đang tạo ra một di sản đời đời nơi tôi biết khi tôi lên thiên đàng sẽ có hàng ngàn hàng ngàn người Dalit ở đó. Họ sẽ nhìn vào mắt tôi và họ sẽ nói:”cảm ơn bạn vì đã tạo ra một sự khác biệt trong cuộc sống chúng tôi”, mục sư Cork chia sẻ.

Piranha (theo Christian Today)

Bài vở cộng tác và góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like