Home Lời Chứng ‘Nữ Hoàng Linh Hồn’ Và Một ‘Món Quà Từ Chúa”: Ca Sĩ Phúc Âm Huyền Thoại Aretha Franklin Qua Đời Ở Tuổi 76

‘Nữ Hoàng Linh Hồn’ Và Một ‘Món Quà Từ Chúa”: Ca Sĩ Phúc Âm Huyền Thoại Aretha Franklin Qua Đời Ở Tuổi 76

30 đọc

“Ca hát suốt cả cuộc đời. Cô ấy luôn ở trên sân khấu, cô luôn hát về Phúc Âm của lẽ thật đến với con dân Chúa,” – Mục sư Robert Smith Jr.

Nghệ sĩ Phúc Âm huyền thoại Aretha Frinklinqua đời vào ngày thứ năm, theo một nhà báo. Cô mất ở tuổi 76.

Showbiz 411’s Roger Friedman nói rằng những người thân yêu của người thắng giải Grammy lần thứ 18 “xin sự cầu nguyện và riêng tư” vào lúc này.

Những báo cáo nổi lên vào ngày 13 tháng 8 cho rằng cô Franklin bị “bệnh nặng,” và đang ở dưới sự chăm sóc bởi các nhân viên ý tế tại nhà riêng.

“Cô Aratha bị bệnh đã lâu nhưng không muốn chia sẻ bệnh của mình với thế giới,” một nguồn tin cho ET hay. “Cô luôn là một người rất riêng tư và điều cuối cùng mà cô muốn là tiết lộ thời gian khó khăn này trong cuộc đời của mình với những người hâm mộ. Cô yêu thích cuộc sống của mình và trong năm qua cô đã nói rất nhiều về những kỷ niệm tuyệt vời của mình. Cô đã dành được danh hiệu Nữ Hoàng Linh Hồn (Queen of Soul) và đó là cách mà cô muốn được nhớ đến.”

Cô Franklin rất có thể là một trong những nghệ sĩ mang tính biểu tượng nhất thế kỷ 20-21.

“Cô ấy là một nghệ sĩ Mỹ giỏi nhất,” Hội viên thành phố Boston Lydia Edwards nói. “Cô ấy đã mang âm nhạc linh hồn đến với cuộc sống.  Cô đã đưa rất nhiều âm nhạc nhà thờ từ kinh nghiệm của một người Mỹ gốc Phi đến với cuộc sống. Tôi không thể nghĩ đến một ca sĩ Mỹ nào khác nhiều hơn là Aretha Franklin.”

Rolling Stone gọi cô là ca sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại.

“Bạn biết một sức mạnh từ Thiên Đàng. Bạn biết điều gì đó Chúa đã dựng nên. Và Aretha là một món quà từ Chúa. Khi nói đến việc thể hiện bản thân mình qua bài hát, thì không có ai có thể đạt được như cô ấy. Cô ấy là lý do tại sao những người nữ muốn hát,”  trích lời từ một tạp chí.

Cô con gái mục sư lần đầu tiên khám phá ra giọng hát đầy xúc động và quyền năng của mình tại Hội Thánh New Bethel Baptist tại Detroit.

“Không có cô Aretha, hội thánh sẽ không đứng vững cho tới bây giờ,” Mục sư Robert Smith Jr. nói.

“Ca hát suốt cả cuộc đời. Cô ấy luôn ở trên sân khấu, cô luôn hát về Phúc Âm của lẽ thật đến với con dân Chúa,” mục sư nói.

Cô Franklin sinh năm 1942 và biểu diễn trong chuyến đi lưu diễn phấn hưng của cha mình. Trong chuyến đi lưu diễn, cô Franklin kết bạn với những người Tin Lành vĩ đại như Mahalia Jackson, Sam Cooke và Clara Ward.

Vào năm 1956, ở tuổi 14, cô phát hành album đầu tiên của mình, “Songs of Faith (Những bài hát Đức Tin)”.

Năm 1960, cô hát với Columbia Records và phát hành album tự đặt tên của cô. Suốt cả thập kỷ này, cô Franklin phát hành các bản nổi tiếng mang tính biểu tượng gồm “Respect,” “Baby I Love You,” “Think,” “Chain of Fools,” “I Say a Little Prayer,” “(Sweet Sweet Baby) Since You’ve Been Gone” and “(You Make Me Feel Like) A Natural Woman.”

Năm 1972, cô trở lại với gốc rễ Tin Lành của mình với album “Amazing Grace.” Album đã bán được hơn 2 triệu bản và trở thành album Tin Lành bán chạy nhất tại thời điểm đó.

Năm 1987, Ca sĩ Aretha Frabklin trở thành người nữ đầu tiên được bổ nhiệm vào Rock and Roll Hall of Fame, theo PBS. Đây là một minh chứng về sự ảnh hưởng của cô trên thế giới âm nhạc trong suốt sự nghiệp lâu dài và thú vị của cô. Từ những ngày tuổi thiếu niên hát bài hát Phúc Âm trong hội thánh của cha mình đến khi trở thành người có quyền lực về bản quyền rock and roll, “Nữ Hoàng Linh Hồn” đã bày tỏ một sự đam mê và tính mãnh liệt mà chưa bao giờ thất bại trong việc làm những người nghe mình cảm động.

Album năm 1988 của cô, “One Lord, One Faith, One Baptism,” ảnh hưởng sau sắc đến David Fricke của Rolling Stone:

Ba mươi mốt năm sau, cô trở lại một người nữ thành công nhưng bị sứt sẹo, kỳ cựu của một sự nghiệp bất thường nhưng thất thường cũng như một cuộc sống hỗn loạn. Tuy vậy, cô vẫn không thất bại trong đức tin của mình. One Lord, One Faith, One Baptism (Một Chúa, Một Đức Tin, Một Phép Báp-tem) là chuyến đi lưu diễn với ambum lần hai của Aretha Franklin lên bàn thờ Chúa kể từ khi lên ngôi Nữ Hoàng Linh Hồn, và giống như lần đầu tiên, năm 1972 đúng với tiêu đề Amazing Grace, đây là một tài liệu âm nhạc nổi bật của niềm vui không cấm đoán và sức mạnh của sự xưng tội thật – âm thanh của một người nữ cùng một lúc bày tỏ trong sự vinh hiển tài năng Chúa ban và phản ánh một lịch sử đau đớn và không chắc chắn mà của sự thành công trần thế không thể xoa dịu được. Có lẽ là một bản ghi lại của sự tán dương, One Lord, One Faith, One Baptism bị đè nặng bởi một số cây thập tự giá nặng nề.

Bạn có thể cảm thấy từng bài hát mang lấy trong bài đọc tuyệt vời của cô trong “Bài Cầu Nguyện Chung.” Những dòng lớn giống như một bài hát, một khoảng thời gian ngắn trong đó cô Franklin dừng lại suy gẫm giai điệu rộng mở, khoảng khắc cứu rỗi với tiếng khóc than từ từ và tiếng hơi thở. Cô từ bỏ sự nóng nảy thành một người hiền hậu hơn, chất lượng chín chắn hơn trong lời hát của mình, âm thanh ít lộng lẫy như thiên thân R&B hơn như một người van xin mệt mỏi, biết ơn vì tất cả những điều tốt đẹp mà mình đã có và biết ơn vì đã sống sót qua điều tồi tệ. Sau đó, khi ban nhạc và dàn hợp xướng nổi lên phía sau cô, cô cất lên một sự manh mẽ cao vút trước khi đột nhiên rớt xuống thành một giọng thấp, để giọng bè cất lên. Đây là thời điểm sôi động nhất của album và là một trong những màn trình diễn tuyệt vời nhất của cô Aretha trong những năm gần đây. Đây cũng là một lời cầu nguyện chân thành, với tất cả sự hi vọng mà bài cầu nguyện này hứa và sự khiêm nhường mà nó đòi hỏi.

Di sản âm nhạc của cô vẫn có thể nghe thấy trong âm nhạc của các ngôi sao nổi tiếng hiện nay, như Mary J. Blige, Beyonce và nhiều người nữa.

 

Dịch: Puih Nấu

Nguồn: Breakingchristiannews.com

Bình Luận:

You may also like