Home Quốc Tế Cơ Đốc Nhân Triều Tiên Trải Qua 70 Năm Dài Bắt Bớ

Cơ Đốc Nhân Triều Tiên Trải Qua 70 Năm Dài Bắt Bớ

by GospelHerald
30 đọc

Cơ Đốc nhân Triều Tiên đã trải qua hơn 70 năm bắt bớ thuộc hàng khắc nghiệt nhất trên thế giới, tuy nhiên những khó khăn không làm ngăn trở công việc Chúa tại đất nước này.

Kể từ năm 1995, chính phủ Triều Tiên đã cho phép 480 tổ chức quốc tế hoạt động, 70 trong số này là những tổ chức Cơ Đốc, bao gồm cả Samaritan’s Purse và World Vision.

Các tổ chức Cơ Đốc này hiện có mặt tại 85 trong tổng số 145 khu vực hành chính và 23/27 thành phố của Triều Tiên. Điều này mang ý nghĩa rất lớn vì phần lớn người dân của quốc gia này đã được tiếp xúc phần nào với công việc của những người Cơ Đốc, theo nhận định của một bài báo trên trang Lausanne Global Analysis.

Chính phủ Triều Tiên có chút cơi nới chính sách đối với những tổ chức Cơ Đốc này không chỉ bởi vì những lợi ích họ đem lại mà còn vì họ được biết đến là những con người ngay thẳng trong suy nghĩ của người dân nơi đây.

“Một trong những chuyến đi của chúng tôi, một người đã nói rằng, ‘rất nhiều người đến với đất nước tôi để giành lấy điều có lợi cho họ, nhưng các bạn [Cơ Đốc nhân] lại muốn giúp chúng tôi”, tác giả bài báo cho biết.

Một cuộc thi chạy vào năm 2015 tại Bình Nhưỡng với sự góp mặt của nhiều vận động viên nước ngoài.

Một cuộc thi chạy vào năm 2015 tại Bình Nhưỡng với sự góp mặt của nhiều vận động viên nước ngoài.

Khi bạn làm việc với các tổ chức Cơ Đốc, Triều Tiên không hề giống với Trung Quốc, nơi mà Cơ Đốc bị gắn liền với những suy nghĩ về cuộc chiến thuốc phiện hay chủ nghĩa thực dân. Trong lịch sử Triều Tiên, Cơ Đốc giáo được biết đến là những người hỗ trợ rất nhiều cho đất nước này.

Triều Tiên lần đầu mở cửa cho Phúc Âm vào năm 1884 khi nhà truyền giáo người Mỹ Horace Allen giúp chữa lành bệnh tình của nữ hoàng. Chính vì thế mà ngày càng có nhiều nhà truyền giáo được mời đến quốc gia này, dẫn đến sự ra đời của 293 trường học và 43 trường đại học, cùng với đó là một làn sóng các hoạt động Cơ Đốc đặc biệt tại Bình Nhưỡng, nơi mà thời đó được mô tả như Jerusalem của phương Đông.

Do đó, Cơ Đốc nhân tại Triều Tiên thường được gắn liền với giáo dục và sự tiến bộ.

Tuy nhiên, bắt bớ Cơ Đốc tại đất nước này trở nên cực kỳ hà khắc kể từ 1945. Chính phủ tìm cách loại bỏ mọi nguồn gốc của Cơ Đốc giáo, họ tiến hành một đợt càn quét khổng lồ chống lại Cơ Đốc nhân. Vào những năm 1970, chính phủ Triều Tiên tuyên bố Cơ Đốc nhân không còn tồn tại ở đất nước này.

Trong suốt 14 năm liền, Bắc Triều Tiên trở thành quốc gia đứng đầu trong danh sách bắt bớ Cơ Đốc giáo, theo số liệu của Open Doors USA.

Một báo cáo được tuyên bố vào tháng trước bởi Christian Solidarity Worldwide cho biết hàng ngàn Cơ Đốc nhân đang hứng chịu nhục hình và đời sống khổ sở tại các trại lao động. Bản báo cáo ghi nhận nhiều trường hợp bắt bớ đầy tàn bạo.

“Tù nhân bị ép lao động suốt nhiều ngày dài liên tiếp, như khai mỏ và đốn gỗ. Tình trạng thiếu đói phổ biến vì đất nước nghèo nàn, tỷ lệ tử vong tăng cao. Tù nhân sống trong tình trạng thiếu thốn, không được bảo vệ đầy đủ để chống lại giá lạnh mùa đông, gây tổn hao sức khoẻ; họ là nạn nhân của những phương cách điều trị tàn bạo, tra tấn hoặc xử tử bởi các lính canh”, bản báo cáo ghi nhận.

Mặc dù đó, sự hiện diện của Cơ Đốc nhân tại những quốc gia này vẫn được duy trì.

Một thách thức lớn đối với Cơ Đốc nhân tại Triều Tiên đó là sự hiệp một, “Cho dù chúng ta hoạt động trong nhiều lĩnh vực nhạy cảm hay làm việc để cải thiện đời sống của Triều Tiên từ bên trong, nhu cầu cấp bách vẫn là hiệp một trong Đấng Christ”.

Bình Luận:

You may also like