Phi-lát và các lãnh đạo tôn giáo biết rằng Đức Chúa Jêsus vô tội, nhưng sự bất chính tầm thường đã khiến họ đẩy Đức Chúa Jêsus công bình lên thập tự giá.
Lu-ca 23:13-25
13 Phi-lát triệu tập các thầy tế lễ cả, các nhà lãnh đạo và dân chúng lại mà nói rằng: 14 “Các ông đã đem nộp người nầy cho ta về tội xúi dân nổi loạn; nhưng ta đã tra hỏi trước mặt các ông, thì không thấy người ấy mắc một tội nào mà các ông đã tố cáo. 15 Hê-rốt cũng thấy vậy, vì đã giao người lại cho ta. Như thế, người nầy đã không làm điều gì đáng chết 16 nên ta sẽ đánh đòn rồi thả ra.”
18 Họ đồng thanh kêu lên: “Hãy giết người nầy đi và tha Ba-ra-ba cho chúng tôi!” 19 Ba-ra-ba bị tù vì tội nổi loạn trong thành và giết người. 20 Phi-lát muốn tha Đức Chúa Jêsus nên tiếp tục thuyết phục dân chúng. 21 Nhưng họ kêu lên: “Đóng đinh nó trên cây thập tự! Đóng đinh nó trên cây thập tự!” 22 Phi-lát lại nói với họ đến lần thứ ba: “Người nầy đã làm điều ác gì? Ta không tìm thấy người có tội gì đáng chết. Vì thế, ta sẽ đánh đòn rồi tha ra.” 23 Nhưng họ càng hét to hơn, đòi phải đóng đinh Ngài vào cây thập tự; và tiếng gào thét của họ đã thắng thế. 24 Vậy Phi-lát phán quyết theo lời đòi hỏi của họ. 25 Ông tha tên tù mà chúng đã xin, là kẻ dấy loạn và giết người, rồi giao Đức Chúa Jêsus cho họ theo ý họ muốn.
Suy ngẫm và hiểu
Đức Chúa Jêsus không có tội. Phi-lát đã biết điều này và vì lợi ích của Đức Chúa Jêsus đã kháng cáo ba lần. Tuy nhiên, ông ta đã không thể vượt qua áp lực của dân Do Thái, và vì thế đã cho phép dân Do Thái làm điều họ muốn. Dân Do Thái cũng biết rằng sự buộc tội Đức Chúa Jêsus của họ là sai trật, và chắc chắn không đáng bị xử tử, nhưng thật mỉa mai, họ đã yêu cầu tha Ba-ra-ba, là kẻ dấy loạn và giết người, và đóng đinh Đức Chúa Jêsus. Sự bất chính của Phi-lát, Hê-rốt và các lãnh đạo Do Thái đã đặt Đức Chúa Jêsus lên thập tự giá (c.13-25).
Đức Chúa Jêsus là Đấng như thế nào?
C.19, 25 Đức Chúa Jêsus đã bị xử tử trên thập tự giá thay vì Ba-ra-ba, là kẻ cầm đầu cuộc nổi loạn và giết người. Vì thế, ân điển cứu chuộc đã cứu Ba-ra-ba. Nếu trước đó Ba-ra-ba đã biết chân lý này trong đời sống mình, thì ông ta đã không nổi loạn hoặc cố gắng lập nên một nước theo ý, quyền lực và phương pháp của riêng mình. Chúng ta hãy nhớ đến ân điển của thập tự giá đã cứu chúng ta, và hãy sống vì nước Trời chứ không vì những mong muốn riêng của mình.
Ngài ban cho tôi bài học gì?
C.24-25 Phi-lát đã ba lần tuyên bố sự vô tội của Đức Chúa Jêsus, nhưng đã không thể chiến thắng yêu cầu dai dẳng của đám đông phải có bằng được Đức Chúa Jêsus bị đóng đinh, và vì thế đã giao Đức Chúa Jêsus cho họ. Phi-lát biết đó là một tội ác không thể cứu vãn mà ông đang phạm phải, nhưng ông sợ đám đông hơn là chân lý.Chúng ta đang sợ hãi điều gì và chúng ta dễ mặc cảm về điều gì? Đó có phải là lý luận và những giá trị của đời này hay là của Lời Chúa?
Tham khảo
23:18 Họ.Các thầy tế lễ cả, những lãnh đạo và những người bị họ kích động.Hãy giết người này và tha Ba-ra-ba… cho thấy sự hiểu biết về phong tục tha một tù nhân vào lễ Vượt Qua. “Hãy giết hắn” về cơ bản có nghĩa là “đóng đinh hắn”. Ba-ra-ba là một tên tội phạm khét tiếng, là kẻ đã phạm tội ăn cướp, mưu phản và giết người.
23:25 Lu-ca nhấn mạnh rằng việc chọn Ba-ra-ba có dính dáng đến việc tha một kẻ phạm tội xúi giục nổi dậy và giết người, và kết án Đức Chúa Jêsus.Ông giao Đức Chúa Jêsus cho họ theo ý họ muốn. Xem 9:44; 18:32; 24:7. Phi-lát đã nhượng bộ mong muốn của đám đông.Ông tađã kết án đóng đinh Đức Chúa Jêsus, biện pháp hành quyết tội phạm nguy hiểm bị kết án tội làm phản của La Mã.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin hãy giúp chúng con không theo mưu kế của kẻ ác, không đứng trong đường tội nhân và không ngồi trong chỗ của kẻ nhạo báng. Thay vào đó, xin hãy giúp chúng con suy ngẫm Lời Ngài ngày và đêm.
Đọc Kinh Thánh trong năm: Ô-sê 8-10