” Chúa ở cùng anh, John Glenn,” Scott Carpenter thông báo qua radio hỗ trợ từ lô cốt khi tên lửa được bắn lên vào ngày 20 tháng hai năm 1962.
Phi hành gia John Glenn cùng tên lửa Friendship 7 (Hữu Nghị 7), chuyến bay đầu tiên của Mỹ đi vào quỹ đạo trái đất.
Cuối năm đó, Tổng thống Kennedy phát biểu tại Đại học Rice ở Houston, 12 tháng 9 năm 1962:
“Vũ trụ ở ngay đó và chúng ta sẽ tiếp cận nó, và mặt trăng và các hành tinh đang ở đó và hy vọng mới cho sự hiểu biết và hòa bình đang ở đó.
Và, do đó, khi chúng ta giương buồm, chúng ta cầu xin phước lành của Chúa trên cuộc phiêu lưu nguy hiểm nhất và vĩ đại nhất mà con người từng dấn thân. “
Nhiệm vụ đầu tiên bay vòng quanh mặt trăng của tàu Apollo 8 năm 1968.
Sai lầm nhỏ nhất đều có thể khiến họ đâm vào bề mặt của mặt trăng hoặc rơi vào vào khoảng không vô tận.
Khi họ thành công đi vào quỹ đạo mặt trăng, Phi hành gia William Anders đã chụp được tấm ảnh trái đất nổi tiếng sau đó được in trong tạp chí Life.
Khi phi hành đoàn gồm ba người đàn ông của tàu Apollo 8 nhìn xuống bề mặt trái đất từ khoảng cách 250.000 dặm vào đêm Giáng sinh năm 1968, Chỉ huy Frank Borman gửi lại một thông điệp qua radio, trích dẫn từ sách Sáng thế ký:
“Chúng tôi đang xem mặt trời mọc từ mặt trăng. Và đối với tất cả con người đang ở trên Trái Đất, phi hành đoàn của tàu Apollo 8 có một thông điệp mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Ban đầu, Đức Chúa Trời sáng tạo trời đất. Lúc ấy, đất không có hình thể và còn trống không. Bóng tối, bao trùm vực thẳm và Thần Linh của Đức Chúa Trời vận hành trên mặt nước.
Bấy giờ, Đức Chúa Trời phán: “Phải có ánh sáng!” Ánh sáng liền xuất hiện. Đức Chúa Trời thấy ánh sáng là tốt. Đức Chúa Trời phân rẽ ánh sáng và bóng tối.
Đức Chúa Trời gọi sáng là Ngày và tối là Đêm. Đó là buổi chiều và buổi sáng ngày thứ nhất.
Đức Chúa Trời phán: “Phải có khoảng không phân cách nước với nước“. Vậy, Đức Chúa Trời tạo khoảng không phân cách nước dưới khoảng không với nước trên khoảng không, thì có như vậy.
Đức Chúa Trời gọi khoảng không là bầu trời. Đó là buổi chiều và buổi sáng ngày thứ nhì.
Chỉ huy Borman nói tiếp:
‘Đức Chúa Trời phán: “Nước dưới bầu trời hãy tụ lại một chỗ và đất khô phải xuất hiện,” thì liền có như thế.
Đức Chúa Trời gọi đất khô là Đất, và vùng nước tụ lại là Biển. Đức Chúa Trời thấy điều ấy là tốt.’
Frank Borman đã kết thúc bằng câu nói:
“Và từ phi hành đoàn của tàu Apollo 8, chúng tôi kết thúc sứ điệp với lời chúc ngủ ngon, may mắn, một Giáng sinh an lành, và Chúa chúc phước cho tất cả các bạn -. Tất cả các bạn đang ở trên một Trái đất tốt đẹp”
Sau đó Frank Borman giải thích:
“Tôi có một cảm nhận vô cũng lớn rằng phải có một năng quyền lớn hơn bất cứ ai trong chúng ta – Rằng có một Đức Chúa Trời, rằng quả thực có một ban đầu như vậy.”
Nhiệm vụ đặt chân lên mặt trăng đầu tiên thuộc về Apollo 11, đã được phóng lên vào 16 tháng bảy năm 1969, từ Cape Kennedy.
Tổng thống Richard Nixon đã đề cập đến trong Tuyên Ngôn 3919:
“Apollo 11 đang trên đường bay tới mặt trăng. Nó mang theo ba phi hành gia dũng cảm; Nó cũng mang theo hy vọng và lời cầu nguyện của hàng trăm triệu con người …
Khoảnh khắc đó, khi con người lần đầu tiên đặt chân lên một nơi không phải là trái đất sẽ đứng vững qua nhiều thế kỷ như một điều lớn lao nhất con người từng kinh nghiệm …
Tôi kêu gọi tất cả chúng ta … cùng nhau cầu nguyện cho kết quả thành công của sứ mệnh Apollo 11.”
Vào ngày 20 tháng 7 năm 1969, các Phi hành gia Neil Armstrong và Buzz Aldrin đáp tàu thám hiểm mặt trăng Eagle (Đại bàng).
Họ đã trải qua tổng cộng 21 giờ và 37 phút trên bề mặt của mặt trăng trước khi quay lại tàu chỉ huy Columbia.
Tổng thống Richard Nixon đã nói chuyện với các phi hành gia trên mặt trăng, ngày 20 tháng 7 năm 1969:
“Chắc chắn đây là cuộc điện thoại mang tính lịch sử nhất từng có tại Nhà Trắng … Thiên đàng đã trở thành một phần của thế giới con người …
Đối với một khoảnh khắc vô giá trong toàn bộ lịch sử của con người, tất cả mọi người trên trái đất đã thực sự hiệp một … một trong những lời cầu nguyện của chúng tôi là các bạn sẽ an toàn trở về trái đất. “
Tổng thống Nixon chào đón các phi hành gia trên tàu USS Hornet, ngày 24 tháng 7 năm 1969:
“Hàng triệu người đang nhìn thấy chúng ta trên truyền hình bây giờ … đều nghĩ như tôi, rằng … những lời cầu nguyện của chúng ta đã được đáp lại …
Tôi nghĩ rằng sẽ là thích hợp nếu Chaplain Piirto, mục sư của con tàu này, dâng lời cầu nguyện tạ ơn. ”
Phát biểu trong buổi nhóm của Quốc hội, ngày 16 tháng 9 năm 1969 Chỉ huy Neil Armstrong nói:
“Tới những ai đã có sự mong đợi cao, chúng tôi nợ các bạn một lời cảm ơn chân thành, vì các bạn đã cho chúng tôi cơ hội để chiêm ngưỡng một vài trong nhiều ý tưởng vĩ đại nhất của Đấng Tạo Hóa.”
Với sứ mệnh trên con tàu Apollo 14, ngày 6 tháng 2 năm 1971, các Phi hành gia Edgar Mitchell và Alan Shepard đã mang một bản sao vi phim thu nhỏ của Kinh Thánh bản King James trên con tàu thám hiểm mặt trăng Antares trên cao nguyên Fra Mauro của mặt trăng
Trong chuyến đi của tàu Apollo 15 vào năm 1971, Phi hành gia James Irwin trở thành người thứ 8 bước đi trên mặt trăng. Ông đã nói khi rời trái đất:
“Khi chúng tôi ngày càng di chuyển xa dần, trái đất càng nhỏ dần đi. Cuối cùng nó thu nhỏ lại chỉ bằng kích thước của một viên bi, viên bi đẹp nhất bạn có thể tưởng tượng.
Vật thể xinh đẹp, ấm áp, sống động đó trông mong manh, nhỏ nhắn đến nỗi nếu bạn chạm vào nó với một ngón tay, nó sẽ bị vỡ tan.
Nhìn thấy những điều này hẳn phải thay đổi con người, để làm cho họ phải trân trọng sự sáng tạo của Chúa và tình yêu của Ngài. ”
Sau khi trở thành một nhà truyền giáo, Phi hành gia James Irwin nói về trải nghiệm bước đi trên mặt trăng của ông:
“Tôi chưa bao giờ cảm nhận được quyền năng của Chúa nhiều như thế.”
Phi hành gia Mike Mullane lái tàu con thoi Discovery, 1984, sau đó, sau thảm họa Challenger, ông lái tàu con thoi Atlantis, 1988, 1990.
Trong cuốn sách của ông, Riding Rockets (Lái Tên Lửa), Mike Mullane nói về đêm trước khi cất cánh, ông đã không thể ngủ vì lo lắng, ông tìm trên đầu giường quyển Kinh Thánh mà không thấy. Sau đó, ông đã viết:
“Tôi không cần Kinh Thánh để nói chuyện với Chúa. Tôi cầu nguyện cho gia đình tôi. Tôi cầu nguyện cho bản thân mình. Tôi đã cầu nguyện tôi sẽ không bị thổi bay và sau đó tôi cầu nguyện nhiều hơn rằng tôi sẽ không phải xử lý những tình huống xấu.”
Ngày 28 tháng 10 năm 1998, Phi hành gia John Glenn Flew lái tàu con thoi Discovery.
Ở tuổi 77, ông là người cao tuổi nhất đi vào không gian – 36 năm sau khi ông là người Mỹ đầu tiên bay vào quỹ đạo trái đất năm 1962.
John Glenn quan sát bầu trời và trái đất từ cửa sổ và nói vào ngày 5 tháng 11 năm 1998:
“Nhìn vào những tạo vật này mà không tin vào Chúa là điều không thể. Điều này làm mạnh lên đức tin của tôi. Tôi ước tôi có thể tìm được từ ngữ để diễn tả những tạo vật này.”
John Glenn qua đời ngày 08 tháng 12 năm 2016, ở tuổi 95.
Ngày hôm sau, tờ Wall Street Journal in bài viết của Tom Wolfe “The Faith of John Glen” (Đức tin của John Glen), nơi ông chia sẻ các bình luận của các phi hành gia Mercury của NASA – Malcolm S. Carpenter, Leroy G. Cooper, John H. Glenn, Virgil I. Grissom, Walter M. Schirra, Alan B. Shepard, Donald K. Slayton – tại một cuộc họp báo ở Washington, DC, ngày 09 tháng 4 năm 1959.
John Glenn nói rằng:
“Tôi không nghĩ rằng bất cứ ai trong chúng ta thực sự có thể tiếp tục điều này nếu chúng ta không có sự hậu thuẫn khá tốt ở nhà, thực sự …
Thái độ của vợ tôi về chuyến bay như trong tất cả các chuyến bay của tôi. Nếu đó là những gì tôi muốn làm, cô ấy sẽ ủng hộ, và bọn trẻ cũng thế, một trăm phần trăm. ”
Glenn, người đã được bầu làm Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ vào năm 1974 nói thêm:
“Tôi là một người Tin lành … một Trưởng Lão Tin Lành, và tôi nghiêm túc giữ niềm tin của tôi, như một thực tế.”
Glenn kể về lớp trường Chủ nhật mà ông dạy, và ban lãnh đạo nhà thờ mà ông làm việc cùng và công việc tại nhà thờ mà gia đình của ông tham gia, sau đó chia sẻ:
“Tôi được nuôi lớn lên trong niềm tin rằng bạn được đặt để trên trái đất với lựa chọn 50-50 , và đây là những gì tôi vẫn tin.
Chúng ta được đặt để với những tài năng và khả năng. Chúng phụ thuộc vào mỗi chúng ta sẽ sử dụng những tài năng và khả năng đó một cách tốt nhất có thể. Nếu bạn làm điều đó, tôi nghĩ rằng có một sức mạnh lớn hơn bất cứ ai trong chúng ta sẽ đặt để các cơ hội trên đường đi của chúng ta, và nếu chúng ta sử dụng tài năng của chúng ta đúng đắn, chúng ta sẽ sống một cuộc đời đáng sống. ”
Phi hành gia Virgil “Gus” Grissom nói:
“Tôi nhận mình là người có tín ngưỡng. Tôi là một người Tin Lành và thuộc về Giáo Hội của Đấng Christ. Tôi không thực sự năng nổ trong nhà thờ, như ông Glenn … nhưng tôi tự nhận mình vẫn là một Cơ đốc nhân tốt.”
Phi hành gia Donald “Deke” Slayton nói:
“Theo như niềm tin tôn giáo của tôi, tôi là một Lutheran, và tôi đi nhà thờ định kỳ.”
Phát biểu Quốc hội vào năm 1962, sau chuyến bay lịch sử là người Mỹ đầu tiên tiến vào quỹ đạo Trái đất, John Glenn nói:
“Tôi vẫn thấy mình nghẹn ngào mỗi khi đi ngang qua lá cờ Mỹ.”
Năm 2010, chương trình Constellation của NASA với nhiệm vụ xây dựng tên lửa và tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trụ lên mặt trăng, cho đến khi Tổng thống Obama hủy đi.
Giám đốc NASA Charles Bolden nêu ra ưu tiên mới trong cuộc phỏng vấn đầu năm với cơ quan Tin tức Trung Đông (Middle East News) tại Cairo, Al Jazeera, ngày 30 tháng 6 năm 2010:
“Khi tôi trở thành Giám đốc của NASA … Tổng thống Obama yêu cầu tôi … có lẽ quan trọng nhất … tìm cách vươn tới thế giới Hồi giáo và cam kết nhiều hơn nữa với các quốc gia Hồi giáo để làm vừa lòng họ.”
Mặc dù thám hiểm vũ trụ có người lái đã dừng lại, người Mỹ không thể quên những thành tựu khoa học to lớn và lòng dũng cảm của những người dám đi đến nơi họ không biết, và những lời cầu nguyện bởi đức tin của họ đã nâng đỡ họ.
Vân Anh dịch