Ngày mùng hai tết…Năm 1983.
Trong khi chờ đợi Lữ Gia đến để cùng đi du xuân thưởng ngoạn thì Hoàng Quân say sưa với cuốn tiểu thuyết Bên dòng sông Trệm của tác giả Dương Hà xuất bản năm 1952. Có thể nói đây là lần thứ mấy mà anh đã đọc cuốn tiểu thuyết nầy, mà anh không còn nhớ rõ nữa.
Mùa xuân đã về với đất trời cây cỏ, những tia nắng ấm như những làn sóng lăn tăn, chạy dài trên những luống cải, trải bông màu vàng ươm dịu ngọt trước sân nhà. Anh nghe một cảm giác lành lạnh dễ chịu làm sao!
Từ ngày phục viên về nhà đến nay đã hơn hai tháng rồi, anh cố tìm sao cho mình được cái tình yêu đích thực. Hình ảnh bao cô gái làng mà anh hằng yêu mến, thế nhưng tất cả họ đều là những người không tin Chúa. Do vậy, anh vẫn đang cầu nguyện và nôn nóng chờ đợi ý Chúa được tỏ ra… ước mơ bằng được một nửa cái xương sườn còn lại. Trong khi gia đình anh luôn hối thúc.
Mùa xuân cũng là mùa của những ước mơ. Ai có thể ngăn cản mơ ước của anh đang trong lúc nầy. Thi sĩ Trần Nguyên Lam Bửu chắp cánh cho ước mơ của anh càng thêm cháy bỏng như trong tập thơ: “Ngất ngây tình Chúa”: “…Tôi ước mơ xuân sưởi ấm nồng/ Cho đời lạnh lẽo bớt sầu đông/ Tình xưa nhạt nhẽo không còn nữa/ Một mối tình yêu đủ mặn nồng…”
Đang mơ màng với ý tưởng khát khao. Thình lình anh bị hai bàn tay chụp mạnh vào đôi mắt, có tiếng khẽ bước chân từ đằng sau đến!
-Lữ Gia đó phải không?
Vẫn im lặng…
Hai bàn tay siết chặc hơn.
-Thả ra… không tôi báo Cảnh sát nè…
Lữ Gia:
-Ông mơ mộng gì thế?
Hoàng Quân:
-Mơ một tình yêu…!
-Lữ Gia:
-Vậy thì chuyến đi nầy sẽ hấp dẫn cho ông đây.
Lữ Gia dẫn theo một người bạn gái sinh hoạt cùng Hội Thánh, nhưng cậu ta để Mỹ Lan ở ngoài đường hẽm đứng đợi. Cậu vào nhà Hoàng Quân với chiếc xe đạp rất là êm, cậu như siêu nhân tàng hình nên Hoàng Quân không phát hiện gì cả.
Lữ Gia:
-Nhanh lên còn đi…
Hoàng Quân chỉ vào cuốn tiểu thuyết còn đang nằm ở trên bàn cho Lữ Gia thấy…
-Bạn đọc cuốn đó chưa?
-Tôi có đọc cuốn đó rồi, trước năm một ngàn chín trăm bảy lăm cơ!
Lữ Gia:
-Một mối tình thật đẹp của chàng Triệu Vỹ kỹ sư canh nông và cô gái Mỹ Lan dịu hiền, ở miền tây sông nước. Còn bây giờ tôi sẽ giới thiệu cho bạn một nhân vật cũng cái tên ấy nhưng ở gần đây thôi.
Hoàng Quân:
-Thoáng một chút hồ nghi.
Lữ Gia:
–“Ta về ta tắm ao ta/ Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn…”
Hai người dắt xe ra đi một cách thong thả lòng bình an. Lữ Gia muốn giành cho Hoàng Quân một chút ngạc nhiên, nên không báo trước cho Hoàng Quân trong chuyến đi nầy có nhân vật thứ ba.
Vừa gặp Mỹ Lan, Hoàng Quân một thoáng bối rối. Lữ Gia giới thiệu Mỹ Lan cho Hoàng Quân và ngược lại. Họ nhanh chóng thân mật ngay từ đầu, vì cả ba đều biết mình là Cơ đốc nhân.
Lữ Gia tiếp tục giới thiệu lý lịch Hoàng Quân cho Mỹ Lan biết:
“Đây là bạn của anh từ hồi còn học phổ thông mà anh thường kể cho em nghe đó. Hoàng Quân tốt nghiệp Trường Sĩ Quan Quân khu 7 vừa ra trường với hàm Thiếu úy và phục viên về nhà sau hơn năm năm phục vụ trong Quân Đội tại chiến trường Cambodia. Sắp tới cậu ta sẽ được đi đào tạo khóa Biên Tập viên cho Đài Truyền thanh cơ sở đó”.
Giây phút làm quen nhanh chóng, rồi cả ba cùng lên đường theo kế hoạch.
Tiếng pháo vẫn đì đùng đây đó thật là vui. Dọc đường người ta tổ chức vui xuân bằng những tụ điểm bài chòi, lô tô, nhạc sống ven đường, các trò chơi đá gà, tôm cua bầu cá… rất xôm tụ rộn rã…
Đi được vài cây số, bỗng dưng xe của Hoàng Quân bị trật dây xích. Cậu đang loay hoay tìm cách bắt sợi xích vào ổ líp. Cả ba dừng lại hỗ trợ nhau, rồi tiếp tục đi, nhưng giờ thì xe cậu lại trổ chứng trật cóc. Hoàng Quân cố đạp thì vòng tròn lại xoay nhanh hơn, nhưng xe thì cứ dừng một chỗ. Mỹ Lan nhanh chóng qua vệ đường tìm được một cục đá, cô ta đến đập mạnh vào nơi ổ líp xe mấy cái…
Hoàng Quân trố mắt ngạc nhiên, thì ra Mỹ Lan đã thành công. Hoàng Quân chắp tay ra dấu bái phục. Họ nhìn nhau với ánh mắt trìu mến yêu thương. Riêng Mỹ Lan đã âm thầm yêu Hoàng Quân từ đó.
Một ngày thật là vui với cả ba người. Và niềm vui ấy cứ len lỏi vào sâu trong tâm hồn Hoàng Quân. Mỹ Lan đã để lại hình ảnh thật đẹp đẽ trong lòng Hoàng Quân. Một cô gái có thân hình mảnh mai, dáng hơi gầy một ít, nhưng khi tiếp xúc anh mới thấy cô ấy thật là mới lạ hiền dịu làm sao!
Hai tháng về nhà, Hoàng Quân vẫn đi nhà thờ đều đặn. Trong Ban Chấp sự của Hội Thánh lúc bấy giờ có chú Trương Thành Hay, ông ấy rất yêu mến Hoàng Quân và tìm cách gắn ghép con gái ông ta, cô Dịu Linh cho Hoàng Quân. Hoàng Quân thấy Dịu Linh cậu cũng thích, thế nhưng qua hai tháng đi nhà thờ, cậu vẫn thấy nhiều cái đuôi đi theo sau Dịu Linh, họ là những người không tin Chúa. Từ đó, Hoàng Quân bắt đầu nhụt chí…
Hoàng Quân và Lữ Gia lại gặp nhau ở quán cà phê Bến Xưa. Bến Xưa là tên quán nằm sát bờ sông Aí Nghĩa (*1). Là một con sông đào từ thời Pháp thuộc, nguyên thủy là một con lạch mà mùa khô kéo dài thì nó khô hạn. Nó là một nhánh nối dài của sông Vu Gia khi mùa nước lũ. Một nhánh chính khác chảy ra hướng đông nam để rồi hợp lưu với sông Thu Bồn ở ngã ba Giao Thủy. Mục đích người Pháp đào con sông này là nhằm ép giòng chảy con sông về hướng đông bắc, để đưa nước về Cầu Đỏ nhằm cung cấp nước cho nhà máy lọc nước dùng cho cư dân Thành phố Đà Nẵng. Dù sao nó vẫn là con sông con của giòng chính sông Vu Gia. Vu Gia có bổn phận hợp lưu cùng sông Thu Bồn để đổ nước về biển cả mênh mông. Tường Linh một Thi nhân hiện đại, là một người con Quảng Nam đã viết về dòng sông đáng yêu của quê hương mình bằng mấy câu thơ mà anh còn nhớ :
“…Trả lại dòng sông trả lại cho anh/ Từ vết bàn chân trên cát vàng tuổi thơ/ Ai có vẽ bên bờ sông đó/ Đếm giùm tôi bao bến nước vắng con thuyền/ Còn sót đọt tre nào chấm mặt thủy triều lên/ Mấy độ trăng tròn trăng khuyết/ Dòng sông trôi, dòng sông trôi biền biệt/ Giòng nhớ thương chảy mãi qua hồn/ Ôi! Thu Bồn ta biết nói gì hơn…”
Họ gặp nhau thường xuyên ở quán nầy, không phải họ để vui chơi giải trí mà là nơi họ có kế hoạch để bàn công tác truyền giảng Tin Lành cho có kết quả. Tuy họ ở hai tổ chức Tin Lành khác nhau. Lữ Gia sinh hoạt ở Hội Thánh Chúa Jê-sus còn Hoàng Quân sinh hoạt ở Hội Thánh Baptist (Nam Phương).
Nhạc Giáng Sinh còn rộn ràng, mặc dầu Lễ Giáng Sinh đã trôi qua hơn một tháng nay rồi. Tiếng hát Như Quỳnh nữ ca sĩ hải ngoại: “Đêm yên lặng! Đêm thánh nầy! Vắng vẻ thay! Sáng láng thay! Chung quanh chốn Ma-ri đang ngắm con mình. Con trai thánh rất tươi vui rất an bình. Đương ngơi dưới khung trời vắng. Êm đềm giữa đêm yên lặng” bài “Đêm yên lặng”(*2) đưa hai người mơ màng nhìn xa xa trên dòng sông Ái Nghĩa thật thi vị.
Dòng sông nầy là cả một thời kỷ niệm của hai người khi còn là học sinh Trung học trường Đại Lộc ngày xưa. Hai người đã bị chìm xuống nước ở giòng sông đó. Khi ấy chiếc cầu Ái Nghĩa bị mìn đánh sập nên Công Binh của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa bắt tạm chiếc cầu phao dã chiến cho mọi người đi lại. Nhưng tan trường học sinh ùa xuống cầu cùng một lúc, nên chiếc cầu phao ấy tự động nhấn chìm một khoảnh khắc, rồi sau đó với sức bật của cáp treo cây cầu lại tự động vươn lên.
Bốn mươi năm trước…
Họ là đôi bạn thân cùng trường cùng khóa, cùng niềm tin vào Chúa, lúc đó họ cũng đã từng ra đi chứng đạo và phát sách Tin Lành trong các chiến dịch Truyền Tin Lành cho mỗi gia đình với phương châm: “Tất cả cho người chưa được cứu”
Lữ Gia:
-Hồi đó bạn giỏi thật.
-Hoàng Quân hỏi tôi giỏi gì mà ông nói vậy có nhầm không?
Lữ Gia:
-Tôi nói không nhầm đâu, ngày thi vào Đệ Thất tức lớp sáu bây giờ, ông đỗ vào thứ hạng rất cao. Ông đỗ ở vị trí thứ 07 trên 300 học sinh trúng tuyển và trên 2000 thí sinh dự thi năm đó.
Hoàng Quân:
-Tôi nhớ cũng không nhầm, ngày ấy khi đi xem bản điểm kết quả tôi thấy ông ở vị trí thứ 11 sau tôi có bốn bậc thôi. Vậy là kẻ nửa cân người tám lạng chứ có gì thua kém nhau đâu.
Lữ Gia:
-Ngày đó ông được xếp vào lớp 6/6 còn tôi vào lớp 6/5 chúng ta tuy khác lớp nhưng cùng một khối Anh văn với nhau cả mà.
Lữ Gia tiếp:
-Ông còn nhớ buổi thuyết trình tác phẩm Hồn bướm mơ tiên của Khái Hưng khối mình nói thật là lưu loát…
-Hồi đó ông trả lời với khối Pháp văn họ rất nể phục, ông như là một nhà hùng biện có tầm cở. Và tôi đã ganh tỵ với tài năng lãng mạn của ông. Hèn chi ông sinh ra thằng Hồ Xuân Phong nó giỏi văn là phải. Năm ngoái nó làm luận văn tốt nghiệp Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn bậc cao học Thạc sĩ văn với đề tài: “Cảm hứng đời tư thế sự trong thơ Chế Lan Viên sau năm 1975” thật là xuất sắc, thật là ấn tượng với thang điểm 9,2.
Thằng đó đa cảm, đa tài, hiền lành, hát hay đờn giỏi hay là ông và tôi làm sui với nhau đi.
Hoàng Quân:
-Việc đó do Chúa sắp đặt, chứ thằng Thành Tín của ông trắng trẻo đẹp trai, nó cũng đã tốt nghiệp ở Trường Đại học Bách khoa. Nó ra trường là Kỹ sư điện còn gì.
Lữ Gia:
-Con bé Hồ Thu Sương của ông cũng đã ra trường sau bốn năm Đại học Kinh tế, khoa Quản trị Kinh doanh, nó gặp tôi chào Bác và nó nói con đang làm cho Công ty New Life Korea.
Hoàng Quân:
-Con Diễm Thư của ông cũng đã tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại ngữ và đang làm cho một tổ chức Thiện nguyện phi Chính phủ Vision World tốt lắm. Cảm tạ Chúa.
Lữ Gia:
-Kế hoạch truyền giảng của chúng ta như vậy là tạm ổn rồi, cứ thế cầu nguyện và tiến hành. Quan trọng là có người trở lại với Chúa là vui rồi.
Hoàng Quân:
-Thùy Dung vợ của ông cũng yêu mến Chúa đấy chứ! Cô ấy dạy dỗ con ngoan hiền trung tín với Chúa, gia đình ông thật hạnh phúc. Kinh tế nhà ông cũng vững vàng hơn nhà tôi nhiều. Thế mà ngày ấy nghe tin ông lập gia đình với người ngoại là tôi đã nổi da gà rồi.
Lữ Gia:
-Ông nhầm rồi, tôi đem người về với Chúa đấy chứ!
Hoàng Quân tếu:
-Chứ không phải họ dắt ông về chùa hà?he he
Lữ Gia:
-Đừng có giỡn trong lúc nầy cha nội!
Hoàng Quân:
-Cảm tạ Chúa. Mà bài thơ ông đọc cho tôi nghe bài “Say em” Tôi ấn tượng bài đó lắm:
Nhiều lần ta cố quên em
Những mong ngày tháng dịu êm nỗi buồn
Ta về, mắt nhắm tay buông
Cho hoang vu… cả nỗi buồn… hoang vu.
Cõi hồn lau lách mịt mù
Tháng năm còn lại… mùa thu lá vàng
Rụng rơi, tơi tả, hoang tàn
Rừng thu ta hát, gió ngàn ta say.
Nhưng vô hiệu, mỗi tháng ngày,
Nỗi thương em cứ chất dày thêm lên
Thôi đành chấp nhận thương em
Tình đơn phương mãi ngàn đêm hiện về.
Đau thương là thú em ơi!
Ta say, say mãi, trọn đời say em.
Lữ Gia:
-Thôi ông đừng nhắc chuyện đó nữa vì nó đã là quá khứ rồi. Ông mà còn nhắc nhiều, Thùy Dung lỡ nghe thấy cô ấy sẽ buồn thêm.
Hoàng Quân:
-Bởi vậy cho nên ông đã viết cho Thùy Dung rất nhiều còn gì. Có lần ông làm thơ tặng con có đoạn nầy ông nhớ chứ:
“Ba thấy mình nên chọn đứng phía sau
Vòng nguyệt quế vinh quang dành cho mẹ”.
Lữ Gia:
-Tôi nghe nói Mỹ Lan nhà ông cũng có mấy mối tình lãng mạn lắm mà. Ông kể cho tôi nghe với.
Hoàng Quân:
-Ông thật vô duyên, tò mò cất cớ quá, thôi được, nghĩ tình ngày xưa ông đem Mỹ Lan đến cho tôi trong ngày mùng hai tết năm đó. Tôi chưa trả cái đầu heo cho ông làm mai mối, coi như lần nầy tôi trả đó nghe.
Lữ Gia:
-Ôkê !…hi hi hi…
Sau khi hòa bình lập lại, ông đi vào Trường Cao đẳng Sư phạm thì tôi lên đường nhập ngũ. Hơn năm năm ở chiến trường Cambodia ác liệt, tôi về học khóa Sĩ Quan Dự Bị như ông đã biết đó. Rồi tôi về nhà và câu chuyện “Mùa xuân và tình yêu”đã được kết thúc tốt đẹp của tôi với Mỹ Lan, ông vẫn không quên.
Bài thơ: “Non Tiên yêu dấu” Tôi tặng ông ngày ấy, cái ngày mà tôi và Mỹ Lan đã yêu nhau ông còn nhớ chứ?
Lữ Gia:
-Đọc luôn một mạch không vấp:
“Quê em đó Non Tiên ngàn yêu dấu
Núi chập chùng che giấu một dòng sông
Đường gập ghềnh cheo leo vờn gió thổi
Lúa non chiều thơm ngọt tựa môi em…
Tiếp…
Tôi bỏ vài đoạn chỉ đọc đoạn kết thôi nhé:
“Quê em đó Non Tiên ngàn ca khúc
Chúa xuân về ban hạnh phúc đôi ta
Nhớ không em ngày tháng mãi trôi qua?
Non Tiên hởi tình ta trong sáng quá!”
Tôi đã ăn gian ông rồi, cho tôi xin lỗi.
Lữ Gia nói:
-Thôi ông tiếp tục đi.
Hoàng Quân:
-Khi Mỹ Lan yêu tôi, cô ấy đã kể hết những mối tình xưa cũ của cô ta cho tôi nghe tất cả, mà không giấu một chút nào…
Vài năm sau ngày đất nước thống nhất, Mỹ Lan có vài mối tình mà mình thường nói là tình yêu phi Cơ đốc ấy mà.
Trước tiên cô ấy có tình cảm với người con trai tên Huy Bình, chuyện tình yêu của họ, còn nằm trong toàn bộ nhật ký mà Huy Bình viết cho Mỹ Lan, giờ mình còn đang cất giữ. Mỹ Lan trao cho mình và bảo mình tự tay đốt đi, nhưng mình không nỡ đốt nó mà còn cất giữ thật chu đáo đến tận hôm nay.
Lữ Gia:
-Ông thật cao thượng! Ông đúng là người có tình yêu Agape thật.
Hoàng Quân:
-Trong quyển nhật ký của Huy Bình tặng Mỹ Lan bìa ngoài cô ấy có ghi mấy giòng chữ: “Những gì cao đẹp trong đời nầy đều không phải là những chùm nho dễ tìm và dễ hái. Muốn hái được hạnh phúc thực sự cho đời, con người phải vươn lên và kiên nhẫn trên con đường tìm đến tình yêu”.(Trích Gương mặt Tình yêu)
Cuối cuốn nhật ký Mỹ Lan ghi một giòng như sau:
(…Và Tình Yêu không đoạn kết Huy Bình ơi!…)
…Chỉ vì Mỹ Lan tin Chúa mà cậu ấy thì không cùng niềm tin. Theo lời Mỹ Lan kể lại:
“Sau nầy cô có gặp lại Huy Bình khi Mỹ Lan làm kế toán cho Hợp tác xã mua bán phường Thanh Lộc Đán Thành phố Đà Nẵng năm 1983. Huy Bình đã ly dị với vợ trước khi cô ấy định cư tại Hoa Kỳ theo diện bảo lãnh. Cô ấy đã bỏ rơi cậu và đứa con gái vừa tròn sáu tuổi. Huy Bình ngỏ lời muốn xin cưới Mỹ Lan, nếu Mỹ Lan đồng ý. Nhưng Mỹ Lan nói, ngày mai Mỹ Lan phải về quê sớm để chuẩn bị làm Lễ hỏi với Hoàng Quân. Huy Bình buồn lắm!”.
Lữ Gia:
-Hấp dẫn quá! Ông kể tiếp đi…
“Sau một thời gian ngắn làm nơi đó, thì cô ta về nhà rồi cũng thi thoảng viết văn làm thơ cho đỡ buồn. Cô ta nuôi một con bò, rồi ngày ngày dẫn nó vào trong gò để ăn cỏ. Ngồi dưới gốc cây râm mát cô đọc báo, làm thơ… thơ thẩn ấy mà. Thế mà ngày cô ta đi lên Thành phố làm việc cũng có người làm thơ tặng. Cậu ta cũng là dân yêu văn thơ, cũng là đồng nghiệp khi còn giữ bò trong núi với nhau:
“…Cô láng giềng ơi! ở xứ nầy
Chiều buồn ta ngắm áng mây bay
Hồn thơ đã chết từ khi đó
Từ dạo em đi với những ngày…
Cô bé đành sao bỏ láng giềng?
Vườn xưa nghe gió thổi triền miên
Chuối xanh đang héo sen buồn nở
Cảnh cũng theo người bóng ngã nghiêng
Nầy bé đâu rồi những ý thơ?
Đồi hoang ôm ấp nỗi mong chờ
Bâng khuâng nghe gió reo nhè nhẹ!
Ta tưởng em về theo giấc mơ
Thanh Trúc – Hè 1983.
Rồi cô ấy lại trở về quê đi làm kế toán cho Phòng thương nghiệp Tổng hợp Huyện Đại Lộc. Năm đó, cô trực tại cơ quan, một đêm có kẻ trộm vào lấy cắp toàn bộ tem phiếu của Cán bộ nhân viên văn phòng. Vậy là người ta quy tội cho cô đã lấy cắp, phải đền trả mà còn phải ra hầu tòa. Cô ấy đã khóc trong niềm đau xót tủi hổ và oan ức. Nhưng rồi có một người con trai làm ở Cảnh sát hình sự hứa sẽ điều tra vụ án. Cô hoàn toàn tin vào anh ta, là chiếc phao cứu sinh cho cô lúc bấy giờ. Vì số tiền tem phiếu cô phải đền trả bằng cả ba năm lương của cô mà vẫn không đủ. Và rồi vụ án nhanh chóng được phanh phui, cô đã giải được nỗi oan của mình. Nhưng một lần nữa, tình yêu đã không thành, cũng chỉ vì anh ấy là Cán bộ ngành Cảnh sát, còn cô thì không thể chối bỏ đức tin mình là người Ti Lành. Minh Toàn cũng không thể vì tình yêu mà cậu ấy phải hy sinh từ bỏ địa vị để sống với Mỹ Lan”.
Hay quá, hay quá xá là hay… Ông kể tiếp đi tôi nghe đây…
“Lại một lần nữa, Mỹ Lan phải nghỉ việc vì Cơ quan lúc nầy tinh giảm biên chế Cán bộ nhân viên. Hơn nữa cái lý lịch Tin Lành thì cô là người tất nhiên phải nghỉ việc trước tiên. Cô lại phải về làm nông, sống với ruộng đồng sông nước chân quê…
Thi thoảng cô ấy có viết thư tọa độ, địa chỉ do một người anh em cô cậu phục viên về từ Cambodia cung cấp.
Cũng lại một lần nữa…
Hữu Thọ xuất hiện qua những lá thư từ chiến trường Prếch Vihia – Cambodia. Những bức thư viết bằng mực tím thật ngọt ngào lãng mạn với tình anh em kết nghĩa. Không biết ở chiến trường tìm đâu ra mực tím mà cậu ấy có được?
Nhưng rồi tình cảm ấy, đã phải khó khăn lắm cậu ta mới viết cho Mỹ Lan lá thư tuyệt mệnh. Đó là cậu ta đã yêu Mỹ Lan. Cậu ta đã phải “Chuyển găm”. Hữu Thọ cho Mỹ Lan biết quê Thọ ở tỉnh Khánh Hòa. Cậu vừa thi đỗ vào trường Đaị học Tổng hợp Sư phạm Qui Nhơn khoa văn, nhưng cậu phải đi nghĩa vụ Quân sự theo lệnh Tổng động viên năm đó. Không hiểu vì lý do gì mà Mỹ Lan mất liên lạc với Hữu Thọ đã ba tháng qua. Liệu cậu ấy có được bình an hay không khi mà chiến trường Cambodia đang hồi ác liệt. Hay có điều gì mệnh hệ đến với cậu sau lá thư đặc biệt kia…? Thời điểm nhạy cảm nầy, thì Chúa lại cho Mỹ Lan được gặp Hoàng Quân. Mỹ Lan lại một lần nữa ôm tất cả những bức thư tình của Hữu Thọ trao cho Hoàng Quân, bảo anh đốt đi để tình yêu của họ được trọn vẹn thăng hoa. Thế mà Hoàng Quân vẫn còn để lại và giữ gìn cẩn thận. Hữu Thọ có tặng cho Mỹ Lan một vài bài thơ từ chiến trường như sau:
“Prếch Vihia ngày 06 tháng 02 năm 1982”
…Thương gởi cho ai…
Phong Lan nở trắng một trời
Ô hay! xuân đã đến rồi sao em?
Nàng xuân bước nhẹ bên thềm
Hương xuân ấm áp tình em năm nào!
Tâm hồn người lính xôn xao
Bao đêm nhớ Mẹ ra vào ngẩn ngơ!
Nhớ em ta viết bài thơ
Hồn thơ đâu mất nên tờ trắng nguyên.
N.H.T
Lữ Gia:
-Hoan hô Hoàng Quân…
Năm 2006 Mỹ Lan lại lên thành phố Đà Nẵng làm cho một Tổ chức thiện nguyện Tin Lành Quốc tế Fida International. Cô nuôi dạy trẻ em khiếm thính. Một mình cô… một Trung tâm… một ngôi nhà hai tầng cùng hai mươi em nữ câm điếc. Sau hơn ba năm làm việc ở đây, cô cũng đã làm chứng và một số em bằng lòng trở lại tin nhận Chúa.
Năm 2010 Tổ chức thiện nguyện nầy giải thể. Thế là cô lại được Chúa cho làm công việc mới đó là Bảo mẫu cho một Trung tâm Bảo trợ Trẻ em Đường phố Thành phố Đà Nẵng của nhà tài trợ Or. Phan voice. Mỹ Lan luôn ý thức Chúa dùng mình trong mọi công việc là có mục đích của Ngài. Vậy cô biết trách nhiệm mà Chúa đã đặt để là vô cùng cao trọng. Phải làm sao nuôi và dạy dỗ chúng nó thành người có ích cho Xã hội và cho Chúa nữa… vì linh hồn của chúng nó cô có một phần trách nhiệm.
Giáng sinh năm nay cô đã cầu nguyện và dẫn dắt được năm em về đầu phục Ngài.
Lữ Gia:
-Ha lê lu gia cảm tạ Chúa!
Tại quán cà phê Bến Xưa nầy, một đêm Truyền giảng mini gọn nhẹ được diễn ra. Lữ Gia với lời tâm tình Giáng Sinh thật cảm động với chủ đề: “Tình Chúa yêu người” ở Kinh Thánh Tin Lành Giăng 3:16 và Hoàng Quân với lời kêu gọi thắm thiết. Tiếng đàn guitar với bài hát: “Đấng nắm giữ tương lai” của Hồ Xuân Phong thật da diết, làm cho một số bạn bè của nó và khách mời của hai gia đình Lữ Gia – Hoàng Quân được Thánh Linh Chúa thúc giục. Có đến trên mười linh hồn tiếp nhận Chúa.
Giòng sông Ái Nghĩa thật hiền hòa, mang phù sa bồi đắp cho đôi bờ, bồi đắp cho những linh hồn hư mất được trở về nhà Cha.
Tất cả đều hân hoan rời khỏi Bến Xưa. Tiếng hát nam ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng từ trong quán còn văng vẵng: “Anh cho em mùa xuân/ Nụ hoa vàng mới nở/ Chiều đông nào nhung nhớ/ Đường lao xao lá đầy/ Chân bước mòn vĩa phố/ Mắt buồn vịn ngọn cây…”
Họ đi bách bộ qua cầu Ái Nghĩa, và cây cầu thứ hai cũng đang xây thêm bên cạnh còn dở dang để sau nầy có được hai làn xe xuôi ngược. Từ trên cầu nhìn xuống sông Yên(*3) giòng nước lững lờ trôi đi biền biệt. Một cảm giác thanh tịnh xen lẫn một thoáng mơ màng.
Mùa xuân và Tình yêu luôn hiện hữu trong mỗi người khi ta biết yêu Chúa và yêu tội nhân.
Mùa xuân vẫn đang đến dần từng giờ… từng khắc…
Bầu trời đêm nay có ngàn sao lấp lánh. Nhìn thật xa dải ngân hà vắt một đường trắng trông thật kỳ ảo. Hoàng Quân liên tưởng hàng muôn tinh tú ấy như những sanh linh dưới nầy cũng đang thuộc về Chúa.
Thật tuyệt vời…
Bầu trời trong xanh lồng lộng và không gian se lạnh lạ thường…
Lòng chàng thầm tạ ơn Chúa vô cùng…!
Hồ Thi Thơ – Giáng Sinh 2015
Ghi chú:
(*1) Ái Nghĩa là tên một thi trấn của Huyện Đại Lộc Tỉnh Quảng Nam. Người dân dùng tên nầy gọi cho con sông đào chảy qua địa phận của mình.
(*2)Bài Thánh ca Silent Night tiếng anh, hay Đêm thánh vô cùng do
Frans.Gruber 1818 dịch lời của Joseph.Mohr 1818
(*3) Là tên thật của con sông mà ít người biết đến.