Những kinh hãi mà các chiến binh Nhà nước Hồi Giáo gây ra cho Cơ Đốc nhân đang đặt ra một câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra trước khi thế giới hành động?
Cơ Đốc nhân ở cả Iraq và Syria có thể sớm biến mất khi mà nhóm Hồi giáo ISIS đâm rễ ngày càng sâu trong cái mà họ gọi là Vương quốc Hồi giáo. Emily Fuentes của tổ chức Open Doors Hoa Kỳ nói: “Khi ISIS xâm nhập từ nhiều phía tại Syria và Iraq, sẽ trở nên càng khó khăn hơn cho Cơ Đốc nhân ở lại. Mối lo ngại của chúng tôi là Cơ Đốc giáo sẽ bị loại bỏ ở những đất nước này là nơi mà Cơ Đốc giáo thật sự được sinh ra.”
Thành phố Palmyra gần đây ra rơi vào tay IS và dần dần tiến tới Aleppo và Damascus. Hành động đầu tiên của chúng là tạo ra sự sợ hãi cho khoảng một triệu Cơ Đốc nhân vẫn còn ở Syria. Bà Fuentes cho biết: “Nhiều tín hữu chạy trốn chỉ bởi vì không có lựa chọn cho họ ở lại. Nhưng có những Cơ Đốc nhân có tấm lòng truyền giáo cho láng riềng cũng như những người bắt bớ họ.”
Một nhân viên Open Doors tên Roger giải thích: “Những Cơ Đốc nhân tại Syria cũng nhìn thấy những điều xảy ra với Cơ Đốc nhân Ai Cập và Ethiopi tại Lybia. Họ nhìn thấy các họ bị giết hại sau khi bị IS bắt cóc. Và tất nhiên, khi một thành phố như Mosul tan tành chỉ trong một ngày trong tay IS, nó cũng ảnh hưởng tới người dân ở Syria”.
Tiếng nổ vang lên mỗi ngày. Bà Fuentes nói “Nhiều điều như vậy xảy ra ở Damascus” và cho biết hi vọng của các tín hữu là “Sự biến đổi từ Sau-lơ thành Phao-lô đang đến gần Damascus – nơi mà một trong những kẻ bắt bớ Cơ Đốc khét tiếng nhất gặp gỡ Chúa Giê-xu”. Đó là lý do mà có nhiều lãnh đạo hội thánh chọn sống trong bóng tối của ISIS. “Mọi người thấy rằng Cơ Đốc nhân vẫn ở lại đó chỉ để yêu thương những người hàng xóm và chăm sóc họ: Chúng tôi nhìn thấy Phúc Âm được lây lan nhanh chóng trong đất nước này bất chấp trận chiến khủng khiếp này”.
Các mục sư và lãnh đạo hội thánh biết tầm quan trọng của việc giúp đỡ người xung quanh. “Chúng tôi làm việc với những mục sư người Syria để cung cấp Kinh Thánh, đồ ăn, quần áo và những nhu yếu phẩm khác cho những người bị mất hết mọi thứ nhưng vẫn ở lại trong nước. Chúng tôi đang làm việc tại Iraq để chăm sóc những người tị nạn. Và họ được chứng kiến bàn tay Chúa vận hành.”
“Chúng tôi thực sự nhìn thấy những người Hồi giáo cực đoạn đến với Đấng Christ – những người mà từng bắt bớ và tấn công hội thánh được tiếp xúc với Tin Lành. Chúng đang đụng chạm cả những tấm lòng không ngờ nhất”.
Kết quả là “Một vài năm trước đây, nhu cầu Kinh Thánh tại đất nước này rất ít. Giờ đây chúng tôi không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu”. Hi vọng khiến những người ở lại có thể tiếp tục chịu đựng được.
Emily Fuentes cho biết cuộc khủng hoảng đang trở nên tồi tệ hơn. Syria xếp thứ 4 trong danh sách những quốc gia bắt bớ Cơ Đốc nhân tồi tệ nhất. Có khoảng 4 triệu người Syria đã chịu hoàn cảnh này suốt 5 năm và giờ đây là Iraq – đã hơn 1 năm và không có dấu hiện cải thiện. Khoảng 4 triệu người Syria đã rời khỏi đất nước và bên trong Syria có 6.5 triệu người vẫn cố gắng bám trụ. “Điều quan trọng là chúng ta phải nhớ họ là anh em của chúng ta trong Đấng Christ”.
Theo MMNonline
Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi về tintuc@hoithanh.com