1. Cuộc nội chiến Syria:
Vấn đề nan giải tại đất nước Syria hiện đang bước sang năm thứ 3 nhưng vẫn chưa thấy có dấu hiệu cho sự kết thúc của một chiến mà đã làm hàng trăm ngàn người không có chỗ dung thân. Hiện tại, 2.3 triệu người đã buộc phải rời khỏi Syria để lánh nạn tại các quốc gia như Lebanon, Jordan hay Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù thời gian và phạm vi của cuộc chiến tại Syria đều ở mức lâu dài, rộng lớn nhưng một vấn đề khác nảy sinh đáng chú ý đó là việc gây quỹ hỗ trợ cho quốc gia này gặp rất nhiều thử thách – tổ chức nhân đạo World Vision đã phải mất đến vài năm nhưng cũng chỉ có thể gây quỹ được 1 triệu dollar.
Một đứa trẻ Syria đứng nhìn ra ngoại tại khu tị nạn tạm thời ở Lebanon
Hiam (5 tuổi, bên trái) và em gái của cô bé Asma (3 tuổi, bên phải). Tại Bekaa, một trong những khu vực lạnh nhất của Lebanon, hiện tại đang là một khoảng thời gian vô cùng khắc nghiệt dành cho nhiều người tị nạn Syria, họ sống trong các lều trại hoặc những ngôi nhà mỏng manh, không an toàn, không có hệ thống sưởi ấm, tất cả các yếu tố đều đặt họ vào tình thế nguy hiểm trước cái lạnh của mùa đông. Tổ chức World Vision bắt đầu làm việc với các cộng tác viên nhằm cung cấp các khoản tiền trợ cấp không điều kiện để hỗ trợ cho khoảng 25.000 gia đình trong khoảng thời gian 5 tháng. Khoản tiền này giúp đỡ họ trong việc mua bếp và nhiên liệu cộng thêm đó là 5 chiếc chăn. “Không có bếp, chân cháu sẽ bị đông cứng mất và em cháu sẽ khóc nữa” – cô bé Hiam nói.
Đến thăm người dân Syria tại trại tị nạn Za’atari, Jordan, Tổ chức World Vision cung cấp thức ăn và nhiều chủng loại thuốc nhằm đem đến đầy đủ dưỡng chất glucose, insulin và muối cho người tị nạn
2. Xung đột không ngừng tại Cộng Hòa Dân Chủ Congo
Cuộc xung đột kéo dài suốt 2 thập kỉ tại Congo dường như để lại quá ít sự chú ý trong tâm trí chúng ta. Tình trạng bất ổn kéo dài đã làm cho 2 triệu người phải rời bỏ nhà cửa, gia đình mình để tìm kế sinh sống. Không thể rõ ràng hơn để miêu tả tình trạng của đất nước này thông qua số liệu thống kê về trẻ em tại đây: trong 1.000 trẻ em thì đã có 170 em phải chết trước độ tuổi lên 5, và phần lớn trong số này chết trong năm thứ nhất của cuộc đời mình. Trong năm 2013, 60% người dân Congo trong tình trạng đói khát, hậu quả để lại là hơn một triệu trẻ em hiện đang đau đớn chấp nhận những tác động của tình trạng suy dinh dưỡng.
Hơn 200 em nhỏ sống mà không có sự đùm bọc, bảo vệ tại Mugunga, không gia đình hay người đứng đầu. World Vision phân phát thức ăn tại đây trong chương trình cộng tác World Food Programme, các gia đình được nhận nguồn thức ăn hàng tháng với bắp, đậu, cơm, dầu thực vật, muối và các thực phẩm thiết yếu khác.
Innocent hiện 11 tuổi nhưng vì cuộc chiến, em phải sống một mình không ai chăm sóc. Lính nổi dậy đã tấn công vào làng nơi gia đình em sinh sống và ép mọi người rời khỏi làng – cha mẹ em chạy đến biên giới với Rwanda và Innocent bị bỏ lại lạc lõng tại một nơi hoang vu của Congo. Sau đó, em được biết rằng cha mình đã mất, hiện nay em đang sống tại trại Mugunga 1 ở Goma, Cộng Hòa Dân Chủ Congo. Em phải kiếm ăn cả ngày ở trong rừng hàng ngày với hi vọng có được chút gì đó để ăn qua ngày.
Muombi, 15 tuổi, bị tách khỏi mẹ khi gia đình em chạy trốn một cuộc tấn công vào ngôi làng nơi họ sinh sống. Sau đó, em bị anh trai bỏ rơi, hiện tại em đang sống cùng gia đình của bạn mình tại trại Mugunga 1 IDP ở Goma, Congo. Hàng ngày, Muombi đi vào rừng tìm thức ăn, Muombi phải đối mặt với các nguy cơ như bị tấn công hoặc lạm dụng tình dục để kiếm thức ăn.
3. Siêu bão Haiyan tàn phá Philippines.
Mới chỉ có một khoảng thời gian ngắn trôi qua sau khi cơn bão nhiệt đới lớn nhất từng được ghi nhận tàn phá đất nước Philippines. 3.6 triệu người mất nhà cửa, công việc và ngay cả người thân của mình. Hơn 6.000 người thiệt mạng, không chỉ riêng vì sự tàn phá của cơn bão mà còn nằm phần nào ở sự đánh giá thiếu chính xác, không đầy đủ của giới chức lãnh đạo Philippines. Một bài báo mang tính chỉ trích của Wall Street Journal phát hành vào tháng trước cho biết rằng chính phủ Philippines đã sử dụng “một mức đánh giá bão mà không còn được thấu hiểu rộng rãi” và như thế “hiển nhiên sẽ đánh giá sai mức độ tàn phá của cơn bão, dẫn đến dự trự ít nguồn cứu trợ thiết yếu cho một thành phố để tồn tại qua thảm họa”.
“Một thảm họa trong trí tưởng tượng cùng với đó là sự hoài nghi của người dân rằng cơn bão có thể sẽ không tệ hơn những cơn bão khác vẫn đánh vào Philippines hàng năm, đã để lại một tác động chết chóc với mức tàn phá kinh khủng.”
Rene Genosa và các con anh đang nhìn về phía mà nhà của họ từng ở đó. Vợ anh, Edwina, sinh ra một bé gái, Josephine, ngay trước ngày cơn bão Haiyan tràn vào Philippines
Một cô bé tìm kiếm trong đống đổ nát sau cơn bão.
Hannah đã may mắn sống sót trong cơn lũ khi siêu bão Haiyan đánh vào Salvacion, Palo Leyte. Hai người anh em của Hannah là Divine (7 tuổi) và Paul (11 tháng tuổi) đã qua đời.
4. Thiếu nguồn nước sạch
Khoảng 10% dân số thế giới tương đương với 780 triệu người đang ở trong tình trạng thiếu hụt nguồn cung cấp nước sạch. Điều này dẫn đến hậu quả dễ bị mắc bệnh suy dinh dưỡng mãn tính hoặc tiêu chảy – căn bệnh mà theo thống kê hàng ngày có thể giết chết khoảng 1.600 trẻ em dưới 5 tuổi. Việc thiếu nguồn cung cấp nước sạch cũng dẫn đến nhiều hậu quả mang tính xã hội khác, làm cho các em nhỏ, đặc biệt là các em gái không có cơ hội đến trường vì công việc hàng ngày của các em là phải kiếm nước về cho gia đình mình.
Ở làng Kpalang, Ghana, nguồn nước duy nhất chính là chiếc ao bẩn này. Nguồn nước hôi thối và mang màu xanh đậu này chính là nguồn sống của tất cả các gia đình trong làng. Hầu như mọi người thuộc ngôi làng xa xôi hẻo lánh với 600 dân này đều có dấu hiệu ảnh hưởng của một loại giun Guinea
Cậu bé Nsereko Jagenda lấy nước từ một bể nước được hỗ trợ bởi các nhà quyên góp của Anh thông qua tổ chứ World Vision UK.
Hai người phụ nữ ở Mozambique đem nước về nhà.
5. Buôn bán lao động trẻ em
Trong khi sự nhận thức về mức độ kinh khủng của nạn buôn bán tình dục dần được nâng cao khi mà các cuộc đối thoại về vấn đề này dần được đẩy cao trong vài năm gần đây, vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ em cũng dần được thấu hiểu nhiều hơn. Hơn 115 triệu em nhỏ bị kéo xa khỏi hệ thống giáo dục và thay vào đó là bị ép buộc làm việc thể chất lẫn tinh thần một cách nguy hiểm liên quan đến nông nghiệp, khai thác mỏ quặng, khai thác đá, đánh cá, làm việc trong các nhà máy hoặc các công việc bóc lột tình dục.
Mỗi ngày, Shahin phải làm việc tại một xưởng may khoảng 8 tiếng đồng hồ.
Shahin kiếm được 50 taka (0.51 USD) một ngày. Cậu bé có thể giúp đỡ gia đình mới khoản thu nhập ít ỏi của mình
Savoeun, 15 tuổi, làm việc tại Leuk Daek ở phía nam Campuchia. Leuk Daek là một vùng đất với những cánh đồng trồng lúa, sông ngòi. Khung cảnh Leuk Daek bao trùm với nhiều đền chùa đúng với tính chất là một di sản của đất nước. Savoeun nghỉ học để đi làm tại nhà máy này khi em còn 12 tuổi. Từ đó đến nay, cô bé đạp xe hàng ngày đi làm. Nhưng vào một ngày, cô bé được đi trên một chiếc xe taxi, hai nắm chặt lấy chiếc túi đựng những thứ cần thiết mà cô được yêu cầu để mang theo: quần áo và giấy khai sinh của em gái cô. Tại nhà máy vào buổi sáng hôm đó, người chị gái 21 tuổi của Savoeun là Simean, đã là người đầu tiên thấy điều lạ thường. “Tôi đã không thấy chị mình đi làm” – Simean cho biết. “Tôi hỏi mọi người em ấy ở đâu nhưng họ nói rằng em tôi đã đi sang làm việc tai Malaysia. Sau đó tôi gọi cho gia đình”. Trong cuộc gọi đó, Simean đã cảnh báo cho gia đình mình biết. Sau đó, gia đình Savoeun, bạn bè, quan chức địa phương, đồng nghiệp, cảnh sát, mọi người xung quanh đã tham gia vào tìm kiếm nhằm đem Savoeun về nhà an toàn.
Nguồn ChristianToday
Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi về tintuc@hoithanh.com