Kinh Thánh Tin Lành Lu ca 10:38-42
Ma-thê, Ma-ri và La-xa-rơ là ba anh em ở làng Bê-tha-ni là bạn bè thân thiết với Chúa Giê-su khi Ngài còn sống trên đất. Trước giả Lu-ca đem tính tình và thái độ về cuộc sống hoàn toàn khác nhau của hai chị em nầy, bày trước mặt chúng ta, với mục đích dạy dỗ chúng ta về lẽ thật quan trọng trong cuộc đời.
I/CON NGƯỜI DỄ BỊ NHIỀU VIỆC LÀM CHI PHỐI
Năm câu Kinh Thánh trên cho chúng ta nhìn thấy hai hình ảnh không được hài hòa trong một gia đình. Ma-thê chắc là người nấu ăn giỏi, muốn chuẩn bị cho Chúa một mâm cơm thật ngon, cho nên bà rất là bận rộn trong chuyện bếp núc. Ngược lại, Ma-ri lại ngồi ở phòng khách trước chân của Chúa và đang say mê nghe giảng, đến nỗi cô không còn để tâm đến những việc xảy ra xung quanh. Ngay lúc đó, Ma-thê đến thưa với Chúa Giê-su: Có một số nhà giải kinh dịch câu nầy thành: “Thình lình đến thưa với Chúa Giê-su” Lạy Chúa, em tôi để tôi một mình hầu việc, Chúa há không nghĩ đến sao? Xin biểu nó giúp tôi. Thay vì dịch “Thình lình” Bản diễn ý và bản phổ thông dịch như sau: Một lúc sau Ma-thê đến phàn nàn, Chúa không thấy em tôi ngồi không, để một mình con lo làm việc sao? Xin Chúa bảo nó giúp con. Ma-thê thật là một con người thẳng thắn, bà hết sức bất mãn, Chúa nuông chiều em mình. “Chúa há không nghĩ đến sao” câu nầy đủ để tỏ bày hết lòng bất bình của bà ta. Ma-thê vì lo chiêu đãi Chúa Giê-su mà bận rộn, đằng nầy Chúa lại không biểu Ma-ri giúp bà một tay, vì thế, Ma-thê đầy lòng bực tức không thể chịu được, vì bà nhận thấy Ma-ri không đúng. Bà còn nói thêm: “Xin biểu nó giúp tôi” câu nầy phản ảnh Ma-thê – Ma-ri có vấn đề và cũng có ý sửa sai Chúa Giê-su, bà yêu cầu Chúa bảo Ma-ri giúp đỡ bà. Thoạt đầu, chúng ta nhận thấy Ma-thê có phần hữu lý, vì việc làm của bà, cũng như Ma-ri mục đích là tiếp khách, muốn Chúa Giê-su được ăn ngon mà thôi, chứ Chúa Giê-su đâu chỉ thân thích với Ma-thê đâu. Đây là thực trạng yếu đuối của Ma-thê và của con người chúng ta, khi lòng rối reng thì khó mà kiểm soát được cảm xúc của mình. Trong trường hợp nầy Ma-ri, Ma-thê cũng dễ chỉ trích người khác, như vậy sẽ mất đi tấm gương của một môn đồ. Có một người tốn một số tiền tiết kiệm mà nửa đời người dành dụm được, mua một chiếc nhẩn kim cương để làm quà cầu hôn cho một người bạn gái. Nhưng sau khi mua, anh ta thấy rằng một chiếc nhẩn đẹp như thế, cần phải đóng gói cho kỹ và trang hoàng đẹp đẽ, cho nên chạy đi mua một cái hộp đựng vào. Sau đó, anh ta cảm thấy chưa ổn, chạy đi mua tiếp giấy gói quà và các thứ đồ trang trí khác về, mong làm sao đóng gói cho món quà thật đẹp. Cuối cùng anh ta đem quà trao cho bạn gái, ai ngờ khi cô mở quà ra thì chỉ có cái hộp không. Hóa ra, là anh ta bận tâm làm sao gói quà cho thật đẹp, mà lại quên cho chiếc nhẩn vào, chiếc nhẩn kim cương vẫn nằm trong túi của anh ta. Câu chuyện nầy ví sánh cho con người rất dễ vì cớ bận rộn, bối rối mà quên đi việc quan trọng. Có người chỉ quá lo làm việc cho xong, đánh trâu, vác cày đi thật sớm, đến nơi thấy chiếc cày không có lưỡi, anh ta phải chạy trở về nhà để tra lưỡi cày. Con đau ốm, hốt hoảng lo đưa đi bệnh viện, không ưu tiên cho sự đặt tay cầu nguyện để Chúa dẵn dắt v.v…
II/ CON NGƯỜI NÊN CHỌN LẤY PHẦN TỐT
Ở đây, Chúa trả lời cho Ma-thê đáng cho chúng ta suy nghĩ, Chúa biết vấn đề của Ma-thê, Chúa dạy cho bà ta:
“Hỡi Ma-thê, ngươi chịu khó và bối rối cho nhiều việc, nhưng có một việc cần mà thôi, Ma-ri đã lựa phần tốt là phần không có ai cất lấy được. câu 41-42. Chúa biết Ma-thê bối rối và lo làm nhiều việc, điều Chúa ám chỉ không phải là công việc bề bộn của bà, mà trên thực tế Ma-thê cũng có nhiều việc chồng chất trong lòng. Câu Kinh Thánh: “Nhưng có một việc cần mà thôi” bản nguyên văn có ba cách đọc:
1- Việc tối thiểu cần phải có
2- Chỉ có một việc không thể thiếu
3- Việc thiểu số cần phải có, hoặc chỉ có một việc là cần thiết. Bản phổ thông: Nhưng có một việc là cần thiết. Câu Kinh Thánh nầy không chính xác thuyết minh “Chỉ có một việc” phần tốt thực tế chỉ điều gì? Một số nhà giải kinh cho rằng: Là chỉ thức ăn mà Ma-thê nấu, tức là ý Chúa dường như muốn nói với Ma-thê: “Hầu việc ta, không cần thiết phải nấu nhiều thức ăn, chỉ một món ăn là đủ” nhưng Chúa nói tiếp:
“Ma-ri đã lựa phần tốt, là phần không ai cất lấy được, từ câu nầy chúng ta có thể khẳng định rằng: Không phải nhằm vào món ăn mà Ma-thê sửa soạn. Mượn việc nầy, Chúa muốn cho Ma-thê có thái độ về cuộc đời, cũng chỉ cho bà giá trị thật về cuộc đời. Chúa chỉ cho chúng ta con đường chính xác của triết học cuộc đời Cơ-đốc-nhân. Chúng ta chỉ thông qua một việc, lời nói nầy của Chúa và việc làm của Ma-ri mới có thể hiểu được ý nghĩa thật sự, chỉ có một việc. Có một gia đình nọ, sống giữa đồng không mông quạnh, vào một đêm kia căn nhà bị bốc cháy dữ dội, cha mẹ, con cái vội chạy ra ngoài sân, bất lực nhìn ngọn lửa thiêu cháy căn nhà. Bỗng, mọi người chợt nhận ra còn thiếu mất đứa con bé nhất. Thì ra, cậu bé cũng chạy với mọi người, nhưng chưa ra thoát cửa thì ngọn lửa cháy dữ quá, cậu bé quay trở lại. Cậu sợ hãi chạy vội lên lầu, trong lúc cả nhà hốt hoảng không biết làm sao để cứu cậu bé năm tuổi, vì lửa khói cao ngút tứ bề. Bỗng, cửa sổ trên lầu mở toang, câu kêu khóc inh ỏi, cha cậu bé kêu lớn tên con: Con nhảy xuống đây. Cậu bé nhìn thấy khói mù và lửa ngút ngàn, nhưng không thấy cha đâu cả, cậu kêu to:
“Con không thấy cha”
Người cha trả lời kiên quyết:
“Cứ nhảy xuống đây, ba trông thấy con là đủ” và cậu bé đã nhảy ào xuống trong vòng tay yêu thương của cha cậu.
Cậu chuyện nầy, cũng phần nào lý giải cho chúng ta những phàn nàn và thắc mắc của Ma-thê. Ma-thê nói phải, vì bà đang bận rộn lo cho Chúa, đứa bé đâu có thấy cha nó, nhưng mà cha nó thấy nó trong khói lửa mịt mù. Cuộc thử thách của lòng tin là thử thách của tình yêu thương, tín thác: “Trông thấy đường thẳng mà Chúa đã vẽ qua những đường cong của mọi biến cố trong cuộc đời”. Lời Ngài gọi mới chính là lệnh truyền, một lời hứa, một lời dạy dỗ và đồng thời là một tiếng nói đòi hỏi nơi người nghe một thái độ thực hiện, hơn việc Ma-thê bày tiệc và Ma-ri chỉ ngồi nghe.
A/ Chọn phần tốt:
Cuộc đời chúng ta quyết định ở chỗ là chúng ta lựa chọn như thế nào? ở đây Chúa không yêu cầu Ma-thê chọn giữa cái tốt và cái xấu, mà dạy cho Ma-thê chọn giữa cái tốt và cái tốt nhất. Phải! có nhiều việc, nhưng không phải là tốt nhất, ví dụ như sức khỏe, tiền bạc, sự nghiệp, địa vị v.v… tất cả những điều kể trên là tốt, nhưng không thể kể là điều tốt nhất. Vì hễ, điều gì tạm thời nắm trong tay, thì sẽ có một ngày qua đi, thì không thể kể là điều tốt nhất, những điều không thể cất đi vĩnh hằng thì mới là điều tốt nhất trong Kinh Thánh. Người theo Chúa, chúng ta nhận thấy cầu nguyện cho người lâm chung, thì đối với họ tất cả đều không quan trọng, ngược lại sự quan trọng lúc nầy là họ sẽ về đâu? Cõi phúc hay vực sâu?.
Khi Wiliam bị dẫn lên đoạn đầu đài, tự mình ông rút trong túi áo ra, lấy chiếc đồng hồ tốt đưa cho vị Y sĩ của mình và nói: “Xin ông làm ơn giữ nó, vì tôi không cần đến nó rồi”.
B/ Nghe lời Chúa là quan trọng;
Từ việc Ma-thê, Ma-ri qua câu chuyện nầy, chúng ta thấy Ma-ri ngồi dưới chân Chúa nghe Ngài giảng, dường như Chúa muốn nói với Ma-thê: Làm cơm đãi khách là việc tốt, nhưng nghe lời Chúa còn quan trọng hơn nữa. “Vì người ta sống chẳng phải chỉ nhờ bánh mà thôi, song nhờ mọi lời nói ra từ miệng Đức Chúa Trời”.Ma-thi-ơ 4:4 Bánh giúp chúng ta tiếp tục sống, nhưng lời Đức Chúa Trời dạy dỗ chúng ta sống như thế nào? “Lời Đức Chúa Trời là Thần linh và sự sống”. Giăng 6:63 cũng là Ánh sáng và Đường đi của chúng ta.Thi Thiên 119:105
3/SỐNG VỚI LÒNG BÀY TỎ MÔN ĐỒ CHÚA
“Nàng có cô em gái tên là Ma-ri, ngồi dưới chân Ngài và lắng nghe lời Ngài dạy”. Tin Lành Lu-ca 10:39 BDM (Bản Dịch mới)
She had a sister named Mary, who sat at the Lord’s feet and listened to what he said.Lu-ca 10:39
Ma-ri người nữ đã xức thuốc thơm (dầu quí) cho xác Chúa, khi những ngày cuối cùng của Ngài còn sống trên đất, trước khi Ngài chịu chết và đem đi chôn nên Chúa khen ngợi:
Qủa thật, ta nói cùng các ngươi, khắp cả thế gian, hễ nơi nào Tin lành nầy được giảng ra, thì cũng thuật lại việc người ấy đã làm để nhớ đến người.Ma-thi-ơ 26:13
Căn cứ một số bản chép tay nguyên văn giữa hai câu: “Người có em gái tên là Ma-ri (và) ngồi dưới chân Chúa mà nghe lời Ngài, thật ra có hai từ nối tiếp là: HE KAI tức là (cô ta cũng là) từ ngữ nhỏ “cũng là” ở đây hết sức quan trọng, nếu không thì chúng ta cũng sẽ hiểu lầm: Chúa chỉ yêu cầu chúng ta giống như Ma-ri chỉ ngồi dưới chân Chúa mà nghe lời Ngài, mà không lo những gì xung quanh. Sống một đời sống giáo điều quá khích (trong các lễ tiệc) vậy, ai là người lo phục vụ, ai là người được giữ lại trong nhà thờ để nghe. Chữ “cũng là” ở đây bày tỏ Ma-ri không đơn thuần chỉ nghe lời Ngài mà không hầu việc Chúa. Ngược lại chính điều đó cũng tỏ ra Ma-ri cũng hầu việc Ngài, nhưng “cũng ngồi” dưới chân Chúa mà nghe lời Ngài. Ma-ri đã từng xức dầu cho Chúa hơn 300 đơ-ni-ê thì hỏi bà không phục vụ Ngài sao? Ma-thê bối rối vì phải lo nhiều việc, mà Ma-ri chỉ biết bày tỏ lòng yêu Chúa, thật ra là chưa đủ và ngược lại. Có việc quan trọng hơn việc lo hầu việc Chúa, đó là yên lặng trước mặt Ngài, gần gũi với Ngài, và từ nơi Ngài nhận lãnh tất cả những nhu cầu. Ma-ri có lúc hầu việc Chúa, có lúc ngồi chú tâm để lắng nghe lời Ngài, nếu không, thì sao Chúa gọi Ma-ri như thế! Chúa không muốn chúng ta làm tín đồ cuồng tín của tôn giáo. Ngài muốn chúng ta làm một môn đồ “cũng là” Ngài muốn chúng ta quan tâm đến những việc thường nhật của cuộc sống, Nhưng cũng muốn chúng ta cũng có lúc ‘ngồi dưới chân Chúa”. Ngài muốn chúng ta làm một con người chịu “chảy ra” và cũng muốn chúng ta làm một con người “nhận lãnh”. Hê-nóc đồng đi với Đức Chúa Trời trong 300 năm. Lúc còn làm việc trên đất, Ngài rất bận rộn: Giảng Tin lành chữa bện tật suốt ngày, nhưng sáng hôm sau, trời còn mờ mờ Ngài đã thức dậy vào nơi vắng vẻ để cầu nguyện.Mác 1:35 Chúa muốn chúng ta có một đời sống tín ngưỡng quân bình tuyệt vời, cũng giống như Hê-nóc đồng hành với Đức Chúa Trời và đồng thời cũng sanh con và nuôi dạy như mọi người. Ngày hôm nay có nhiều người làm tín đồ trên vai gánh nặng công việc của Hội Thánh , mà bỏ sót việc ngồi dưới chân Chúa mà nghe lời Ngài. Hội Thánh chúng ta ngày nay, cũng có nhiều trường hợp, anh chị em làm rất nhiều công việc lăng xăng, mà ít khi thấy ngồi trong nhà thờ để nghe một bài giảng trọn vẹn. Điều Chúa muốn chúng ta, là nên phân biệt và chọn lấy phần tốt nhất. Cho nên chúng ta không chỉ hầu việc Chúa, hầu việc người v.v… một cách bận rộn. Chúng ta cũng phải ở riêng với Chúa qua sự cầu nguyện, ở phòng riêng, ở nhà riêng, nghe lời Chúa với tôi tớ Ngài, nghe lời Chúa từ radio, sách báo bồi linh Cơ đốc v.v… để nhận phần tốt mà không ai cất lấy, để thờ phượng và hầu việc Chúa đúng nghĩa. Tai hại của việc nghe lời Chúa mà không làm theo. Gia-cơ 1:22 “Hãy làm theo lời, chớ lấy nghe làm đủ mà lừa dối mình”. Tai hại của việc nghe mà không làm theo, có câu chuyện lịch sử để lại sau đây:
Titanic là chiếc tàu chở hành khách khổng lồ nhất tính đến tháng 04 năm 1912. Con tàu được mệnh danh Tàu An toàn, Tàu không chìm,.. Tàu dài 269m trọng tải 64.000 nghìn tấn, chở được 2200 khách. Vì là một con tàu khổng lồ như vậy, cho nên người ta nghĩ rằng: Chiếc tàu sẽ không bao giờ bị chìm, có người còn gán cho con tàu cái tên: “Con tàu không thể đắm”. Tuy nhiên, trong chuyến đi đầu tiên từ Anh quốc đến New York tàu đã đụng phải một tảng băng sơn và chìm sâu dưới đáy biển trong vòng 150 phút. Lý do tại sao tai nạn, con tàu khổng lồn như vậy lại chìm? Các nhân chứng cho biết người ta trông thấy tảng băng sơn nhưng vì đã quá gần không còn tránh kịp. Có người cho biết rằng, trước đó đã có một chiếc tàu khác điện tín cho tàu Titanic biết là phải coi chừng. Người phục trách vô tuyến đã nhận được điện tín đó ghi xuống giấy, nhưng lại quên không trao cho người trách nhiệm. Chính vì vậy, mà khi trông thấy tảng băng sơn thì đã quá trễ. Chiếc tàu đắm làm cho hơn 1300 người bị thiệt mạng. (lúc 2 giờ sáng 12/04/1912 chết 1316 hành khách 81 thuyền viên và Thuyền trưởng E.J. Smith tổng cộng: 1397)Mong rằng, chúng ta sẽ là Ma-ri nghe lời Chúa và làm theo để được phước. Chúng ta sẽ ưu tiên lựa chọn điều tốt nhất mà Chúa muốn chúng ta được nhận là như thế.
Muốn thật hết lòng.Amen!
Hồ Galilê – 2017.