Một cuốn Kinh Thánh đã sống sót một cách kỳ diệu trong một nhà thờ khi nó bị phóng hoả bởi nhóm người Hồi giáo cực đoan. Nhà thờ này nằm tại quốc gia tây Phi – Niger. Hình ảnh cuốn Kinh Thánh trong đống tro tàn này gần đây còn mang ý nghĩa lớn hơn nhiều khi dần trở thành biểu tượng khích lệ cho nhiều Cơ đốc nhân để trở nên giống Đấng Christ hơn mỗi ngày – tha thứ cho những con người đã áp bức mình.
Trong khoảng thời gian sau chuỗi sự kiện khủng bố tại toà soạn báo Charlie Hebdo gần đây, những hiệu ứng phụ nó gây ra đặc biệt là ở mặt tôn giáo đã dẫn đến tổng cộng 45 nhà thờ và nhiều công trình cơ đốc bị phá hoại bởi các nhóm Hồi giáo cực đoan. Ngoài ra, còn có mười người bị giết hại và hàng tá người khác buộc phải chạy trốn để bảo toàn mạng sống.
Ngôi nhà của Cơ đốc nhân tên Neal Daniels – một lãnh đạo của mục vụ Cơ đốc tại khu vực cộng đồng Hồi giáo ở Niger, đã may mắn không bị phá huỷ hoàn toàn sau một đợt biểu tình bạo lực nhắm vào cộng đồng Cơ đốc.
“Chúng tôi ngay lập tức gói đồ đạc, bỏ hết tài liệu, đồ có giá trị và leo lên xe,” Neal Daniels chia sẻ về lúc mà anh và gia đình mình chuẩn bị cho tình hình bạo lực dự báo ập đến. “Tôi đã lo ngại rằng gia đình mình sẽ trở thành mục tiêu.”
Các nhóm biểu tình này nổi dậy vì việc tạp chí châm biếm Charlie Hebdo sau khi bị tấn công đã tiếp tục phát hành ấn phẩm hoạt hoạ châm biếm nhà tiên tri Muhammad – điều mà Hồi giáo cực kỳ cấm kị.
“Họ làm xấu danh nhà tiên tri Muhammad của chúng tôi. Chúng tôi không thích điều đó,” người biểu tình Amadou Abdoul Ouahab nói. “Đó là lí do vì sao chúng tôi đã kêu gọi người Hồi giáo cùng đến, để chúng tôi cùng giải thích cho họ hiểu, nhưng họ từ chối nó. Đó là lí do vì sao chúng tôi giận dữ lúc này.
Một nhà thờ – nơi ở của một vị mục sư bị phá huỷ bởi người biểu tình. Lúc đó có vị mục sư này cùng sống với người vợ đang mang thai và 3 người con nhỏ. Chính vì không có nơi ở nên vị mục sư này cùng gia đình phải chuyển đi cùng gia đình Daniels.
“Cả ngôi nàh của họ bị đốt cháy đến tận gốc,” Neal nói. “Một vị mục sư của chúng tôi đã mất tất cả mọi thứ.”
Tuy nhiên, một mục sư của khu vực người Hồi giáo kế cận đã làm việc không ngừng nghỉ để giúp họ cứu giữ những thứ còn lại.
“Trong khi đám đông đốt cháy phần trước của nhà thờ, những người hàng xóm của họ đến từ phía sau và hốt quần áo cùng mọi thứ có thể ra ngoài thông qua cửa sổ,” Neal kể lại. “Họ đã giúp để cứu giữ tài sản của mục sư trong khi đám đống phía trước cố đốt cháy mọi thứ.”
Làn sóng biểu tình diễn ra đầy bạo lực tại khu vực Châu Phi (Ảnh AFP)
Ngày hôm sau, trong khi nhìn vào đống tro còn sót lại, Neal và vợ ông đã thực sự sốc khi lướt qua một cuốn Kinh Thánh, vẫn còn bốc khói và nóng hổi nằm giữa đống tro tàn.
“Đó là khoảnh khắc thật sự xúc động khi bạn nhìn vào mọi thứ chỉ còn là tro tàn,” Neal nói. Sau đó, thay vì phản ứng với thái độ giận dữ, gia đình Daniels và các cơ đốc nhân khác tại Niger đã tổ chức một buổi họp mặt và công bố rằng họ tha thứ cho những người đã đốt cháy khu thờ phượng.
“Đó là vì chúng ta là những con dân của sự lòng thương xót và ân sủng, của đức tin,” Neal nói. “Chúng tôi không phản ứng bằng xác thịt và không phản ứng bằng sự giận dữ.”
“Đền thờ Chúa trong hoàn cảnh đó thực sự lại là một điều gì đó để vui mừng – nhà thờ và đức tin của mọi người được chứng minh,” Neal nói. “Chúa Giêxu đã nói ‘Hãy vui vẻ, và nức lòng mừng rỡ, vì phần thưởng các ngươi ở trên trời sẽ lớn lắm’”.
Mặc dù đám đông cực đoan ấy có thể trợ lại bất cứ lúc nào, Neal và những người anh chị em cơ đốc của mình sẽ tiếp tục tha thứ họ và cố gắng bày tỏ một thái độ giống Đấng Christ.
“Chúng tôi đang rao truyền Phúc Âm và sống như một ví dụ minh hoạ trước mắt mọi người. Nó được thể hiện qua những gì chúng tôi phản ứng. Việc trở nên hung hăng và bạo lực không phải là bản năng của chúng tôi. Chúng tôi tha thứ cho những người đã tấn công mình.”