Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi về tintuc@hoithanh.com
Nhóm múa Chiếc Cầu thông báo tuyển sinh thành viên mới khóa 4
Điều kiện ứng tuyển:
Giới tính: nam hoặc nữ
Tuổi: 18 tuổi trở lên
Đang sinh sống và làm việc tại Tp. Hồ Chí Minh
Là cơ đốc nhân yêu Chúa và muốn hầu việc Chúa ở lĩnh vực múa thờ phượng
Khi tham gia nhóm múa Chiếc Cầu:
Thông tin về nhóm múa Chiếc Cầu:
I/ Thành lập:
Thành lập vào tháng 8 năm 2011
II/ Khải tượng:
Chiếc cầu với khải tượng là những người làm cầu nối
+ giữa những người chưa biết về Chúa đến với Đức Chúa Trời
+ giữa những người con cái Chúa với Đức Chúa Trời
+ giữa những người anh em trong Chúa
Gắn kết trong sự thờ phượng bằng ngôn ngữ cơ thể.
III/Hoạt động:
Trong 3 năm qua nhóm đã góp phần trong các chương trình truyền giảng
– Ở các hội thánh địa phương: Sông Ray (Đồng Nai), Lái Thiêu (Bình Dương), Long Hồ (Vĩnh Long), Vĩnh Long, Phước Thắng (Vũng Tàu), Bình Giã (Vũng Tàu), Vũng Tàu, Khánh Hội (HCM), Tân Phú (HCM), Tô Hiến Thành (HCM), Sài Gòn (HCM), Gia Định(HCM) …….
– Các chương trình truyền giảng lớn Khu vực I, Khu vực 4 (HCM)
– Các chương trình thờ phượng tại nhiều nơi ….
IV/ Hình thức:
Múa, nhảy, kịch câm, nhạc kịch, múa handmime, múa cờ….
Một số hình ảnh của nhóm:
Phiếu thông tin đăng kí xin vui lòng làm theo mẫu sau và gửi về email: nhommuachieccauvn@gmail.com
GIỚI THIỆU BẢN THÂN
Họ và tên:
Ngày tháng năm sinh:
Số điện thoại
Công ty (dành cho người đi làm)
Nghề nghiệp (dành cho người đi làm)
Sinh viên năm mấy (dành cho sinh viên)
Bạn tin Chúa bao lâu rồi
Quê quán
Hội thánh ở quê
Mục sư quản nhiệm ở quê
Hiện tại đang sinh hoạt ở hội thánh nào
Mục sư quản nhiệm hội thánh
Hiện tại đang sống ở đâu? (ghi rõ địa chỉ)
Bạn sử dụng phượng tiện nào để đi lại (Xe máy/xe buýt/xe đạp/đi bộ)
Tại sao bạn biết đến nhóm múa Chiếc Cầu và đăng ký tham gia nhóm múa?
Bạn đã từng múa trên nền nhạc các bài nhạc thánh chưa?
Bạn đã tham gia vào bất kỳ nhóm múa nào chưa? (ghi rõ nơi bạn tham gia)
Hãy kể tên những bài bạn đã từng múa
Hãy kể tên 5 bài hát mà bạn cảm động và muốn thờ phượng Chúa bằng hình thức múa
Hãy chia sẻ bài làm chứng cá nhân về cuộc đời bạn(cụ thể quá trình bạn tin nhận Chúa? Trước khi tin Chúa và sau khi tin Chúa có gì thay đổi? Tại sao bạn muốn tham gia nhóm chiếc cầu? bạn có thực sự muốn dâng mình hầu việc Chúa bằng múa thờ phượng?)
Nếu bạn tham gia Chiếc cầu, bạn sẽ phải giành riêng thì giờ để tập luyện là tối thứ 5 và tối chủ nhật, chương trình truyền giảng thường diễn ra vào chủ nhật, bạn có thể chấp nhận? (Đồng ý/Không đồng ý)
Trong quá trình tập nếu phát sinh buổi tập ngoài dự kiến, bạn sẵn sàng tham gia tập không?
Hãy kể đôi chút về gia đình của bạn
Theo bạn “múa thờ phương” là như thế nào?
Nhóm múa Chiếc Cầu
Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi về tintuc@hoithanh.com
Người gác cầu ngồi trong một căn nhà nhỏ bên bờ sông để điều khiển hoạt động của hai nhịp cầu. Vào một đêm nọ, khi ông đang chờ chuyến tàu cuối cùng trong ngày đi qua, ông nhìn vào màn đêm mờ tối và thấy từ xa ánh đèn của đoàn tàu đang tiến lại gần.
Ông bước về trạm điều khiển, chờ cho đến khi đoàn tàu đến đúng khoảng cách quy định thì ông sẽ xoay hai nhịp cầu lại bắc ngang qua sông. Và khi hai nhịp cầu đã vào vị trí, bất ngờ, ông hốt hoảng nhận ra cái khóa an toàn nối hai nhịp cầu với nhau không hoạt động được nữa. Nếu chiếc cầu không có thiết bị khóa an toàn này, nó sẽ lắc lư và làm đoàn tàu trượt khỏi đường ray và lao xuống sông. Đây là chuyến tàu chở khách, với rất nhiều hành khách trên toa.
Ông vội chạy thật nhanh qua bờ bên kia, ở đó có một đòn bẩy điều khiển bằng tay mà ông có thể dùng sức để giữ cái khóa an toàn. Ông sẽ phải giữ chặt cái đòn bẩy này cho đến khi đoàn tàu đi qua.
Từ đằng xa, ông có thể nghe thấy đoàn tàu đang tiến lại gần. Ông dùng hết sức của mình giữ thật chặt đòn bẩy. Ông đè cả thân mình lên trên nó, cố gắng giữ cái khóa an toàn của hai nhịp cầu khi đoàn tàu đi qua. Rất nhiều mạng sống trên tàu phụ thuộc hoàn toàn vào sức mạnh của ông lúc này!
Bất chợt, phía bên kia chiếc cầu từ hướng trạm điều khiển, ông nghe một tiếng gọi vang lên khiến cả người ông trở nên lạnh toát. “Ba ơi, ba ở đâu?” Đứa con trai 4 tuổi của ông đang vượt qua chiếc cầu để tìm ông. Phản ứng đầu tiên của ông là hét gọi con “Con ơi chạy nhanh lên, chạy nhanh lên”.
Nhưng đoàn tàu đã đến rất gần. Đôi chân bé nhỏ sẽ không thể nào giúp con ông tự mình vượt qua chiếc cầu trước khi đoàn tàu tới. Ông muốn rời khỏi chiếc đòn bẩy, chạy thật nhanh đến để bồng đứa con yêu dấu của mình chạy đi an toàn. Nhưng ông cũng nhận ra rằng ông không thể nào rời khỏi vị trí đó vào lúc này. Hoặc là tất cả mọi người trên đoàn tàu hoặc đứa con yêu dấu của ông sẽ phải chết.
Trong tích tắc, ông đã phải quyết định!
Đoàn tàu lướt nhanh qua trên chiếc cầu một cách an toàn. Không một ai trên đoàn tàu hay biết rằng có một cơ thể bé nhỏ đã bị hất tung xuống dòng sông một cách không thương tiếc bởi đoàn tàu mà họ đang ở trên đó. Cũng chẳng ai quan tâm đến hình ảnh một người đàn ông đau khổ tột cùng nhưng tay vẫn bám chặt chiếc đòn bẩy khi đoàn tàu chạy qua. Họ cũng không nhìn thấy được những bước đi thất thểu của ông trên đường trở về nhà để nói cho vợ nghe về cái chết đau thương của đứa con yêu dấu.
Nếu bạn hiểu được cái cảm xúc của người đàn ông này khi chứng kiến cái chết của con mình thì bạn cũng bắt đầu hiểu sự đau đớn của Cha chúng ta trên trời khi Ngài hi sinh Con độc sanh của Ngài để làm nhịp cầu kéo chúng ta đến sự sống đời đời.
Có bao giờ bạn tự hỏi rằng tại sao Đức Chúa Trời lại làm cho đất rúng động, bầu trời trở nên tối tăm khi Chúa Giêxu chết trên thập tự giá? Đức Chúa Trời sẽ cảm thấy như thế nào khi chúng ta lướt qua trong đời này mà chẳng hề nghĩ về những gì mà Ngài đã làm cho chúng ta qua Đức Chúa Giêxu?
Lần cuối cùng mà bạn cảm tạ Chúa về sự hi sinh của Con Ngài là khi nào? Bạn sẽ làm gì đối với ơn cứu chuộc mà Chúa dành cho bạn?
Sưu tầm
Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi về tintuc@hoithanh.com
Người ta thường nói một Thiên Chúa của tình yêu sẽ từ trên trời không loại trừ một ai. Nhưng, tầm nhìn hạn hẹp này bỏ qua sự thực rằng Ngài cũng là thánh-khiết và công-chính nữa.
Vì bản chất thánh-khiết của Đức Chúa Cha, Ngài chẳng thể dung nạp sự bất khiết trong nơi hiện diện của Ngài. Do đó, tội cố ý bất tuân của chúng ta hủy hoại trái tim và ly cách chúng ta xa với Ngài. Thêm vào đó, bản chất công-chính của Thiên Chúa đòi hỏi sự trừng phạt cho hành vi sai trái. Giá trả cho tội lỗi là sự chết như có chép trong Ê-xê-chi-ên 18:4 hay Rô-ma 6:23; điều này tạo ra sự phân cách đời đời với Đức Chúa Trời. Chúng ta không bao giờ có thể là hoàn hảo để nhờ vào đó lập được sự quan hệ với Đức Chúa Cha. Những cố gắng của chúng ta để xây một chiếc cầu bằng phẩm hạnh đúng hoặc việc làm tốt đều vô dụng vì tội lỗi chúng ta chắc chắn sẽ phá vỡ đi cái cấu trúc.
Trong tình yêu vĩ đại của Ngài, Thiên Chúa đã thực hiện một việc cho phép chúng ta đến được nơi hiện diện của Ngài: Ngài đã đặt thập tự giá trên khoảng trống do sa ngã của chúng ta tạo nên. Hình phạt cho phần tội lỗi của chúng ta phải được thanh toán, do đó, Đức Chúa Cha đã chồng chất mọi sự vi phạm lên trên Con của Ngài và đưa Con Ngài đến chết thay cho chúng ta. Chỉ có Chúa Giê-su, là Đấng chính mình không hề mắc nợ tội lỗi, mới có thể là của lễ hi-sinh trọn vẹn như Thiên Chúa đòi hỏi. Nhưng cả hai Đức Chúa Cha và Chúa Con đã trả một giá rất cao -vì có một lúc, sự kết nối giữa hai bên đã bị đứt đoạn (Ma-thi-ơ 27:45-46). Chúa Giê-xu đã chết để chúng ta có thể sống đời đời, và Ngài đã chịu đựng sự cách biệt với Chúa Cha, nhờ đó chúng ta có thể được kết nối mãi mãi với Ngài.
Thông qua sự chết của Ngài, Đấng Cứu Rỗi đã đáp ứng mọi đòi hỏi của công lý và chứng minh tình yêu của Đức Chúa Trời cho mỗi người chúng ta. Khi chúng ta cầu xin sự tha thứ cho tội lỗi của mình và nhận Chúa Giê-xu vào trong đời sống, chúng ta đi ngang qua chiếc cầu vào trong sự hiệp-thông công-chính với Thiên Chúa.
Theo Tiến sĩ Charles Stanley
Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi về tintuc@hoithanh.com