Mặc dù Đa-vít bị người Ê-đôm tấn công trong khi ông đang đánh dân Am-môn, ông có thể chinh phục được chúng bằng cách sai viên chỉ huy Giô-áp tiến đánh.Vì điều này, Đa-vít ngợi khen Chúa, Đấng ban sự chiến thắng cho ông.
Thi thiên 60:1-12
1 Đức Chúa Trời ôi! Chúa đã bỏ chúng tôi, tản lạc chúng tôi; Chúa đã nổi giận: ôi! xin hãy đem chúng tôi lại. 2 Chúa khiến đất rúng động, làm cho nó nứt ra; Xin hãy sửa lại các nơi nứt nó, vì nó lay động. 3 Chúa đã làm cho dân sự Ngài thấy sự gian nan, Cho chúng tôi uống một thứ rượu xây xẩm. 4 Chúa đã ban một cờ xí cho kẻ nào kính sợ Chúa, Đặng vì lẽ thật mà xổ nó ra. 5 Hầu cho người yêu dấu của Chúa được giải thoát. Xin Chúa hãy lấy tay hữu mình mà cứu, và đáp lại chúng tôi. 6 Đức Chúa Trời đã phán trong sự thánh Ngài rằng: Ta sẽ hớn hở, Ta sẽ chia Si-chem và đo trũng Su-cốt. 7 Ga-la-át thuộc về ta, Ma-na-se cũng vậy; Ép-ra-im là đồn lũy của đầu ta; Giu-đa là cây phủ việt ta. 8 Mô-áp là cái chậu nơi ta tắm rửa; Ta sáng dép ta trên Ê-đôm. Hỡi đất Phi-li-tin, hãy reo mừng vì cớ ta. 9 Ai sẽ đưa tôi vào thành vững bền? Ai sẽ dẫn tôi đến Ê-đôm? 10 Hỡi Đức Chúa Trời, há chẳng phải Chúa, là Đấng đã bỏ chúng tôi sao? Hỡi Đức Chúa Trời, Chúa không còn ra trận với đạo binh chúng tôi nữa. 11 Xin Chúa cứu giúp chúng tôi khỏi sự gian truân; Vì sự cứu giúp của loài người là hư không. 12 Nhờ Đức Chúa Trời chúng tôi sẽ làm việc cả thể; Vì chính Ngài sẽ giày đạp các cừu địch chúng tôi.
Suy ngẫm và hiểu
Đa-vít xưng nhận rằng tình trạng khốn khó hiện thời của Y-sơ-ra-ên là kết quả cơn giận của Đức Chúa Trời, và cầu nguyện rằng Đức Chúa Trời sẽ giải phóng và giúp đỡ họ. Ông nhớ những lời Đức Chúa Trời đã phán tại nơi thánh, và bằng những lời này làm cơ sở, ông cầu xin cho Y-sơ-ra-ên được chiến thắng (c. 1-8).
Công bố rằng sự giúp đỡ của con người là vô ích, Đa-vít sốt sắng cầu nguyện xin Đức Chúa Trời ở cùng, giúp đỡ Y-sơ-ra-ên. Điều này là bởi vì Đa-vít hoàn toàn biết rằng chiến thắng của Y-sơ-ra-ên phụ thuộc vào việc liệu họ có nhận được sự trợ giúp của Đức Chúa Trời hay không (c. 9-11).
Đức Chúa Trời là Đấng như thế nào?
- 1-8 Đức Chúa Trờicho phép dân sự của Ngài thất bại. Khi dân sự của Đức Chúa Trời thất bại, điều đó có thể bởi vì cơn giận của Đức Chúa Trời hoặc nó có thể là một sự thử thách để khiến họ chỉ trông cậy nơi Đức Chúa Trời mà thôi.Nhưng, dù hoàn cảnh như thế nào, Đức Chúa Trời sẽ dấy dân sự của Ngài lên một cách vững chắc qua thất bại đó.Có phải chúng ta đang chịu khổ hay không?Hãy suy nghĩ sâu sắc về điều Đức Chúa Trời có thể muốn chúng ta là gì?Sau đó, hãy đặt niềm hy vọng nơi Đức Chúa Trời, Đấng sẽ nâng chúng ta lên qua sự chịu khổ này.
Đức Chúa Trời ban cho tôi bài học gì?
- 9-12 Đa-vítxưng nhận rằng trong sự khủng hoảng của cuộc chiến, sự giúp đỡ của con người là không kết quả và ông hoàn toàn nương dựa vào Đức Chúa Trời. Liệu có khó khăn nào mà gần đây chúng ta phải trải qua hay không?Hãy tìm kiếm sự trợ giúp của Đức Chúa Trời trước khi chúng ta tìm kiếm sự giúp đỡ của những người khác.
Tham khảo
60:6–8 Những câu này dường như nhớ lại lời tiên tri (Đức Chúa Trời đã phán) điều cung cấp kế hoạch của Đức Chúa Trời cho vùng đất của Y-sơ-ra-ên trong thế giới. Những địa điểm được đề cập đến trong c. 6–7 (Si-chem, Su-cốt, Ga-la-át, Ma-na-se, Ép-ra-im, và Giu-đa) là tất cả những vùng đất Đức Chúa Trời đã hứa với Y-sơ-ra-ên; những địa điểm trong c. 8 (Mô-áp, Ê-đôm, Phi-li-tin) là những vùng đất lân cận, cũng thuộc về Chúa (Tiếp tục trong Tham khảo 2).
Y-sơ-ra-ên hiện hữu để mang các phước lành đến cho các dân ngoại; vào thời của Đa-vít điều này bình thường diễn ra khi những dân tộc này đến dưới sự cai trị của người Y-sơ-ra-ên (so sánh với chú thích của Thi thiên 2). Như vậy chiến dịch về quân sự được đặt vào bối cảnh của sứ mạng của Y-sơ-ra-ên; như vậy, chỉ đơn giản là sự mở rộng về lãnh thổ, thì không phải là một phần của sự kêu gọi của Y-sơ-ra-ên.
Cầu nguyện: Chúng con ăn năn vì đã oán giận với sự chịu khổ mà chúng con phải trải qua.