Rô-ma 4:1-12
1 Vậy, chúng ta sẽ nói Áp-ra-ham, tổ phụ về phần xác của chúng ta, đã nhận được gì? 2 Nếu Áp-ra-ham đã được xưng công chính bởi việc làm thì ông có lý do để khoe mình, nhưng trước mặt Đức Chúa Trời thì không phải vậy. 3 Vì Kinh Thánh nói gì? “Áp-ra-ham tin Đức Chúa Trời, và nhờ đó ông được kể là công chính.” 4 Đối với người làm việc, tiền công không được kể là ân huệ, nhưng phải kể là nợ; 5 còn với người không làm việc, nhưng tin vào Đấng xưng công chính cho người có tội thì đức tin của người ấy được kể là công chính. 6 Vì vậy, khi đề cập về phước hạnh của người được Đức Chúa Trời nhìn nhận là công chính không bởi việc làm, Đa-vít nói: 7 “Phước cho người nào lỗi lầm được thứ tha, tội lỗi được khỏa lấp! 8 Phước cho người mà Chúa không kể là có tội!” 9 Vậy phước hạnh đó chỉ dành cho những ai chịu cắt bì mà thôi hay cũng cho cả người không chịu cắt bì nữa? Vì chúng ta nói rằng bởi đức tin, Áp-ra-ham được kể là công chính. 10 Nhưng ông được kể là công chính như thế nào? Trước hay sau khi chịu cắt bì? Không phải là sau mà là trước khi chịu cắt bì. 11 Ông đã nhận dấu cắt bì như ấn chứng của sự công chính mà ông đã có được bởi đức tin từ lúc ông chưa chịu cắt bì. Như vậy ông trở thành cha của tất cả những người tin mà không cắt bì, họ cũng được kể là công chính, 12 và cũng làm cha những người chịu cắt bì, là những người không những chịu cắt bì thôi, nhưng còn noi dấu đức tin mà Áp-ra-ham, tổ phụ chúng ta, đã có trước khi chịu cắt bì.
Suy ngẫm và hiểu
Phao-lô nói về cách mà Áp-ra-ham được Đức Chúa Trời kể là người công chính (Sáng Thế Ký 15:6), và sau đó trích dẫn sự xưng nhận của Đa-vít – “phước cho người nào được Đức Chúa Trời không kể là gian ác” (Thi Thiên 32:1-2) – để giải thích rằng người ta được xưng công chính qua đức tin nơi Đức Chúa Jêsus chứ không phải qua các việc làm (c.1-8). Phao-lô cũng nhấn mạnh rằng phước hạnh của đức tin, điều kể chúng ta là công chính, không phải chỉ dành cho những người Do Thái được cắt bì, mà cho tất cả mọi người . Ông cũng đưa ra ví dụ rằng Đức Chúa Trời đã kể đức tin của Áp-ra-ham là công chính trước khi ông chịu cắt bì (c.9-12).
Đức Chúa Trời là Đấng như thế nào?
C.4-5 Đức Chúa Trời khiến những người có đức tin nơi Ngài, những người được kể là công chính, nên công chính; họ không tự làm mình nên công chính được. Như vậy, nguyên tắc của nước Đức Chúa Trời là chúng ta không bị đối xử theo các việc làm của chúng ta, nhưng chúng ta tiếp nhận món quà cứu rỗi vào lúc chúng ta tin Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy cảm tạ Đức Chúa Trời vì ân điển lạ lùng của Ngài, điều kể chúng ta là công chính bất chấp các việc làm không trọn vẹn và tội lỗi của chúng ta! Chúng ta hãy ngợi khen Ngài qua các việc lành của chúng ta.
Ngài ban cho tôi bài học gì?
C.10-12 Phép cắt bì có thể đã không cứu được Áp-ra-ham, nhưng đó là một ấn chứng được bày tỏ ra bên ngoài ông là một phần của những người được cứu của Đức Chúa Trời. Chúng ta cũng không được cứu bởi các việc làm của chúng ta, mà phải có ấn chứng của sự sống (bên trong), điều chứng tỏ sự cứu rỗi của chúng ta. Ấn chứng trong đời sống chứng tỏ sự cứu rỗi của chúng ta là gì?
Tham khảo
C4:2 Nếu Áp-ra-ham đã đứng công chính trước mặt Đức Chúa Trời dựa vào các việc lành của ông, thì thật sự ông có thể tự hào, bởi vì sự vâng phục của ông sẽ có tác dụng là nền tảng của mối quan hệ của ông với Đức Chúa Trời. Nhưng Phao-lô khẳng định rằng Áp-ra-ham đã không thể khoe mình trước mặt Đức Chúa Trời. C4:5 Tuy nhiên, theo Phúc Âm, các công việc được làm dưới một sự tương quan hoàn toàn khác. Sự công chính không đến với những ai làm việc cho Đức Chúa Trời, vì giống Áp-ra-ham, tất cả mọi người (Giô-suê 24:2), đều không thánh khiết theo những chuẩn mực tuyệt đối của Đức Chúa Trời. Thay vào đó, sự công bình với địa vị công chính đến, như đã đến với Áp-ra-ham, bằng việc tin thay vì việc làm.
Cầu nguyện: Xin hãy giúp chúng con sống như là con cái theo lời hứa của Ngài, những người tin hoàn toàn nơi Lời Ngài, giống như Áp-ra-ham, người đã trở nên công chính qua đức tin, đã tin.
Đọc Kinh Thánh Trong Năm: Nê-hê-mi 1-2