Home Quốc Tế

“Chúng tôi đã thiết lập một nhóm làm việc và xác định những hành động có lợi song phương có thể thực hiện giữa Châu Âu và các nước riêng lẻ, nơi các Cơ đốc nhân đang gặp nguy hiểm.” Bộ trưởng bộ ngoại giao Ý Franco Frattini cho biết.

“Chúng tôi luôn cố gắng tìm hiểu về những luật nhân quyền và tự do tôn giáo từ EU để giái quyết những vấn đề rắc rối tại đây được tốt hơn.”

Trong một cuộc phỏng vấn trên tờ nhật báo Awenire, Ý, Frattini cho biết thêm rằng Liên minh Châu Âu sẽ có những huấn luyện và hướng dẫn cho đại sứ quán các nước EU tại các quốc gia bị đàn áp này. Trước mắt sẽ là những hội thảo giải quyết vấn đề tôn giáo tại các vùng khó khăn và dân tộc thiểu số.

andoeu2

Ấn Độ là một trong những quốc gia mà Cơ đốc giáo đang bị gây khó khăn nghiêm trọng

Ông làm rõ rằng mục tiêu của những dự án là tập trung vào những vụ việc khủng bố vào Cơ đốc giáo trên toàn thế giới, có liên quan đến phạm vi tự do tôn giáo, đặt biệt là những từ “khủng bố”, “ngược đãi nghiêm trọng”, “hạn chế”, đến “có vấn đề”. Xếp hạng đầu tiên trong danh sách là Bắc Triều Tiên, tiếp theo sau là Iran, Ấn Độ, Somalia và Saudi Arabia.

“Chúng tôi vận động mạnh mẽ và thành công trong việc thu hút sự đồng thuận của ít nhất 15-16 quốc gia Châu Âu, chính thức hoặc không chính thức,” Bộ trưởng Bộ ngoại giao Ý nói. Đầu tháng này, một phái đoàn của Liên minh châu Âu viếng thăm Kandhamal để điều tra về cuộc bạo loạn 2008 – nơi họ đã gặp chính phủ và các viên chức cảnh sát.

Ảnh hưởng lớn nhất vẫn là lời cầu nguyện của các Tín hữu Cơ đốc, để Đức Chúa Trời sẽ hành động và làm những việc lạ lùng trên các dân tộc thờ phượng Ngài.

Ân Điển (theo Christiantoday)

0 bình luận
0 FacebookTwitterPinterestEmail

Tìm Thấy Mảng Tường Đền Thờ Do Sa-lô-môn Xây Dựng

by Ban Biên Tập

Nếu niên đại của bức tường là chính xác, phát hiện nầy sẽ là một dấu hiệu cho thấy Giê-ru-sa-lem đã từng là một trung tâm chính trị có đủ tài lực và nhân lực để xây dựng những công sự đồ sộ vào thế kỷ thứ mười trước công nguyên.

Đây là một điểm tranh luận giữa các học giả, bởi vì điều nầy phù hợp với Kinh Thánh rằng vua Đa-vít và vua Sa-lô-môn đã cai trị Giê-ru-sa-lem vào khoảng thời gian nầy.

khu khai quat

Khu khai quật được tìm thấy

Trong buổi họp báo với các phóng viên tại khu khai quật vào thứ Hai, bà Mazar, đến từ Đại học Giê-ru-sa-lem, đã gọi phát hiện của mình là “kiến trúc quan trọng nhất có được từ đền thờ đầu tiên của Y-sơ-ra-ên, điều đó chứng minh rằng vào thế kỷ thứ mười Trước công nguyên Giê-ru-sa-lem đã có một chính thể đủ mạnh để xây dựng được một công trình vĩ đại như vậy.”

Dựa vào niên đại mà bà đã dự đoán, bà cho rằng nó đã được xây dựng bởi vua Sa-lô-môn, con trai vua Đa-vít, như đã được chép trong Kinh Thánh.

ba mazar tra loi phong van

Bà Mazar trả lời phỏng vấn

Công sự được tìm thấy bao gồm một căn phòng phía trên tường thành và một đoạn tường thành dài khoảng 70m và nằm ngay bên ngoài tường thành Giê-ru-sa-lem cổ vẫn còn lại ngày nay, kế bên núi thánh của cả người Do Thái và người Hồi giáo. Theo Kinh Thánh Cựu Ước, chính vua Sa-lô-môn đã xây dựng đền thờ đầu tiên của người Do Thái tại khu vực nầy.

tra loi bao chi

Báo giới quan tâm đến sự việc này

Đền thờ đó sau nầy đã bị người Ba-by-lôn hủy phá; sau đó được tái thiết bởi vua Hê-rốt 2.000 năm trước và sau đó lại bị hủy phá một lần nữa bởi người La-mã vào năm 70 sau công nguyên

Các nhà khảo cổ học đã khai quật công sự nầy trong quá khứ, lần đầu tiên vào những năm 1860 và gần đây nhất là vào những năm 1980. Nhưng bà Mazar tuyên bố rằng công trình khai quật của bà là hoàn chỉnh nhất và đã giúp đưa ra bằng chứng rõ ràng về niên đại của bức tường, trong đó bao gồm nhiều mảnh gốm vỡ thường được các nhà khảo cổ dùng để xác định niên đại.

Anh Vũ (theo Associated Press)

0 bình luận
0 FacebookTwitterPinterestEmail

Tin Lành Tăng Trưởng Vượt Bậc Tại Trung Quốc

by Ban Biên Tập

Mặc dù một con số 4 triệu bảng Kinh Thánh  được in và phân phối trên toàn Trung Quốc trong năm 2008, nhưng sự tăng trưởng nhanh chóng của các nhà thờ vào năm 2009 khiến cho nhu cầu sử có Kinh thánh tăng vượt bậc.

Hiện tại con số tín hữu chính thức tại Trung Quốc là 28.600.000 người. Nhưng tin rằng con số thực sự có thể lên đến 90.000.000 bao gồm những nhà thờ không chính thức.

Theo Hiệp hội Thánh Kinh tại Anh cho biết, giá thấp nhất của một quyển Kinh thánh hiện nay là 2 Bảng Anh cho 1 bản Kinh Thánh. Xong, tại nhiều vùng ngoại ô Trung Quốc, thu nhập của người dân dưới mức 2 Đôla Mỹ một ngày.

Nhà in Kinh thánh tại Trung quốc được thành lập kể từ năm 1987 đến nay đã cho phát hành khoảng 70 triệu bản, trong đó có hơn 50 triệu được  bán ra cho các Tín hữu khắp nơi.

“Tôi vui mừng vì sự phát triển của các giáo hội Tin lành tại Trung Quốc. Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để đáp ứng nhu cầu sử dụng Kinh Thánh của người dân tại đất nước này. Thật là điều đáng mừng, ông Kua Wee Seng, đại diện Hiệp Hôi Thánh Kinh tại Trung Quốc cho biết.

kinhthanhtrungquoc

Nhu cầu có Kinh Thánh ngày càng tăng cao cho các Tín hữu tại Trung Quốc. Ảnh: BibleSociety

“Mỗi năm chúng tôi đều gây quĩ cho việc cung cấp Kinh thánh. Lý do là ở các vùng nông thôn nơi có nhiều Tín hữu đang sống trong điều kiện tương đối nghèo. Để có một quyển Kinh Thánh, chúng ta phải có đủ giấy để làm nên một quyển Kinh thánh thật sự đáng giá cho mọi người có thể cầm lên.”

 

“Đây là thời cơ Tin Lành tại Trung Quốc. Nhiều người trong chúng ta cảm thấy rằng mình  không phải bỏ lỡ cơ hội này, là điều mà mọi người trong chờ, Tin Lành cho tất cả mọi người.”

 

Ân Điển (theo Christiantoday)

0 bình luận
0 FacebookTwitterPinterestEmail

Bạo Lực Leo Thang Tại Jos, Nigeria

by Ban Biên Tập

Những hình ảnh và thông tin mới nhất từ nhà truyền giáo tại Nigeria gửi cho Rae Burnett, Giám đốc của Christian Aid tại Châu Phi.

Trên đây là những hình ảnh và thông tin mới nhất từ nhà truyền giáo tại Nigeria gửi cho Rae Burnett, Giám đốc của Christian Aid tại Châu Phi.

Tình hình Nigeria đang rất hỗn loạn. Nhiều cuộc hành quân phản đối và chống phá luật pháp đang điễn ra trên cả nước trong đó có cả biệt luật đối với Đạo Hồi ở phía  Bắc.

Sự kiện tại Jos chỉ là một điển hình trong toàn bộ viễn cảnh do vị trí chiến lược và lãnh thổ rộng lớn của nó mà trên hết là các Cơ Đốc Nhân đang ở đây.

Quân đội đang đóng tại Jos. 10 ngàn di dân còn sống sót sau các vụ bạo lực đang được giữ 04 trại giam. Hai trại ở bang Islamic Bauchi là nơi mà đạo luật Shariah vào năm 2001 được công bố đang tiếp trợ các nhu cầu cho người Hồi Giáo.

Hầu hết các Cơ đốc nhân đều ở tại Jos, nhiều người bị nhét vào trong các trường học, tòa nhà, nhà thờ Cơ Đốc chưa bị phá hủy, số khác thì trốn bất cứ đâu có thể. Tình hình đặc biệt nguy kịch tại Jos. Thức ăn và nước uống thì vô cùng khan hiếm.

Sau đây là trích bức thư từ một lãnh đạo đáng kính của Hội truyền giáo bản địa gửi cho Rae Burnett, Giám Đốc của Christian Aid tại Châu Phi.

“Rae thân mến,

…Tôi cũng xin thuật cho anh một trong những câu chuyện đau buồn từ vụ khủng bố chết người này. Các tín đồ Hồi giáo đang ra sức làm ra vẻ như các Cơ Đốc Nhân đang truy sát họ và họ là những nạn nhân…

Đúng hơn, chúng tôi đang làm việc vì sự cứu rỗi cho họ…

…Tôi vừa biết được sáng nay thể nào cậu bé đáng yêu John Nfon Nsima bị những tên khủng bố máu lạnh giết hại tại Gada, Bako, Nasarawa. Cậu trai trẻ chỉ mới 20 tuổi.  Một trong những người bạn của John đang mang anh về nhà trên chiếc xe máy. Khoảng 100 thanh niên Hồi Giáo  chặn đường họ và yêu cầu họ tuyên xưng gia nhập Hồi Giáo. Người lái xe đã làm theo nhưng John từ chối. Cậu ấy vẫn kiên định nói rằng cậu ấy sống là Cơ Đốc Nhân và chết là Cơ Đốc Nhân.. Ngay tại đó, họ dùng dao, rựa và rìu chém chết cậu…

… Việc giết John cũng nhắc lại cái chết của anh rễ tôi, Jona, một sinh viên cao học tại Đại học ở Jos, đã bị các con của ông chủ nhà người Hồi giáo giết chết và cướp tài sản. Tôi đã rất giận và vô cùng đau đớn về cái chết của anh, muốn nổ súng giết chết những kẻ sát nhân đó. Nhưng sau đó tôi nhớ lại những kẻ giết John thật cần giúp đỡ! Và chúng ta có điều gì đó tốt hơn một quả bom nguyên tử; chúng ta có lời của Đức Chúa Trời! Vì vậy hôm nay lớp học kinh thánh của chúng tôi sẽ ra đi đến các trại nơi mà các di dân đang bị giam giữ. Chúng tôi sẽ an ủi những đau đớn của họ và dù chúng tôi không có tiền mua thức ăn, chúng tôi sẽ chuẩn bị những thùng nước uống cho họ ”.

Vì vậy hãy cầu nguyện cho chúng tôi, đó là điều chúng tôi cầu xin. Chúng tôi sẽ tặng nước cho các binh lính trên những con đường cũng như bất kỳ ai mà chúng tôi gặp…”

Phương Anh (tổng hợp)

Mục sư Mohammed trước đây là tín đồ Hồi Giáo đã trở lại tin nhận Chúa vào năm 1983. Mục sư  và gia đình đã thoát chết và rất biết ơn vì được ở trong nơi tị nạn rộng bằng một căn phòng này

Đây là nhà của mục sư Mohammed là một trong hàng trăm ngôi nhà đỗ nát trong các đợt tấn công dữ dội chống Cơ Đốc Nhân. Hơn 500 người bị giết, 200 000 người phải di tán trong cuộc xung đột Hồi Giáo/ Cơ Đốc Giáo nổ ra vào ngày 17/01. Không có tin tức nào từ các nhà bảo hiểm cho các ngôi nhà, cửa hàng hay phương tiện giao thông bị người Hồi Giáo phá hủy.

Cửa hàng cơ các Cơ Đốc Nhân bị người Hồi  Giáo đốt cháy.

Đây là một trong những nhà thờ bị người Hồi Giáo đốt

Nhiều nữa các cửa hàng của Cơ Đốc Nhân bị đốt tại Chợ Trung Tâm Bukuru , hiện nay đã bị cháy rụi.

Cửa hàng khác ở Chợ Bukuru. Do tình hình căng thẳng giữa Cơ Đốc Nhân và các tín đồ Hồi Giáo, Jos đã bị hủy phá trước bạo lực. Các cửa hàng này đều thuộc về Cơ Đốc Nhân. Họ không dám đi vào khu vực này nhưng người Hồi giáo thì đi lại tự do.

Đây là chợ Kugiva đã bị cháy trụi và bị người Hồi giáo phá hủy hoàn toàn

Đây là chợ New Gvel là một trong những khu vực  mà các Cơ Đốc Nhân di tán đang trú ngụ.

 

0 bình luận
0 FacebookTwitterPinterestEmail

Tin Lành Đến Các Nước Hồi Giáo Bằng Ngôn Ngữ Khiếm Thính

by Ban Biên Tập

Dù trong nền văn hóa nào, hầu như những người bị điếc hay tàn tật đều bị lãng quên trong xã hội. Các cơ quan truyền giáo đã thống kê cộng đồng người điếc trên 40 quốc gia và họ được xem là Nhóm người khó tiếp cận.

Trung tâm Châu Á với ba quốc gia được xem là có số người bị điếc khó có thể thống kê. Chỉ trong một quốc gia đã có số lượng người điếc khá lớn (khoảng 107 000 người) và chỉ có 0.3% được biết đến Tin Lành.

Bên cạnh nỗi mất mát phải mang, họ còn phải gánh chịu những lời nguyền rủa mà nhiều người trong khu vực này vẫn còn tin vào nguồn gốc của bệnh điếc. Một người anh em trong phái đoàn truyền giáo được Christian Aid hỗ trợ đã cho biết :”Việc này có liên quan đặc biệt đến một số bộ tộc mê tín người Hồi giáo tin vào phù phép và còn thờ cúng người chết. Do mối hận thù dai dẳng giữa các bộ tộc khác nhau, người ta nói rằng khu vực  này bị lời nguyền gây ra bệnh điếc. Kết quả là những người không gánh chịu lời nguyền có xu hướng tránh xa những người “gánh chịu lời nguyền” và việc họ bi đối xử ghẻ lạnh vẫn tiếp tục cho đến nay bất kể là do “bị nguyền rủa” hay là do họ có sự khác biệt.

Lãnh đạo Hội Truyền Giáo Trung tâm Châu Á  báo cáo rằng hiện họ có nhiều nhà truyền giáo bị điếc hay các nhà truyền giáo biết dùng ngôn ngữ khiếm thính đang công tác tại nhiều nơi trong khu vực này.

Trong khi còn khá nhiều hội thánh phải hoạt động bí mật thì những Cơ Đốc Nhân này lại có thể ra đi truyền giáo mà không bị chính quyền nghi ngờ hay bắt bớ. Và bởi vì đường qua biên giới nay đã mở cửa nên họ đang tiếp cận được với các quốc gia lân cận. Nhiều cộng sự (anh em sử dụng ngôn ngữ khiếm thính) có anh em ruột thịt tại các khu vực người ta nói tiếng Farsi. Điều này cho phép họ tiếp cận với những người trong và ngoài Afghanistan. Ông vui mừng nói thêm:”Vì vậy, rất có thể Tin Lành đã đến được với người Afghanistan”.

Trong hơn 50 năm, Christian Aid đã khen tặng nhiều nhà truyền giáo bản địa. Việc này hoàn toàn thích đáng trong hoàn cảnh như thế này. Có ai khác ngoài những anh em khiếm thính này có thể vào trong các quốc gia còn bị hạn chế, đi lại dễ dàng, truyền đạt bằng ngôn ngữ khiếm thính địa phương và đem Tin Lành đến với những tầng lớp xã hội khó tiếp cận này chứ ?


1
Khi các anh em cầu nguyện họ nhìn vào dấu hiệu
của người thông dịch

2
Hai chị em đang thờ phượng theo cử điệu của
đại phương minh

3

 

Hãy nghe Ngài, hỡi anh em khiếm thính

Hãy ngợi khen Ngài, hỡi người không nói được

Hãy thong thả hỡi lưỡi

Anh em khiếm thị, hãy nắm lấy Đấng Cứu rỗi đã đến

Hãy nhảy nhót cách vui mừng hỡi anh em không thể bước đi.

Trích “O for a Thousand Tonges” bởi Charles Wesley, 1707-1788

 

Để có thể nghiên cứu và học tập về ngôn ngữ khiếm thính nhằm giúp ích cho công việc Chúa, quý vị có thể truy cập vào trang web http://vsdic.net . Đây là trang web cung cấp bộ từ điển khiếm thính tiếng Việt đầu tiên của Việt Nam bằng video. Chúng tôi đang tiến hành tải bộ CD bộ từ điển này lên server để con cái Chúa khắp nơi có thể tải về.

Theo Christianaid

0 bình luận
0 FacebookTwitterPinterestEmail

Mất 16 Năm Nữa Để Dịch Kinh Thánh Cho Những Nhóm Ngôn Ngữ Nhỏ Trên Thế Giới

by Ban Biên Tập

Các dịch thuật gia Kinh Thánh Wycliffe đã hoàn tất công việc phiên dịch câu chuyện Giáng Sinh từ Phúc Âm Lu-ca sang chín nhóm ngôn ngữ khác nhau tại vùng Mara, tọa lạc tại Tây Bắc Tazania, Phi Châu.

Mục sư Albinus Waynse là một trong số18 thành viên trong đội  dịch Kinh Thánh đã phát biểu với đài CBN: “Đây là sự chuyển đổi cộng đồng. Người dân của chúng tôi sẽ lần đầu tiên đọc lời Chúa trong ngôn ngữ riêng của mình và tôi đang cầu nguyện cho cuộc sống họ sẽ được động chạm bởi câu chuyện Chúa Giê-xu giáng sinh.”

Được xuất bản vào tháng 12-2009 vừa rồi, các bản dịch là một phần trong sáng kiến của chương trình Wycliffe do các dịch thuật gia trong nước và các nhà ngôn ngữ cùng hợp tác để dịch Kinh Thánh thành nhiều ngôn ngữ trong cùng một thời điểm.

Tại Tanzania, hai ngôn ngữ chính là Tiếng Anh và Tanzania còn 124 ngôn ngữ phụ khác được sử dụng trong cả nước. Không có truyền thống bằng văn bản nào trong số những người đang sống tại khu vực Mara – Khu vực có mực độ dân số đông nhất ở Tanzania – Nơi mà cả chín ngôn ngữ được phát ngôn tương tự nhau. Vì thế, nhóm dịch thuật Wycliffe đã phải phát triển một bảng chữ cái Alphabel trước khi dịch Kinh Thánh bản dịch Tân Ước đầu tiên vào năm 2008 với sách Lu-ca sau khi công việc của các nhà ngôn ngữ học được hoàn tất.

Theo đài CBN: “Các bản thảo đã được tặng cho các làng tại địa phương để kiểm chứng xem người dân có thể hiểu và đọc được hay không.” Các lãnh đạo Wycliffe sau đó đã kiểm nghiệm hiệu quả của các bản dịch và độ chính xác của Kinh Thánh và khẳng định rằng các bản dịch đều được chấp nhận trong phương diện văn hoá.

Hơn 20 giáo phái đã đoàn kết lại để hổ trợ cho công việc này.

nhomdichgiawicliffe

Các thành viên trong nhóm dịch thuật Kinh thánh Wycliffe

Bob Creson, trưởng nhóm dịch thuật Kinh Thánh Wycliffe tại Mỹ đã phát biểu: “quyền năng lời Chúa đã mang các nhà lãnh đạo của nhiều mục vụ địa phương lại với nhau, họ là những người đã được chọn lựa để đặt những khác biệt trong học thuyết sang một bên và tập trung  vào dịch Lời Chúa.”

Theo Wycliffe: “Hiện có hơn 6900 nhóm ngôn ngữ trên toàn thế giới ngày nay. Trong số này, có hơn 2200 ngôn ngữ với gần 350 triệu người sử dụng hiện không có một chương trình dịch Kinh Thánh nào đang được tiến hành.”

Wycliffe đang đẩy lên hàng đầu Chiến Dịch Ngôn Ngữ Đã Qua để cung cấp trí thức, thông tin sức khoẻ để cứu lấy sự sống và mang  Kinh Thánh đến cho tất cả những nhóm ngôn ngữ nhỏ trên thế giới trong nhu cầu phát triển ngôn ngữ vào khoảng năm 2025. Hơn 16 năm nữa, Wycliffe đang có kế hoạch tìm kiếm để nghiên cứu một phần ba còn lại của các nhóm ngôn ngữ trên thế giới (Khoảng 200 triệu người).

Nhóm dịch thuật tại khu vực Mara hy vọng sẽ hoàn tất việc phiên dịch Kinh Thánh Tân Ước trong thập kỷ tới.

Ngô Minh Hiền (Theo Christiantoday.com)

0 bình luận
0 FacebookTwitterPinterestEmail

Phát Hiện Ngôi Nhà Thời Chúa Jesus

by Ban Biên Tập
Các nhà khảo cổ học Israel nói: “lần phát hiện di tích này rất có ích trong việc tìm hiểu hình dạng ngôi làng mà chúa Jesus sinh sống trong thời thơ ấu”, ngôi làng từng được miêu tả trong kinh Tân Ước. Basilica từng là một thôn làng nhỏ heo hút ước tính có khoảng 50 căn nhà.

di-tch-ngoi-nha-co-o-basililica2
Di tích ngôi nhà cổ ở Basilica – Ảnh: Epochtimes.com
Nhà khảo cổ Yardenna Alexandere người phụ trách công tác khai quật nói: “những người Do Thái có xuất thân thấp kém hiển nhiên sống ở khu nhà này. Để trốn sự đánh chiếm của người La Mã cổ họ đã sống trong một cái hang được ngụy trang”. Đồng thời nơi khai quật còn phát hiện ra những mảnh vỡ và các mẫu đất kết dính chủ nhân của căn nhà này có lẽ là một gia đình người Do Thái bình thường.

muc-su-pastor-yikalamu tai-di-tich3
Mục sự Pastor Yikalamu tại di tích

Basilica là một trong những thánh địa được tôn kính trong đạo Cơ đốc các tín đồ cho rằng: Chúa Jesus đã từng trưởng thành tại nơi này và mẹ Ngài là Maria cũng từng ở nơi này. Chúa Jesus khi còn bé có thể là đã từng cùng bạn bè người thân chơi đùa xung quanh căn nhà này. Đây hiển nhiên chỉ là một suy luận nhưng rất có tính logic.   Do công bố sự phát hiện này trong thời điểm lễ Giáng sinh những tín đồ đạo Cơ đốc trong vùng cảm thấy vô cùng thích thú. Mục sư Pastor Yikalamu của nhà thờ Annunciation cười và nói rằng: “Nếu như con người không mở miệng nói thì hòn đá cũng sẽ nói thôi”. Các tín đồ Cơ Đốc giáo cho rằng: “Thiên sứ báo tin mừng cho Maria cũng chính trên mảnh đất này”.

ngoinhajesus1

Công việc đào bới đang được tiến hành


Các nhà khảo cổ học đã phát hiện những mảnh vỡ bằng đất đây có khả năng là những đồ vật được người Do Thái cổ sinh sống tại ngôi làng này sử dụng. Niên đại của những mảnh vỡ này có thể giúp chúng ta tìm hiểu về thời đại của Chúa Jesus (ước khoảng năm 100 TCN – năm 100 sau CN) trong đó bao gồm thời kỳ cuối của Hy Lạp cổ và thời kỳ đầu của La Mã cổ.

Sự phát hiện khu di chỉ này đã giải thích cho mọi người biết rõ nơi sinh sống của Chúa Jesus thời thơ ấu ra sao.

Mục sư Yikalamu nói: “Vào thời điểm này việc phát hiện ra di tích có thể tìm hiểu về thời đại Chúa Jesus là một điều vô cùng thú vị đặc biệt là đối với các tín đồ Cơ Đốc giáo. Theo tôi đây là món quà tuyệt vời nhất.”


Nguồn: http://vietcampus.net – Sinh Viên Tin lành Việt Nam (Theo Epochtimes.com)

0 bình luận
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Newer Posts
Older Posts