Home Quốc Tế

 

 

 

 

 

Tờ báo Tennessean cho biết phiên bản mới sử dụng những từ như “Nam giới” và “người nam” thay vì dùng từ chung chung như “con người” và “người”. Những thay đổi đã được thực hiện sau khi một phiên bản năm 2002 bị phê bình là chung chung.

“Chúng tôi đã thật sự cố gắng để có được bản dịch đúng trong thời gian này”, học giả trường Cao Đẳng Kinh Thánh Wheaton, ông Doug Moo Trưởng ban dịch thuật, cho biết. “Chúng tôi đã hết sức cẩn thận về việc không chịu nhượng bộ bất kỳ chương trình nghị sự văn hóa hoặc giáo hội. Chúng tôi cũng đã nói chuyện với bất cứ ai muốn nói chuyện với chúng tôi.”

Phiên bản mới nhất này hiện đã có mặt tại trang web BibleGateway.com, và các phiên bản in sẽ được ra mắt trong tháng 3 tới.

 

Sara (Theo CBN)

0 bình luận
0 FacebookTwitterPinterestEmail

 

 


Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa (UNESCO), Ngôi mộ của Ra-chên gần Bethlehem và Hang đá của các Tổ phụ ở Hếp-rôn đã là một phần ” không thể thiếu” nằm trong ” vùng chiếm đóng của Palestine.”
“UNESCO thật không xứng đáng là tổ chức khoa học. Đã có một cuộc bỏ phiếu của các nước để quyết định những chỉ định về những địa điểm khác nhau”, cựu đại sứ Liên Hiệp Quốc ở Israel ông Dore Gold nói.(Trong một cuộc bỏ phiếu 44-1, với 12 phiếu trắng, các đề xuất, được khởi xướng bởi các nước thành viên Ả Rập).
Tuyên bố này được đưa ra bất chấp bằng chứng lịch sử về những tổ phụ trong Kinh Thánh là Abraham, Isaac và Jacob đã được chôn trong Hang đá của Tổ phụ cùng với vợ của họ.
Ngôi mộ của Ra-chên được cho là nơi chôn cất bà Rachên trong Kinh Thánh, người vợ yêu dấu của Jacob. Khoảng 750.000 người chủ yếu là người Do Thái và những Cơ Đốc Nhân hành hương viếng thăm và cầu nguyện tại ngôi mộ này hàng năm.
Vậy mà, chính quyền Hồi giáo vẫn cứ khăng khăng rằng người Do Thái không có lịch sử gì ở nơi đó
“Đọc một câu thơ từ kinh Koran nói rằng Abraham ông không bao giờ là một Người Do Thái .Ông là một người Hồi giáo, hoàn toàn là người Hồi giáo theo kinh Koran”, Một người đàn ông Hồi giáo nói.
“Thật là trớ trêu  – đặc biệt là về lăng mộ của Rachên – trong tín ngưỡng Hồi giáo, nó đã không bao giờ được gọi là nhà thờ Hồi giáo Bilal Ibn Ribah .Đây là một phát minh hoàn toàn mới của Chính quyền Palestine từ năm 1996,” Gold nói.
Gold đã cho CBN biết về các tài liệu lịch sử chứng minh cho người Hồi giáo thấy ngay khi họ được thừa nhận ngôi mộ thay vì người Do Thái.
“Chúng tôi có một sắc lệnh hoàng gia từ Đế quốc Ottoman từ năm 1830, trong đó nói rằng mộ của Rachên thuộc về người Do Thái,” ông nói.
Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã phát biểu với tư cách cá nhân với Tổng thư ký LHQ Ban Ki-Moon về sự liên kết giữa 4.000 năm lịch sử của Israel với các vùng đất thánh và đã được ghi nhận của hơn một tỷ người tin vào các tài liệu lịch sử trong Kinh Thánh.
Nhưng một phát ngôn viên của ông Ban nói rằng việc chỉ định chúng cho nhà thờ Hồi giáo là quyết định để phục hồi đàm phán hòa bình giữa Israel – Palestine trong tương lai.
Ông Gold đã lưu ý rằng người Do Thái từ khắp nơi trên thế giới đã viếng thăm các vùng đất thánh này trải qua nhiều thế hệ .
” Đột nhiên cố gắng để xoá bỏ lịch sử và chuyển đổi vùng đất thánh của nguời Do Thái thành vùng đất của Hồi giáo rõ ràng là để phục vụ một chương trình nghị sự chính trị, nhưng nó không phải là sự thật về lịch sử”, Gold nói.
Cuộc náo loạn quốc tế này đã bắt đầu từ tháng Hai, khi chính phủ Israel bắt đầu gộp hai địa điểm trên vào trong một danh sách chính thức về những khu di sản quốc gia.
“Israel đang nói chuyện trong các phòng họp của các quan chức về những nỗ lực của một số nước muốn phá hủy nhà nước Israel,” Gold nói.

“Điều đó chẳng khác gì là tấn công nó với các tội phạm chiến tranh dỏm. Điều đó chẳng khác gì là nghi ngờ lịch sử với những cơ sở chắc chắn của nó”.

Sara (Theo CBN)

0 bình luận
0 FacebookTwitterPinterestEmail

Hơn 14.600 người đã phải nhập viện, và nhân viên y tế cho rằng những con số này vẫn còn thấp.

Các bệnh viện đang quá tải cũng như các bác sĩ và y tá đang gắng sức  để ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng của bệnh.

Bệnh tả là do nước bị ô nhiễm và nó có thể giết chết các nạn nhân một cách nhanh chóng thông qua việc mất nước trong cơ thể. Hầu hết người dân Haiti không có nước sạch hay vệ sinh môi trường.

Phóng viên của CBN News, ông Efrem Graham vừa trở về từ Haiti đã thảo luận về các tình trạng sức khỏe ông đã thấy ở các quốc đảo và những nỗ lực để chống lại các ổ dịch tả trên kênh Tin Tức buổi sáng của CBN News ngày 15 tháng 11.

 

Sara (Theo CBN)

0 bình luận
0 FacebookTwitterPinterestEmail

 

 

 

sudan_girl
Cô gái người Sudan đang ngồi trong một xe buyt chuẩn bị tiến về miền Nam
tại một trạm xe cách 20 dặm về phía nam ở Khartoum.
Hàng trăm người dân Sudan ở miền Bắc đã bắt đầu tiến về miền Nam.

Hội WEA đang kêu gọi các Cơ Đốc Nhân tiến hành một ngày cầu nguyện chung của cả thế giới cho Sudan vào ngày 05 Tháng 12 sau khi nhận được một yêu cầu từ các nhà lãnh đạo giáo hội trong nước cho các Cơ Đốc Nhân ở khắp mọi nơi  là hãy “cầu nguyện, cầu nguyện, cầu nguyện” trước cuộc trưng cầu dân ý.

Cuộc trưng cầu dân ý là một trong những điều khoản của Hiệp Định Hòa Bình Toàn diện đã làm chấm dứt những thập kỷ nội chiến cách đây 5 năm .

Dự kiến phần lớn những Cơ Đốc Nhân miền Nam sẽ bỏ phiếu để ly khai số đông người Hồi giáo miền Bắc.

Những nhà thờ ở Sudan đang giáo dục người dân về sự cần thiết phải bỏ phiếu nhưng có những lo lắng đó là sự chuẩn bị cho cuộc trưng cầu dân ý sẽ chậm tiến độ và miền Nam không sẵn sàng để tiếp nhận dòng người tị nạn đã được biết trước từ miền Bắc.
Có những lo ngại chung rằng các kết quả trưng cầu dân ý có thể đưa Sudan vào  một cuộc nội chiến khác sau khi chính phủ ở miền Bắc đã tỏ ra rằng họ sẽ không bảo đảm những Cơ Đốc Nhân sống ở đó di chuyển an toàn đến miền Nam.
Hội WEA đang kêu gọi các tín hữu cầu nguyện cho cuộc trưng cầu dân ý sẽ diễn ra trong hòa bình và công bằng; kết quả sẽ được chấp nhận bởi chính phủ ở miền Bắc và cộng đồng quốc tế; tự do tôn giáo sẽ được gìn giữ, và cho việc tái thiết cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội vẫn còn nghèo nàn sau nhiều năm chiến tranh.
Tổng thư ký WEA, Tiến sĩ Geoff Tunnicliffe đã nói trong một diễn đàn gần đây của các nhà lãnh đạo Cơ Đốc giáo và Hồi giáo tại Sudan: “Những người dân Sudan đã phải chịu đựng trong nhiều năm. Bây giờ sẽ là thời điểm cho một tương lai mới, tương lai mang lại hòa bình, sự no đủ, nhân phẩm, tự do tín ngưỡng và thoát khỏi cảnh nghèo đói cùng cực. Người dân Sudan xứng đáng hưởng một cuộc sống đầy trọn.”
Mary Yehling Kleine, Giám đốc điều hành của Quỹ tài trợ Tyndale House (quỹ tài trợ Cơ Đốc ) đã có cuộc viếng thăm gần đây đến các Cơ Đốc Nhân ở thành phố Maban, miền Nam Sudan, và đang ủng hộ lời kêu gọi của WEA.
Bà nói rằng nhiều Cơ Đốc Nhân dường như không nhận biết về một tiềm lực to lớn cho một cuộc chiến khác ở Sudan.
“Tôi đã hỏi người dân rằng họ có đang cầu nguyện cho Sudan hay không và họ nói “Tôi nên cầu nguyện cho điều gì? “.
“Họ có thể biết một cuộc trưng cầu dân ý đang diễn ra nhưng họ không thực sự hiểu được toàn bộ những gì đang xảy ra và nó không được đăng trên tin tức của chúng ta.”
Bà Kleine Yehling nói rằng những Cơ Đốc Nhân có thể hỗ trợ anh chị em ở Sudan bằng cách thông báo về tình hình và liên lạc với chính phủ của họ để yêu cầu họ làm tất cả mọi thứ họ có thể để đảm bảo một cuộc trưng cầu hòa bình và công bằng.
“Những người dân miền Nam Sudan đang tìm kiếm bất kỳ sự giúp đỡ nào và tôi nghĩ rằng họ cảm thấy như thế giới không quan tâm gì đến họ” bà nói.
“Lời cầu nguyện của tôi cho Sudan là: cuối cùng thì ân điển của Thiên Chúa sẽ đổ xuống cho Sudan để cuộc trưng cầu dân ý sẽ là một ngọn đèn báo cho thế giới về những điều mà Thiên Chúa có thể làm.”

Sara (Theo Christiantoday)
0 bình luận
0 FacebookTwitterPinterestEmail
Benjamin Uskert, một phi công và cũng là thợ cơ khí làm việc ở Sumatra, Indonesia, cùng với Hội Truyền Giáo Hàng Không (MAF), đã ở tại một bãi biển với một nhóm người từ trại trẻ mồ côi địa phương vào ngày 7 tháng 11. Trong khi họ đang ở trên bãi biển, họ nhìn thấy hai thiếu niên bơi vào vùng nước sâu và đã bị nước cuốn đi. Uskert và một số người lớn tuổi khác đã bơi ra để cứu chúng, nhưng Uskert và một trong hai thiếu nhiên đó bị kiệt sức bởi những lớp sóng dòng nước cuồn cuộn.
Anh phi công thuộc hội MAF này đã chết ngay tại hiện trường cùng với thi thể của một trong hai thiếu niên cũng đã không tỉnh lại được.
“Chúng tôi thật rất đau buồn vì đã mất đi người bạn và cũng là người đồng công trong Chúa Cứu Thế của chúng tôi, cũng như cậu thiếu niên mà anh đã cố gắng hết sức để cứu “, John Boyd nói.
Ông là chủ tịch và giám đốc điều hành của MAF, trong lời phát biểu hôm thứ hai. “Hãy cầu nguyện cho vợ của Ben là Katie, và con trai là Jeremiah, cũng như các thành viên khác của gia đình.”
Uskert được sinh ra và lớn lên tại Valparaiso, Indiana,(USA) và đã tốt nghiệp Đại học Purdue vào năm 2003 với bằng Cử nhân Khoa học Công nghệ Hàng không. Anh cũng đã tham gia các khóa học tại trường Cao Đẳng Kinh Thánh Trinity và Viện Ngôn Ngữ Kinh Thánh ( Moody Bible Institute)Trước khi gia nhập MAF, Uskert làm việc như một kỹ thuật viên máy bay và huấn luyện viên . Anh cũng là giám đốc bảo trì cho Bảo tàng Hàng không ở Indiana, USA, giám sát một đội  gồm 17 máy bay.
Năm 2005, ông kết hôn với Katie Tucker, và con trai của họ là Jeremiah, được sinh ra trong năm 2007.
Một năm sau khi Jeremiah ra đời, Uskerts gia nhập MAF. Họ đã học tại một trường ngôn ngữ ở Indonesia trong chín tháng trước khi bắt đầu công tác của họ với các chương trình của MAF ở Sumatra, Indonesia vào tháng 12 năm 2009.
Bạn bè và gia đình sẽ nói lời chia tay cuối cùng của họ đến Benjamin Uskert tại các buổi lễ tưởng niệm vào Thứ bảy ở Banda Aceh, Sumatra, Indonesia.
Một nguồn quỹ được kêu gọi để giúp các thành viên trong gia đình Uskert đi đến Indonesia tham dự những buổi lễ tưởng niệm này
MAF được thành lập vào năm 1945 như là một tổ chức truyền giáo của Cơ Đốc giáo, chuyên chở những đoàn truyền giáo, nhân viên y tế, vật tư, thực hiện công tác cứu trợ thiên tai, và tiến hành các cuộc sơ tán y tế  khẩn cấp ở vùng sâu vùng xa. Tổ chức này còn cung cấp các dịch vụ huấn luyện  từ xa, cũng như các dịch vụ viễn thông như truy cập Internet vệ tinh, radio cao tầng , thư điện tử và các hệ thống không dây khác.

Sara (Theo Christiantoday)

0 bình luận
0 FacebookTwitterPinterestEmail