Home Lời ChứngCầu Thay Bão Nari – Cầu Nguyện Cho Đồng Bào Và Hội Thánh Chúa Tại Miền Trung

Bão Nari – Cầu Nguyện Cho Đồng Bào Và Hội Thánh Chúa Tại Miền Trung

by Ban Biên Tập
30 đọc

0h trời tiếp tục có mưa lớn kèm gió mạnh, nước sông ở nhiều tỉnh miền Trung dâng cao tràn vào các tuyến đường. Đà Nẵng, Quảng Nam cúp điện hoàn toàn.

Vào lúc 23h30 ngày 14/10, ông Trần Thọ cho biết hiện mưa gió tại Đà Nẵng vẫn rất to nhưng chưa có biểu hiện khác thường. Toàn bộ lực lượng ứng phó với bão đã sẵn sàng, dân cư ở những vùng có nguy cơ ảnh hưởng cũng đã được bố trí, sơ tán vào nơi an toàn. Vị Bí thư đã yêu cầu Chủ tịch các quận huyện túc trực 24/24 để cùng chống bão với người dân. “Hiện mọi người vẫn an toàn, chưa có bất kỳ sự việc đáng tiếc nào xảy ra”, ông Thọ nói.

Tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), cùng thời điểm này, gió đã tạm lắng xuống so với thời điểm 20h.

Còn địa bàn tỉnh Quảng Nam đã cúp điện hoàn toàn, trời tiếp tục có mưa lớn kèm gió mạnh, nước sông Hoài đang dâng cao tràn vào các tuyến đường.

Theo thông báo mới nhất từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương (NCHMF), từ giữa đêm 14/10, bão sẽ đổ bộ vào bờ, tâm bão nhiều khả năng là ở Đà Nẵng.

Đến 7h ngày 15/10, tâm bão sẽ ở trên đất liền các tỉnh Quảng Trị – Quảng Nam với sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10 (tức là từ 75 đến 102 km/h), giật cấp 11, cấp 12.  Sau đó, bão tiếp tục di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 15 km/h, rồi đi sâu vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó thành một vùng áp thấp.

Lúc 21h, tại phố cổ Hội An gió rít liên hồi kèm theo mưa lớn xối xả, nước sông Hoài dâng cao tràn vào nhiều tuyến đường Bạch Đằng, Hoàng Văn Thụ, Lê Lợi khiến các chủ nhà hàng, người dân nhanh chóng di dời lên tầng hai của căn nhà. 

Mưa lớn mịt mù nên nhà nào cũng đóng chặt cửa để tránh gió lớn gây đổ vỡ hư hỏng tài sản, vật dụng sinh hoạt gia đình. Gió giật mạnh cấp 10, 11, nhiều khu vực ở Hội An đã xảy ra sự cố mất điện, các khu dân cư chìm trong bóng đêm.

Triều cường dâng cao tiếp tục xâm thực, gây sạt lở bờ biển uy hiếp nhiều khách sạn, resort ở dọc ven biển Cửa Đại. Hơn 1.200 du khách ở các khách sạn cao cấp nơi đây buộc phải sơ tán trong chiều tối nay.

Tại xã đảo Tân Hiệp, Cù Lao Chàm, TP Hội An, gió đang giật mạnh cấp 11, từng cột sóng lớn hơn 5 m dội vào bờ, nước tràn lênh láng trên các con đường gần sát các khu dân cư. 

20h, Đà Nẵng, nơi được dự đoán sẽ là tâm bão Nari, gió lớn giật liên hồi khiến nhiều mái nhà lợp tôn rung bần bật. Nhiều người hoảng sợ, đóng chặt cửa ở trong nhà. Nhiều nơi cây cối bị quật gãy, mái nhà đã bị tốc, biển hiệu bị xé rách bươm.

Tại giao lộ Dũng Sĩ Thanh Khê – Phùng Chí Kiên có một cây lớn bị bật gốc, nằm chắn ngang đường. Cách đó vài mét, một cây khác bị gió quật gãy phần ngọn, nằm đè lên dây điện. Con sông Hàn nước cuộn cao cả mét, đường phố vắng hoe người, các cây xăng đóng cửa. Nhiều tuyến đường, khu vực ở trung tâm thành phố đã mất điện. Việc đi lại tại thành phố đã gặp rất nhiều khó khăn từ lúc 16h chiều nay. Có người đi xe máy trên đường bị gió quật ngã khiến nhiều người vội vã quay về nhà, không kịp mua lương thực dự trữ. Nhiều nhà dân dọc các tuyến đường lớn đều được đóng thêm các thanh gỗ ngang, dọc rất lớn để tránh gió giật.

Sở chỉ huy phòng chống bão tại UBND TP Đà Nẵng đang túc trực để tiếp nhận và xử lý thông tin liên cơn bão số 11. 

Tại huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi gió bắt đầu giật mạnh, mưa rào rào khắp nơi. Hàng nghìn người dân, nhất là người già, trẻ em ở làng chài Bình Hải co ro trong giá lạnh trú tránh bão Nari ở Trung tâm văn hóa Vạn Tường cầu mong cho cơn bão dữ chóng qua đi. Anh Vũ Trần, nhà tại khu vực Cảng Sa Kỳ, lo lắng: “Không biết tâm bão sẽ vào đâu đây”. Do sự cố mất điện, hàng nghìn người trông chờ vào ánh nến, đèn pin cầu mong bão tan. Cả làng chài Phước Thiện và An Cường, xã Bình Hải nhà cửa đóng kín, đường làng vắng tanh. Cây cối hai bên đường oằn mình theo từng đợt gió lớn phát ra tiếng kêu răng rắc trong bóng tối rợn người. 

Chiều nay, cơ quan chức năng đã hoàn tất sơ tán gần 2.000 hộ dân với hơn 7.700 nhân khẩu đến Đồn Biên phòng, Trung tâm văn hóa Vạn Tường. Còn ở huyện miền núi Trà Bồng cũng đã di dời hơn 200 hộ dân với gần 1.000 nhân khẩu ở 8 điểm sạt lở, nứt núi đến nơi ở an toàn. Trước đó, lực lượng dân quân tự vệ cầm loa lưu động đi khắp đường làng kêu gọi người dân khẩn cấp sơ tán ra khỏi vùng nguy hiểm.

Khu vực miền núi huyện Tây Giang và Đông Giang, Quảng Nam, mưa to theo từng đợt, gió giật ngày càng mạnh. Chính quyền các địa phương đã chuẩn bị kho thóc đủ dùng cho người dân trong 10 ngày nếu bị cô lập vì bão.

19h, tại huyện đảo Lý Sơn, gió rít tiếp tục phát ra từng chuỗi như tiếng hú, mưa như trút nước, sóng biển gầm gào trong đêm tối mịt mù. Bóng đêm bao trùm toàn huyện đảo vì sự cố mất điện. 

Tại Thừa Thiên Huế, hầu hết cửa hàng kinh doanh đều đã đóng cửa. Các con đường đều đã vắng bóng phương tiện qua lại. TP Huế đang có mưa rất lớn kèm gió giật mạnh. Nước sông Hương cũng đang lên rất nhanh.

Thị trấn Lăng Cô (Phú Lộc) nơi giáp ranh với Đà Nẵng đang có gió giật mạnh, sóng lớn đổ dồn dập vào bờ kè ven đầm Lập An và vùng ven biển. Nhiều hộ dân đã được sơ tán đến nơi an toàn tránh bão.

Sân bay Phú Bài đã hủy toàn bộ chuyến bay từ sân bay Phú Bài cũng như các chuyến bay đáp xuống sân bay này. Hiện học sinh, sinh viên trong toàn tỉnh Thừa Thiên – Huế đã bắt đầu nghỉ học tránh bão vào chiều nay.

Đồn Biên phòng Cảng Chân Mây (huyện Phú Lộc) cũng dừng việc tìm kiếm thi thể hai anh em con cô con cậu là Nguyễn Văn Bảo (15 tuổi) và Nguyễn Hoài Nam (13 tuổi, cùng trú tại thôn Trung Kiền, xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc). Trước đó, chiều ngày 13/10, do ảnh hưởng của bão số 11 nên vùng biển có sóng to, khi hai anh em đang đứng trên ghềnh đá thì bị sóng lớn ập đến và cuốn trôi.

18h, tại huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, gió lớn bắt đầu giật mạnh lên trên cấp 6, sóng biển dữ dội. 

Bà Phạm Thị Hương, Phó chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết, gió lớn đã làm tốc mái hoàn toàn trường Tiểu học An Hải, khu chợ thôn Tây, xã An Hải, hư hỏng nặng một nhà dân và nhiều cây cối ngã đổ. Hiện tại, người dân huyện đảo Lý Sơn hoàn tất việc giằng chống tàu thuyền, nhà cửa. Chính quyền địa phương cũng đã di dời hơn 130 người dân ở vùng ven biển thôn Tây, xã An Vĩnh và Mom Tàu, xã An Bình đến vùng cao đề phòng nước biển dâng cao nguy hiểm đến tính mạng.

Ông Nhâm Xuân Sỹ, giám đốc Trung tâm khí tượng thủy văn Quảng Ngãi cho biết, gió lớn đã ập vào đảo Lý Sơn với tốc độ 28m/s (tương đương với cấp 11). Dự kiến từ đêm nay đến rạng sáng 15/10, tại huyện đảo Lý Sơn gió sẽ mạnh dần lên trên cấp 12, biển động dữ dội. Lượng mưa đo được đến chiều nay ở mức 140 mm.Trong cuộc họp chiều nay, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Cao Đức Phát, Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, lưu ý các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế phải tiến hành sơ tán ngay người dân ở những vùng thấp trũng, nhà xiêu vẹo, kiên quyết không để người dân ở lại.

Vị Bộ trưởng cũng lưu ý các cơ quan hữu trách gia cố trụ ăng-ten, trụ phát sóng để không để xảy ra sự cố đáng tiếc như bão Wutip ở Quảng Bình; yêu cầu công an ba tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng và Thừa Thiên – Huế chốt chặn không cho xe lưu thông trên tuyến Ql 1A từ 18h chiều nay. Nhiều hành khách trên các xe khách Bắc – Nam sẽ phải nghỉ lại qua đêm nên cần thiết bố trí địa điểm tránh bão an toàn, thực phẩm và ước uống.

Tại Quảng Bình, mưa trên diện rộng, gió giật cấp 5, cấp 6. Nhiều gia đình đang hối hả lập lại mái nhà, chằng chống nhà cửa. Chỉ trong vòng 15 ngày mảnh đất nơi đây phải hứng chịu 2 cơn bão lớn, sau siêu bão Wutip hàng nghìn hộ dân vẫn chưa kịp khắc phục hậu quả. 

Ngồi trên mái lợp lại ngôi nhà nhỏ bị tốc mái vừa qua, ông Trương Văn Tạo (83 tuổi, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch) tâm sự, nhà ông tốc sạch mái vì bão Wutip nhưng chưa kịp sửa. “Nếu giờ bão đổ bộ chắc không ai kịp trở tay, thiệt hại sẽ khôn lường”, ông lão lo lắng.

Đề chủ động ứng phó với bão Nari, chủ tịch Quảng Bình chiều nay đã có công điện khẩn yêu cầu các cơ quan, đơn vị đình hoãn tất cả các cuộc họp để tập trung ứng phó với bão, lũ. Tập trung kêu gọi tàu thuyền, hướng dẫn người dân chằng chống nhà cửa. Đến 16h chiều, 3745 tàu thuyền khai thác thủy sản đã vào nơi tránh trú an toàn.

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung Ương, vào 1h sáng ngày 15/10, vị trí tâm bão ngay trên vùng bờ biển các tỉnh Quảng Trị – Quảng Ngãi với sức gió mạnh cấp 13 (134 – 149 km/h) và đến 4h sáng thì tâm bão ở trên đất liền các tỉnh này.

Trước khi vượt qua đảo Luzon (Philippines) để đi vào biển Đông và trở thành cơn bão thứ 11 trên vùng biển này, bão Nari đã đổ bộ vào miền bắc Philippines cuối tuần qua làm 13 người thiệt mạng, tốc mái hàng nghìn nhà cửa và hơn hai triệu người lâm vào tình cảnh mất điện.

Theo dự báo, năm 2013 sẽ có từ 11 đến 13 cơn bão hoạt động trên biển Đông, trong đó khoảng 5 – 6 cơn ảnh hưởng đến đất liền.

bao4-4864-1381746225.jpg
Khoảng 14h chiều nay, TP Đà Nẵng – địa phương được dự báo sẽ là nơi bão Nari quét qua bắt đầu hứng mưa lớn kèm gió mạnh.
bao5-5555-1381746225.jpg
Xe máy không thể chạy được vì gió lớn.
bao1-1933-1381746226.jpg
Công tác phòng chống bão tại Đà Nẵng vẫn đang được gấp rút. Trong ảnh là những bức tượng đá ở công viên Bạch Đằng được hạ xuống để tránh bị gió giật ngã.
bao3-4682-1381746226.jpg
Trong mưa lớn, các cây xanh đang được chặt, bẻ bớt nhánh để tránh bị ngã, đỗ khi bão số 11 ập đến.
bao6-6017-1381746226.jpg
Càng xuôi về phía của biển, gió càng ngày càng lớn. Gió lớn quật ngã người đi đường trên hướng đường Bạch Đằng chạy về cầu Thuận Phước. Ngay sau đó, lực lượng chức năng đã có mặt ở khu vực ngã ba Bạch Đằng – Lê Văn Duyệt để ngăn chặn người dân tiếp tục lưu thông về phía cầu Thuận Phước.
bao10-5706-1381746226.jpg
Trong khi đó, tại Thừa Thiên – Huế nơi cũng có khả năng bị bão Nari đổ bộ đã có mưa kèm gió rất mạnh.
bao8-7643-1381746226.jpg
bao7-5385-1381746226.jpg
Người dân Huế đội mưa gia cố nhà cửa đối phó cơn bão được dự báo rất mạnh.
bao13-2631-1381746227.jpg
Người dân ven biển Thuận An đang tháo dỡ các chòi lá du lịch cạnh bờ biển để tránh hư hỏng.
bao12-4777-1381746227.jpg
Bộ độ biên phòng Huế giúp dân gia cố mái nhà chống bão.
bao15-6067-1381746227.jpg
Thủy điện Hương Điện vẫn đang xả nước trong ngày 14/10.
14-10-Anh-6-Bao-lon-9652-1381747238.jpg
Tại đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, người dân dùng dây thừng buộc chặt tàu công suất lớn để tránh va đập khi bão 11 đổ bộ.
14-10-Anh-7-Bao-lon-7276-1381747238.jpg
Đến chiều tối nay, hàng trăm tàu thuyền của huyện đảo Lý Sơn và một số tỉnh miền Trung đã vào neo trú an toàn ở vũng neo đậu tàu thuyền ở huyện đảo Lý Sơn.

 

Theo VnExpress

Bình Luận:

You may also like