Home Quốc Tế Cơ Đốc Nhân Trung Đông: Cái Nhìn Sâu Sắc Về Sự Tăng Trưởng, Thử Thách Và Bắt Bớ

Cơ Đốc Nhân Trung Đông: Cái Nhìn Sâu Sắc Về Sự Tăng Trưởng, Thử Thách Và Bắt Bớ

by Ban Biên Tập
30 đọc

Todd Nettleton đã có bài phỏng vấn với The Christian Post và đưa ra cái nhìn sâu sắc về tình hình hiện tại ở Pakistan, Syria, Ai Cập, Iraq cũng như toàn bộ phần còn lại của khu vực Trung Đông, qua đó đem đến cái nhìn sơ lược về những gì đang xảy ra đối với Cơ đốc nhân Trung Đông.

  • SYRIA

Điều gì đang xảy ra ở Syria? Những khó khăn riêng biệt mà Cơ đốc nhân Syria phải đối mặt là gì?

Tôi vừa trở về từ Li-băng sau khi tham dự một hội nghị của những nhà lãnh đạo các hội thánh ở Syria. Hai điều chúng tôi rút ra được từ chuyến đi đó. Một là hội thánh Chúa ở Syria đang không ngừng lớn mạnh. Một trong các mục sư chia sẻ rằng ông từng tham gia đến 7 buổi nhóm mỗi tuần và bây giờ con số đó đã lên đến 12. Có quá nhiều người thèm khát sự cứu rỗi, rất nhiều người đến với Cứu Chúa Giê-xu và đến với các hội thánh Chúa.

Điều thứ hai, tuy nhiên lại là một tin xấu đó là đi cùng với sự phát triển của hội thánh Chúa ở Syria là sự bắt bớ gia tăng không ngừng. Chúng tôi đã nhìn thấy rất nhiều Cơ đốc nhân là mục tiêu tấn công, không phải chỉ những Cơ đốc nhân xuất phát từ gia đình Hồi giáo mà kể cả những gia đình trong cộng đồng gốc Cơ đốc nhân truyền thống ở Syria. Có những ngôi làng Cơ đốc ở Syria bị quân nổi dậy tấn công, binh lính thông báo qua loa phát thanh “Cơ đốc nhân! Các ngươi có 48 giờ để rời khỏi làng!”. Người dân ở đây không biết làm gì ngoài đóng gói tất cả những gì họ có thể đem theo và rời khỏi nhà, rời khỏi ngôi làng gắn bó của mình bởi vì họ lo sợ cho cuộc sống của mình. Một cách rõ ràng, sự bắt bớ ngày càng diễn ra gay gắt.

Mối quan hệ giữa Cơ đốc nhân Syria với tổng thống Assad thực sự như thế nào?

Điều thú vị là không có một Cơ đốc nhân nào mà chúng tôi từng trò chuyện muốn Mỹ ném bom Syria cả. Họ không muốn điều đó xảy ra. Trong tâm trí họ, họ cảm thấy điều đó giống như là trực tiếp giúp đỡ cho quân nổi dậy vậy. Nỗi sợ họ dành cho quân nổi dậy lớn hơn nhiều so với những gì họ sợ ở chế độ của Assad. Điều đó không nói lên rằng chế độ Assad là hoàn hảo hay thậm chí là tốt nhưng các Cơ đốc nhân ở đó nói rằng ít ra thì là nó tốt hơn nhiều so với những gì quân nổi dậy nguồn gốc Hồi giáo Sunni sẽ làm nếu họ nắm quyền.

Một lãnh đạo mà chúng tôi gặp đã phát biểu “khi chúng tôi nghe tin các Cơ đốc nhân bị đem đi, chúng tôi lập tức cầu nguyện rằng họ bị đem đi bởi quân chính phủ chứ không phải là quân nổi dậy. Sẽ có cơ hội cho chúng ta nhìn thấy họ một lần nữa nếu họ bị quân chính phủ đem đi, nhưng nếu họ bị quân nổi dậy bắt đi, họ sẽ bị giết”.

Tuy không có nhiều người ủng hộ Assad, nhưng mọi người nghĩ rằng rõ ràng là ông Assad sẽ đỡ tồi tệ hơn khi so sánh giữa sự nắm quyền của chính phủ và của quân Hồi giáo dòng Sunni.

Tôi nghĩ rằng chính quyền Assad truyền thống vẫn chưa quá khắc nghiệt trên cộng đồng Cơ đốc nhân – điều mà chúng tôi đã không trực tiếp thảo luận ở Li-băng. Ở đó vẫn luôn có sự bắt bớ nhưng tôi nghĩ thậm chí là khi Assad – một người theo dòng Alawite nắm quyền kiểm soát đất nước thì nó vẫn “đỡ tồi tệ” hơn là để quân nổi dậy nắm giữ đất nước.

Theo ông tương lai của cộng đồng Cơ đốc nhân ở Syria sẽ như thế nào?

Trong khoảng thời gian ngắn trước mắt thì trông có vẻ sẽ rất ảm đạm. Hàng ngàn Cơ đốc nhân đang rời bỏ Syria, họ cho rằng ở đó họ không có tương lai và họ phải đi đến các nước khác như Li-băng, Châu Âu hay đi về phương Tây. Tôi nghĩ trong thời gian ngắn sẽ không có nhiều dấu hiệu của sự hi vọng ở đấy. Tuy nhiên, chúng ta vẫn thấy có nhiều Cơ đốc nhân lựa chọn được ở lại để hầu việc Chúa và đem Tin lành đến với mọi người.

Một vài người trong số các lãnh đạo hội thánh chúng tôi được gặp đã tiếp tục ở Li-băng cho việc huấn luyện làm thế nào để giúp đỡ mọi người vượt qua các vết thương, và họ đều nói “đó là điều mà chúng tôi rất cần lúc này”.

Họ muốn giúp đỡ mọi người, không chỉ ở trong hội thánh, nhưng là toàn bộ người dân Syria đang phải chung sống với các vết thương từ chiến tranh, tất cả họ đều rất mong chờ được trang bị thêm để có thể thực hiện các mục vụ của riêng mình và giúp đỡ mọi người. Họ nói “đây là thời điểm thích hợp để thực hiện các mục vụ. Chúng tôi có thể giúp đỡ mọi người nhờ sự ban sức từ Chúa và đem đến một sự tác động đến mọi người từ cộng đồng Cơ đốc nhân.”


Cộng đồng Cơ đốc và các nhà thờ vẫn luôn là mục tiêu của các cuộc tấn công

  • PAKISTAN

Điều gì đang xảy ra ở Pakistan? Những khó khăn riêng biệt mà Cơ đốc nhân Pakistan phải đối mặt là gì?

Chúng tôi được nghe rất nhiều về Pakistan từ các nguồn tin của mình ở đó. Đặc biệt là về vụ đánh bom vào hội thánh Chúa ở Peshawar – một thảm kịch thực sự – đó là một đợt tấn công lớn, một số người cho biết nếu đánh chuông tưởng niệm con số thương vong, đó sẽ là vụ tấn công lớn nhất ở Pakistan nhằm vào cộng đồng Cơ đốc nhân. Các hội thánh vẫn đang cố gắng để phục hồi. Một trong số các mục sư mà người cộng sự của tôi có buổi trò chuyện cùng đã phải làm 5 cái đám tang cho những người bị giết vào ngày hôm qua. Cộng đồng Cơ đốc nhân đã thực sự bị sốc và lung lay bởi vụ tấn công đó và con số thương vong.

Họ đang nhìn vào chính phủ, nhìn vào giới chức cảnh sát và nói rằng “Làm sao điều này có thể xảy ra? Các ông đã biết rõ rằng các Hội thánh đang là mục tiêu tấn công. Đây là Peshawar, đó là các hành động của người Hồi giáo. Tại sao các ông không tăng cường sự bảo vệ, hoặc tăng cường hiện diện của nhiều hơn nữa các cảnh sát???”

Ngay bây giờ, lời cầu nguyện của chúng tôi luôn đặc biệt hướng về hội thánh chúa tại Peshawar. Có rất nhiều gia đình bị tác động bởi sự mất mát và thương tổn. Chúng tôi luôn cầu nguyện cho họ. Họ sẽ dần hồi phục từ những điều này và Chúa bằng cách nào đó, Ngài sẽ dùng điều này để đem những điều tốt lành đến với Pakistan.

Đối với Cơ đốc nhân thì việc sống ở Peshawar hiện tại như thế nào?

Đó là địa phận gốc Hồi giáo của Pakistan, gần với biên giới Afghanistan, gần giống như kiểu sống ở đất nước của Taliban. Cơ đốc nhân sinh sống ở đấy đều biết các rủi ro họ có thể gặp phải. Họ đã nghĩ rằng họ sẽ an toàn nếu chỉ đi đến nhà thờ. Thực sự thì ở đó chỉ có hai vị cảnh sát để bảo vệ mọi người.

Nhưng rõ ràng rằng các tay đánh bom muốn số thương vong tối đa. Chúng đã đợi đến khi buổi nhóm kết thúc, mọi người quay quần gần nhau, bỗng xuất hiện một chiếc xe phân phát thức ăn nên họ xếp hàng để nhận thức ăn. Và kết quả là con số báo cáo gần đây nhất cho biết có 81 người được xác nhận đã chết. Nguồn tin của chúng tôi cho biết khi khói bụi lắng xuống, số người chết có thể tăng lên trên 100.

Có điều gì khác chúng ta nên biết về các Cơ đốc nhân ở Pakistan?

Chỉ có một điều rằng chúng ta cần phải cầu nguyện cho Cơ đốc nhân Pakistan, mọi lúc, bởi vì họ luôn là mục tiêu của các vụ tấn công. Một điều nữa tôi muốn chia sẻ về Pakistan – điều mà tôi hi vọng nó sẽ đem đến sự hi vọng cho tình trạng hiện tại – rằng đã có vài nhà lãnh đão chính phủ phát ngôn chống lại các vụ tấn công.

Ngài thủ tướng đã phát biểu “đây là điều không thể chấp nhận dưới khía cạnh Hồi giáo. Điều không thể chấp nhận khi tấn công nhắm vào phụ nữ và trẻ em.”

Đó là những lời lẽ nên nói sau vụ tấn công, nhưng điều mà chúng ta hi vọng được nhìn thấy đó là trong tương lai sẽ có nhiều sự bảo vệ hơn và nhiều người hơn nói rằng “Đây không phải là một phần của Hồi giáo. Điều này không thể chấp nhận được.” Hiện tại đã có nhiều nhà lãnh đạo chính quyền phát biểu những điều đúng đắn về các vụ việc xảy ra nhưng chúng ta phải chờ xem hành động của họ như thế nào.


Một cuộc tấn công nhắm vào các Cơ đốc nhân

  • AI CẬP             

Điều gì đang xảy ra ở Ai Cập? Những khó khăn riêng biệt mà Cơ đốc nhân Ai Cập phải đối mặt là gì?

Điều đang xảy ở ở Ai Cập rất đáng chú ý. Chỉ trong tuần này, một phiên xử đã quyết định rằng tổ chức “Anh Em Hồi giáo” (Muslim Brotherhood) là bất hợp pháp. Những hoạt động của Anh Em Hồi Giáo là bất hợp pháp. Nó không được phép xem là một trong các tổ chức phi chính phủ. Điều này sẽ rất đáng chú ý khi chúng ta quan sát và nhìn thấy được nó có ý nghĩa như thế nào đối với các hội thánh Chúa, đối với Anh Em Hồi Giáo và đối với các tác động trên việc bắt bớ hội thánh.

Những điều chúng ta nhìn thấy trong vài tháng vừa qua kể từ khi Mohammed Morsi bị loại bỏ khỏi chiếc ghế quyền lực bởi quân đội, chúng ta cũng nhìn thấy các nhà thờ bị đốt cháy, nhà ở của các Cơ đốc nhân bốc cháy, con cái Chúa bị tấn công và việc Mohammed Morsi bị lật đổ được phía ủng hộ hội Anh Em Hồi Giáo tô vẽ lên như là một tội lỗi của cộng đồng Cơ đốc nhân, như thể rằng một cộng đồng nhỏ các Cơ đốc nhân ở Ai Cập có đủ sức mạnh để thực sự lật đổ ông Mohammed Morsi. Trong khi đó những người ủng hộ ông Morsi cũng đổ lỗi cho các Cơ đốc nhân và tấn công các nhà thờ, hội thánh, nhà ở của con cái Chúa như thể là một cách để quay trở lại.

Điều chúng ta nhìn thấy ở Ai Cập là chính phủ đang cố gắng để xây dựng sự ổn định, an ninh cho người dân. Chúng ta đã thấy rất nhiều người Ai Cập rời bỏ đất nước vì họ không thấy được tương lai của mình ở một đất nước như thế. Cho nên tất cả điều này tạo nên một viễn cảnh rất đáng chú ý, hãy cùng xem quốc hội mới của họ nắm quyền như thế nào và những điều đó sẽ tác động như thế nào lên cuộc sống của người dân.

Ông có thể cho biết thêm về các báo cáo rằng cảnh sát và quân đội Ai Cập từ chối ra tay ngăn chặn các vụ tấn công nhắm vào các Cơ đốc nhân?

Điều này rất đáng quan tâm đối với chúng tôi và các Cơ đốc nhân ở Ai Cập. Hãy nghĩ về nó dưới góc nhìn của một người Mỹ, bạn sẽ kêu cầu ai nếu hội thánh của bạn bị tấn công? Điều gì sẽ xảy ra nếu cảnh sát quyết định không đến giúp đỡ hoặc cảnh sát lại quay sang giúp đỡ những kẻ tấn công, hoặc cảnh sát chỉ đứng ngoài và chứng kiến các vụ tấn công diễn ra không ngừng?

Điều đó hoàn toàn không thể chấp nhận được, nó có lý khi nỗi sợ hại và sự tuyệt vọng của các hội thánh Chúa ở Ai Cập gia tăng. Chúng ta phải kêu cứu ai đây? Nếu như cảnh sát không đứng lên giúp đỡ chúng ta, nếu như quân đội không bước ra và bảo vệ chúng ta, không có ai để kêu cầu ngoại trừ Chúa.

Những điều đó đã được biết đến từ lâu qua các tài liệu, những bức ảnh về các vụ tấn công khi mà chúng ta có thể nhìn thấy rõ ràng sự hiện diện của những con người trong đồng phục quân đội.

Chúng ta cũng biết đến nhiều báo cáo về một loại thuế với tên gọi “thuế Jizya” (bắt nguồn từ Hồi giáo). Về cơ bản đó là một loại thuế để đóng cho chính quyền Hồi giáo để cứu rỗi mạng sống của bạn. Chính phủ có thể phát ngôn rằng “chúng tôi có thể giết tù nhân, nhưng thay vào đó, bạn có thể trả thuế cho chúng tôi.”

Chúng tôi được biết rằng ở một vài nơi, một vài ngôi làng, luật lệ này đã được đem vào áp dụng. Chúng tôi vẫn đang trong quá trình thực hiện các cuộc nghiên cứu để tìm kiếm thêm thông tin để thực sự hiểu rõ về luật lệ này. Tại thời điểm này, chúng tôi chưa có một câu nói kết luận nhưng đã có rất nhiều báo cáo ngoài kia rằng thực sự có một điều gì đó đang xảy ra ngoài kia, chúng ta chỉ không biết rằng nó xảy ra trên diện rộng như thế nào.


Một nhà thờ bị đốt cháy.

  • IRAQ

Điều gì đang xảy ra ở Iraq? Những khó khăn riêng biệt mà Cơ đốc nhân Iraq phải đối mặt là gì?

Tôi nghĩ điều đầu tiên mà mọi người cần hiểu về Iraq đó là: ở Iraq cũng còn có các Cơ đốc nhân. Trong thập kỷ vừa qua, hàng ngàn người đã rời bỏ đất nước này nhưng vẫn còn những con cái Chúa ở đó. Khi  mà tình trạng an ninh ở Iraq đi xuống, ngày càng tồi tệ, điều đó tác động lên các hội thánh, tác động lên các Cơ đốc nhân ở đó và đó cũng là điều mà bất kỳ ai ở Iraq quan tâm. Bởi vì họ biết rằng nếu toàn bộ nền tảng an ninh sụp đổ, hội thánh Chúa cũng sẽ bị tác động rất lớn.

Một điều nữa họ đang chú ý quan sát đó là những người tị nạn Syria đến với Iraq và điều đó sẽ diễn ra như thế nào. Nhưng họ cũng nhìn vào nó như là một mục tiêu, một cánh đồng Chúa giao cho để thu hoạch. Trên thực tế, kênh Voice of the Matyrs đang hỗ trợ vài Cơ đốc nhân Iraq để giúp đỡ người tị nạn từ Syria. Họ cung cấp các nhu yếu về y tế, hỗ trợ nhân đạo đến với người tị nạn. Thậm chí khi họ nhìn thấy dòng người tị nạn đổ về, họ cũng nhìn nhận đó như là một cách để phục vụ và đạt đến cộng đồng người tị nạn.

Ông có thể so sánh và đưa ra sự tương phản giữa mối quan hệ Cơ đốc nhân Iraq có với  Saddam Hussein và mối quan hệ giữa Cơ đốc nhân Syria với Assad?

Khi chúng ta nói về Cơ đốc nhân ở Trung Đông, về phương diện tổng quát, chúng ta phải chia họ ra làm hai loại là có nguồn gốc gia đình Cơ đốc truyền thống và có nguồn gốc gia đình Hồi giáo.

Những người tin Chúa có nguồn gốc từ Hồi giáo luôn chịu sự bắt bớ dữ dội. Họ không được chính phủ tin tưởng cho dù có là ai đang lãnh đạo chính quyền đi nữa, và ở đó luôn hiện diện sự bắt bớ trước mặt họ. Trong vài trường hợp ở Syria, trong khu vực nắm quyền của chính phủ, điều bắt bớ đầu tiên bạn phải vượt qua là gia đình mình. Đó là cha của bạn, anh trai của bạn… – những người sẽ nói với bạn rằng “mày là niềm xấu hổ của gia đình bởi việc rời bỏ đạo Hồi để đi theo Chúa Giê-xu. Chúng ta phải chống lại điều đó.”

Về phía các Cơ đốc nhân truyền thống, một vài cộng đồng Cơ đốc nhân này đã ở đây được hàng ngàn năm, đó giống như là một yếu tố của sự chấp nhận, tôi không nói đến sự bảo vệ, dưới thời Saddam Hussein ở Iraq. Có một một bộ phận người tin rằng Saddam tin tưởng ở Cơ đốc nhân nhiều hơn so với người Hồi giáo.

Còn đối với Syria và Assad, ở Syria đã có vài mức độ bảo vệ được thiết lập, có thể không thể gọi nó là bảo vệ được, nên gọi đó là sự tha thứ. Chúng ta thấy có một cộng đồng Cơ đốc ở đất nước này, họ được cho phép để nhóm họp, đến nhà thờ, làm các hoạt động của mình. Nhưng mức độ tha thứ của nó bị dừng lại khi họ làm việc chinh phục người khác. Nếu như bạn cố gắng để chia sẻ về Tin lành với người Hồi giáo và cố gắng để giúp họ theo Chúa, lúc đó sẽ không còn sự tha thứ nào nữa. Điều này hoàn toàn bị cấm đoán ở cả hai quốc gia. Sẽ có các hình thức bắt bớ, trừng phạt nặng nề ngay lập tức dành cho những người cố gắng làm điều đó.


Sự tan hoang còn lại sau một cuộc tấn công.

  • MỸ VÀ TRUNG ĐÔNG

Ông có thể nêu ra những giả định không chính xác mà Cơ đốc nhân ở Mỹ có về  tình trạng của Cơ đốc nhân ở Trung Đông và Đông Á?

Tôi nghĩ có rất nhiều điều mà người Mỹ chỉ hiểu trên mức độ bề mặt và họ cần phải hiểu sâu hơn nếu họ muốn tìm hiểu nhiều hơn về phần đó của Thế giới. Đầu tiên, có một sự khác biệt giữa cộng đồng Cơ đốc truyền thống và những người tin Chúa có nguồn gốc Hồi giáo.

Thứ hai, Hồi giáo không phải tất cả là một và luôn giống hệt nhau. Hầu hết nếu hỏi, đa số người Mỹ sẽ không thể chỉ ra được sự khác biệt giữa các dòng Hồi giáo Sunni, Shia, Alawaite, Sufi hoặc sự khác biệt với cách các Cơ đốc nhân được đối xử.

Một ví dụ cơ bản là ở Syria, Assad là người theo dòng Alawaite và ông đã cũng cấp một vài sự bảo vệ đối với các hội thánh. Quân nổi dậy cố gắng giành lấy quyền lực là người Hồi giáo dòng Sunni – những người không muốn nhìn thấy Cơ đốc nhân trong khu vực đó. Hồi giáo không phải là một tấm bia làm từ một khối đá, không hoàn toàn giống nhau.

Cơ đốc nhân Mỹ có thể giúp gì?

Điều đầu tiên chúng ta có thể làm cũng chính là điều mà giới Cơ đốc Trung Đông sẽ nói đó là cầu nguyện. Có nhiều điều Chúa có thể làm khi chúng ta chung tay cầu nguyện, những điều mà chúng ta không thể nào làm bằng sức mình được. Chúng ta không thể nào hi vọng mình có thể thay đổi cả đất nước. Chúng ta cần cầu nguyện cho các hội thánh Chúa, thậm chí cầu nguyện cho những người bắt bớ, cầu nguyện rằng người Hồi giáo rồi sẽ đến và biết Chúa.

Thứ hai, nếu như bạn sẽ cầu nguyện, cốt để mà cầu nguyện một cách tác động lớn, bạn cần phải trang bị cho bản thân những hiểu biết về các vấn đề khó khăn khác nhau ở khu vực này, bạn phải hiểu được sự khác biệt giữa hai dòng Hồi giáo Sunni và Shia, hiểu biết về những gì đang diễn ra trên đất nước bạn và trên đất nước họ.


Việc làm mà ai cũng có thể làm là chung tay cầu nguyện cho anh em bị bắt bớ trên toàn thế giới

Có nhiều cách để chúng ta có thể trực tiếp giúp đỡ. Chúng ta có thể gửi các lá thư đến những nước này và nói “Làm ơn hãy thả người này ra khỏi tù, người ấy không làm hại gì đến chính phủ của các bạn cả!”

Chúng ta có thể viết thư đến chính phủ của mình và khích lệ họ để chú ý nhiều hơn đến khu vực Trung Đông và chú ý hơn đến những vấn đề đang xảy ra với các hội thánh ở đó, cho họ biết rằng đó là điều đáng quan tâm đối với chúng ta dưới khía cạnh là những người bỏ phiếu. Chúng ta muốn thấy sự tự do tôn giáo. Chúng ta muốn thấy Cơ đốc nhân được nhóm họp, không phải chịu các đợt tấn công, các vụ đánh bom vào ngày Chúa nhật khi mà họ đang thờ phượng Đức Chúa Trời.

Có một sự ảnh hưởng lớn mà nước Mỹ có thể có bởi vì vị trí của chúng ta trên thế giới và chúng ta muốn nhắc nhở các nhà lãnh đạo rằng chúng ta muốn chính phủ đóng một vai trò quan trọng trong việc lập nên sự tự do tôn giáo. Chúng ta muốn nước Mỹ trở thành ngọn hải đăng của niềm tin đối với những cộng đồng Cơ đốc này.

 

Piranha (Tổng hợp) 

Bài vở cộng tác và góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like