Home Quốc Tế Cuộc Gặp Gỡ Tươi Mới Với Chúa Giê-xu

Cuộc Gặp Gỡ Tươi Mới Với Chúa Giê-xu

by Ban Biên Tập
30 đọc

Học giả Atsuyoshi Fujiwara cho biết nhiều người Nhật hiện nay đang có một thái độ mới tích cực với Cơ Đốc Giáo. Atsuyoshi Fujiwara là một mục sư và một học giả tại Nhật Bản kể từ năm 1999. Ngay sau thảm họa hồi tháng 3 năm 2011 ông đã tham gia tình nguyện trong công tác cứu trợ sau thảm họa và tin rằng phản ứng nhanh chóng từ các hội thánh Nhật Bản là lý do mấu chốt khiến nhiều người Nhật dành cho Cơ Đốc Giáo một cái nhìn khác. Một giáo sư thần học tại Đại học Seigakuin, mục sư sáng lập Hội thánh Giao Ước Ân Điển tại Tokyo (Covenant of Grace Church) – Fujiwara vừa phát hành cuốn sách: Thần Học Văn Hóa Trong Bối Cảnh Nhật Bản: Góc nhìn của một Hội thánh của toàn thể tín đồ (Theology of Culture in a Japanese Context: A Believers’ Church Perspective ). Ông đang giúp lập kế hoạch cho hội nghị thần học lần thứ 3 tại Thần Học Viện Fuller để nghiên cứu về công tác phản ứng của Cơ đốc nhân với thảm họa kép tại Nhật Bản. Tổng biên tập của của tạp chí Christianity Today Ti-mô-thê Morgan đã phỏng vấn Fujiwara qua email.

Ông nói rằng Nhật Bản đã có 3 lần gặp gỡ với Cơ Đốc Giáo. Vậy đâu là vấn đề với mỗi lần gặp gỡ đó?

Mỗi giai đoạn là khác nhau. Dầu vậy có chung một kiểu mẫu: Cơ Đốc Giáo đến trong những giai đoạn hỗn loạn khi Nhật Bản bị mất bình an và trật tự. Chiến tranh vào thế kỷ thứ 16 xảy ra trước khi các giáo sĩ Dòng Tên và công tác truyền giáo của Giáo Hội Công Giáo La Mã vươn đến Nhật. Kế đến, sau Thời kỳ chiến quốc Sengoku tình trạng bị cô lập của Nhật Bản chấm dứt năm 1844 và các nhóm truyền giáo Tây Phương đã đến. Sau Thế Chiến II, công tác truyền giáo của Cơ Đốc Giáo cũng gia tăng. Ban đầu Nhật Bản tiếp nhận, nhưng dần dần khước từ Cơ Đốc Giáo khi đất nước tái thiết được hòa bình, trật tự và sự tự tin. Công tác truyền giáo của Giáo Hội Công Giáo La Mã là rất đáng kể. Tại Nhật Bản đã có rất nhiều người tin Chúa tuận đạo. Trong hai giai đoạn sau, Cơ Đốc Giáo trở nên chủ yếu nhắm đến sự thành công, quay quanh ý tưởng cho rằng “Nhật Bản cần dân chủ và Cơ Đốc Giáo để thành công.” Và khi Nhật bản trở nên thành công mà không cần Cơ Đốc Giáo, Nhật Bản đã bỏ qua Cơ Đốc Giáo.

Điều gì đã xảy ra sau những thảm họa năm 2011 khiến ông gọi đây là lần gặp gỡ thứ 4 của Nhật Bản với Cơ Đốc Giáo?

Sau thảm họa, một cách rất tự nhiên, các Hội thánh và các tổ chức đồng công cùng nhau vượt qua bức tường của hệ phái để phân phát đồ ăn và nhu yếu phẩm. Chúng tôi đã nhận thấy mình là “những Cơ đốc nhân” được dành cho 99% người Nhật. Trước thảm họa, các Hội thánh Nhật Bản đã tách mình khỏi xã hội bằng cách không tham gia vào các lễ hội, hoạt động thuộc vùng miền – là những thứ có liên hệ với Thần Đạo và Phật Giáo. Các Hội thánh cố gắng để trở nên “trong sạch”. Tuy nhiên sau thảm họa họ đã tham gia rất tích cực vào công tác cứu trợ trong khi vẫn giữ được động cơ giúp đỡ mọi người một cách trong sạch. Con người nhìn thấy động cơ của các tình nguyện viên Cơ đốc. Và đến lúc này các Hội thánh được tin cậy.


Thảm họa sóng thần Nhật Bản năm 2011

Cơ Đốc Giáo chân chính tại Nhật Bản cần phải như thế nào?

Cơ Đốc Giáo cần phải đóng vai trò tiên tri và vai trò của thầy tế lễ. Điều này phù hợp với bất kỳ xã hội nào. Tại Nhật Bản, Cơ Đốc Giáo cần phải thách thức chủ nghĩa dân tộc và những yếu tố văn hóa cố gắng độc lập khỏi Đức Chúa Trời và không chịu xưng nhận Chúa Jêsus là Christ, là Chúa. Cơ Đốc Giáo chân chính cũng cần phải yêu thương và ôm ấp Nhật Bản bất chấp sự sa ngã của đất nước này. Điều đó sẽ định hình nên một văn hóa lành mạnh bằng cách biến cải văn hóa và sản sinh nên những giá trị khác.

Những khía cạnh nào trong văn hóa Nhật Bản cộng hưởng sâu sắc nhất với sứ điệp “Vì Chúa yêu thương thế gian đến nỗi” của Kinh Thánh?

Đau khổ là một mảng lớn trong văn hóa của người Nhật – dù chắc chắn không chỉ riêng người Nhật phải chịu khổ. Trong năm 1946, một thần học gia Nhật Bản Kazoh Kitamori xuất bản một cuốn sách rất quan trọng Thần Học Về Nỗi Đau Của Đức Chúa Trời (The Theology of the Pain of God). Trong thập niên 1960 thần học gia Paul Tillich nói rằng của tế lễ thay thế khó tiếp nhận với tâm trí của người Mỹ, nhưng người Nhật vẫn có thể hiểu được nó. Ngày nay nhiều bậc phụ huynh vẫn hy sinh cho con cái mình. Sự chịu khổ Chúa chịu để dành cho và đối với chúng ta là một sứ điệp vĩ đại đối với người Nhật. 

Liệu Nhật Bản có thật sự thế tục như những khảo sát – tức là chỉ 1 trong 5 người Nhật nhìn nhận chính họ là một người có tôn giáo, chỉ ra hay không?

Thật ra người Nhật là những người tôn giáo hơn bạn nghĩ. Dù họ không đến các đền thờ hay hội thánh thuộc các tổ chức tôn giáo thường xuyên, nhưng họ vẫn có ý thức về thế giới siêu nghiệm và tâm linh mà không kết nối trực tiếp với tôn giáo truyền thống.  

Bằng chứng nào cho thấy nhận thức chung của xã hội về Cơ Đốc Giáo tại Nhật Bản đang được thay đổi ở mức độ quốc gia?

Có thể thay đổi chưa xảy ra ở mức độ quốc gia nhưng ở miền bắc Nhật Bản – là nơi đã xảy ra động đất và sóng thần, bây giờ sự hiện diện của Hội thánh trong xã hội đã mạnh hơn. Mọi người tin cậy hội thánh qua các công việc từ thiện. Bây giờ các tu sỹ Phật Giáo thể hiện sự tôn trọng với những mục sư – là những người có ý thức Cơ đốc mạnh mẽ và đồng chịu khó khăn cùng họ trong nỗ lực giúp đỡ mọi người trong thị trấn.

Ông có thể giải thích khải tượng của mình cho các Hội thánh Cơ đốc tại Nhật Bản?

Một hội thánh của toàn thể tín đồ (believers’s church) là một cộng đồng có tính Cơ đốc rõ ràng và đóng vai trò cơ bản trong biến đổi văn hóa. Những Hội thánh Cơ đốc đầu tiên về cơ bản là hội thánh của các tín đồ, cho đến thế kỷ thứ 4 khi Cơ Đốc Giáo trở thành quốc giáo. Một hội thánh nhà nước (như tại Châu Âu) hoặc thậm chí các hội thánh theo hệ phái ở một quốc gia mà Cơ đốc giáo là chủ đạo (như tại Hoa Kỳ) rất khó thách thức nền văn hóa thịnh hành một cách tiên tri. Họ thường có xu hướng trở thành thầy tế lễ và cầu xin sự chúc phước từ Đức Chúa Trời, kiểu “Nguyện Chúa ban phước cho nước Mỹ”. Còn hội thánh của toàn thể tín đồ mà tôi chủ trương thì tìm kiếm đứng trên đường biên giữa nước Đức Chúa Trời và nền văn hóa xung quanh. Hội thánh ấy vừa là tiên tri, vừa là thầy tế lễ cho đất nước và văn hóa của bạn.

Mặc dù Cơ đốc giáo đã luôn là thiểu số, hội thánh tại Nhật Bản đã muốn trở nên giống như hội thánh tại Châu Âu hoặc tại Mỹ, với vinh dự và ảnh hưởng. Tuy nhiên bạn cần một quan điểm độc lập nếu muốn phân biệt những tội lỗi của thế gian. Để phân biệt được các yếu tố khác nhau của một nền văn hóa, bạn cần có chỗ đứng để xử lý chung và cần có tính cách để nuôi dưỡng sự phân biệt của bạn. Một hội thánh của các tín đồ với đặc tính Cơ đốc rõ ràng và khác biệt có thể cung cấp những điều này. Thần học văn hóa của tôi xuất phát từ những nghiên cứu của tôi về H. Richard Niebuhr, John Yoder, và Stanley Hauerwas khi làm luận án tiến sỹ.

Liệu cuộc gặp gỡ đang dần xuất hiện giữa Nhật Bản với Cơ Đốc Giáo có hé mở một tia sáng mới trên Tin Lành cho tất cả chúng ta?

Có chứ, đặc biệt là cho sự hiệp nhất giữa các hội thánh. Khả năng để xuất hiện cuộc gặp gỡ thứ 4 này vẫn còn trong quá trình vun đắp. Một mặt, lần gặp gỡ thứ tư này có liên quan đến việc trở nên chứng nhân cho Chúa trong xã hội xung quanh. Mặt khác, điều này đòi hỏi xây dựng mối quan hệ hợp tác và tin tưởng lẫn nhau giữa những lãnh đạo các hệ phái Cơ đốc, sự hiệp một mà trước đây chúng ta chưa từng có. Chủ nghĩa Tin Lành, cùng với giáo lý sola scriptura (chỉ có Kinh thánh) và sola fide (chỉ có đức tin) và chức tế lễ của mọi tín đồ đã dẫn đến những chia rẽ liên tục. Sau thảm họa, các lãnh đạo hội thánh Nhật Bản nhận thức rằng (chúng ta) đã thật dại dột khi tạo nên nhiều bức tường khác nhau bên trong một phần trăm của Cơ đốc giáo Nhật bản.

Tại hội thánh của chính anh, anh làm gương như thế nào về loại quan hệ với những người Nhật bản láng giềng chưa tin mà anh đang mơ ước?

Chúng tôi tin rằng hội thánh đầu tiên và trước hết cần phải là hội thánh, không phải hội đồng thành phố hay trung tâm cộng đồng. Hội thánh phải là một cộng đồng cơ bản cho Cơ đốc nhân. Chúng ta đồng thời thuộc về nhiều giới và tổ chức. Nhưng hội thánh mới là cái xác định những giá trị và hành vi cốt lõi của chúng ta. Chúng tôi cố gắng yêu thương và quan tâm như Chúa Giê-su từng làm. Chúng tôi cố gắng trở nên khác với thế gian. Tuy nhiên chúng tôi không muốn hội thánh cách ly khỏi xã hội. Chúng tôi từ hội thánh mà đi ra. Chúng tôi làm việc lành như những công dân, người làm nghề, hoặc sinh viên, ở nơi mà chúng tôi được đặt để. Rồi chúng tôi cũng mời người ta đến hội thánh.

Biết đổi văn hóa bao gồm khẳng định một vài yếu tố và khước từ những yếu tố khác trong một nền văn hóa. Điều đó cũng bao gồm mang đến một ý nghĩa mới cho những phần khác của văn hóa (nghệ thuật chẳng hạn) và sản sinh ra những lựa chọn khác.

Theo Loisusong (dịch từ Christianitytoday)
Bài vở cộng tác và góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like