Home Quốc Tế Chúa Giê-xu Không Bao Giờ “Sa Thải” Một Ai

Chúa Giê-xu Không Bao Giờ “Sa Thải” Một Ai

by Ban Biên Tập
30 đọc

Nhều người trong chúng ta hẳn đã nghe qua câu chuyện đùa về một ông chủ mới: vì muốn làm nổi bật quyền hạn của mình ở chỗ làm mới vào những ngày đầu, một ông sếp đã quyết định ghé thăm khu vực làm việc của nhân viên, tìm kiếm một ai đó để “hù dọa”. Không mất nhiều thời gian, ông sếp cuối cùng cũng tìm được một anh bạn trẻ trông có vẻ lười biếng. “Anh kia!”, người sếp quát lên. “Anh kiếm được bao nhiêu trong một tuần?”.
Anh bạn trẻ sợ hãi trả lời, “200 bảng ạ, tại sao ngài lại hỏi như thế?”. Ông sếp liền đặt luôn 800 bảng vào tay anh bạn trẻ, theo phong cách quen thuộc của Alan Sugar mà nói, “Đây là tiền lương một tháng. Anh bị sa thải!”. Trong khi thỏa lòng vì ông đã tỏ rõ được quan điểm của mình, ông sếp tiến đến và hỏi những nhân viên còn lại, “À mà anh chàng kia làm gì ở đây ấy nhỉ?”. Cuối cùng cũng có một anh chàng mạnh dạn trả lời, “Anh ta chỉ là người giao bánh pizza”.
Đối với một vài người, buồn thay mà nói, câu chuyện cười đó thể hiện phần nào chính xác hiện thực cuộc sống. Mọi ông chủ mà chúng ta phải làm việc cùng (và thường thì có một số lượng lớn ông chủ như thế trong cả sự nghiệp của mỗi người) đều có một cá tính riêng, phong cách riêng. Đó là thứ tác động một cách to lớn lên cách chúng ta tận hưởng trong công việc của mình. Thế thì “loại ông chủ” nào mà bạn đang làm việc cùng? Có lẽ đó là những người thích dùng quyền hành để dọa nạt? Hay là những người yếu đuối không có đủ sự tôn trọng từ nhân viên của mình? Và còn có những người tham công tiếc việc mà luôn kỳ vọng các nhân viên của mình làm việc một cách giống hệt nhau. Hay là loại ông chủ đặc thù kiểu các Pha-ra-ông ngày xưa? Luôn điều hành theo kết quả và tiền bạc tạo ra, luôn luôn yêu cầu “phải làm ra càng nhiều gạch hơn”. Nhưng thi thoảng chúng ta vẫn thấy được nhiều ông chủ biết cách truyền cảm hứng cho nhân viên bằng tính ngay thẳng và sức mạnh tiềm ẩn của mình.

Người mà phù hợp nhất với tính cách được đề cập đến cuối cùng đó thực sự là người lãnh đạo vĩ đại nhất mọi thời đại: Chúa Giê-xu. Ngài là ví dụ dễ dàng nhất cho người lãnh đạo mà tất cả chúng ta vẫn luôn tìm kiếm. Trở thành một con người như chúng ta, hiểu được sự yếu đuối của chúng ta, sử dụng sức mạnh ít ỏi của chúng ta, luôn đặt mối quan hệ lên kết quả, luôn tha thứ cho dù chúng ta có gây nên những sai lầm một cách thường xuyên, lặp đi lặp lại, luôn dễ gần, điều hành bằng các ví dụ, lãnh đạo trong sự tôn trọng, hoàn toàn trung thực và luôn nói về những lẽ thật không bao giờ thay đổi.

Chúa Giê-xu là người lãnh đạo hoàn hảo bởi vì Ngài lãnh đạo bởi cả quyền hành của mình lẫn lòng thương xót cho mỗi người. Ngài đặc biệt làm việc với những sự không hoàn hảo, chọn những con người biết rằng mình là không hoàn hảo để làm việc trên cuộc đời họ. Phúc âm của Mác kể câu chuyện khi Chúa Giê-xu chọn ra các môn đồ của mình là những người mới – đó là nghĩa của từ “môn đệ hóa” – Ngài đã chọn ra những người không giống bất kì ai, được giáo dục ít hơn đa số mọi người. Họ bao gồm bốn thợ đánh cá, một người thu thuế, một nhà triết gia theo chủ nghĩa cực đoan, và ngay cả người mà cuối cùng cũng phản bội chính Chúa.
Kinh thánh miêu tả số người trong họ như những người dễ bị điều khiển, phản bội và nhút nhát hèn hạ – không quá xa so với các ứng cử viên mà bạn có thể thấy trong chương trình truyền hình “The Apprentice”. Nhưng cho đến giờ, mặc dù những cách hành xử của họ, Chúa Giê-xu chưa bao giờ “xa thải” họ cả. Bởi vì Ngài không chỉ nhìn vào những điều họ có thể làm được, mà còn là những con người mà họ có thể trở thành sau này. Họ ở quá xa so với kết quả được ghi lại trong Kinh Thánh, nhưng dưới sự dẫn dắt của Chúa Giê-xu, những người này tiếp tục hành trình của mình và “lật ngược” cả thế giới.
Và đó là một người lãnh đạo vẫn đang tìm kiếm những người thử việc. Vậy thì tại sao lại không có nhiều hơn những người lựa chọn điều đó? Có phải đó là vì thực sự nhiều người nghĩ rằng Chúa là một nhà lãnh đạo kiểu Alan Sugar? – rằng Ngài không có thời gian cho những sự thất bại, rằng Ngài là một người điều khiển nô lệ tàn bạo, người mà sẽ đuổi việc bất cứ ai không làm được việc. Kinh nghiệm của Phi-e-rơ chính là lời giải cho cho sự tranh cãi đó. Chúa Ngài ban cho chúng ta sự giúp đỡ và sự tha thứ mà mỗi người chúng ta đều cần.
Ngài vẫn đang tìm kiếm những “người thử việc” mới. Ngài muốn mời chúng ta đi theo Ngài. Chúa nhìn xa hơn cả những gì chúng ta có thể làm, và nhìn vào những con người mà chúng ta có thể trở thành. Điều kiện làm việc có thể không phải lúc nào cũng dễ dàng nhất (Giăng 14:33) nhưng lợi ích khi về hưu của chúng ta đó là được ra khỏi thế giới này! Thử thách lớn nhất đó là: liệu chúng ta có sẵn sàng trả lời “Có”?


Piranha 
(Theo Christiantoday)

Bài vở cộng tác và góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like