Home Bài Viết Cảnh Giác Với Những Giáo Lý Sai Lầm Tấn Công Hội Thánh

Cảnh Giác Với Những Giáo Lý Sai Lầm Tấn Công Hội Thánh

by Ban Biên Tập
30 đọc

Cảnh Giác Với Những Giáo Lý Sai Lầm Tấn Công Hội Thánh

Cảnh Giác Với Những Giáo Lý Sai Lầm Tấn Công Hội Thánh

Theo Steve Hill, những sự dạy dỗ không lành mạnh và tàn phá có thể đi vào hội thánh trong nhiều cách khác nhau. Đôi khi một lẽ thật Kinh thánh được dạy theo cách làm mất đi những lẽ thật Kinh thánh khác, dẫn đến sự thiếu quân bình nguy hiểm. Có những lúc một lẽ thật Kinh thánh lại được dạy trong một cách thức phóng đại, vượt quá những điều Kinh thánh thực sự nói, dẫn đến kết cục là hại nhiều hơn lợi. Nhiều khi những cảnh báo rõ ràng của Kinh thánh bị bỏ qua hoặc giải nghĩa khác đi, khiến chúng bị mất tác động, khiến tín đồ không được bảo vệ và dễ bị “dính đạn”. Steve Hill liệt kê 7 sự dạy dỗ như vậy trong các hội thánh tại Hoa kỳ (và có xu hướng lan ra khắp thế giới) như sau:

1) Nhấn mạnh thái quá về sự thạnh vượng

Chúng ta không chống lại việc tín đồ có tiền, nhưng chống lại việc tín đồ để “tiền có họ”. Steve Hill cho rằng một số người giảng sứ điệp thạnh vượng theo xác thịt hay bỏ qua những cảnh báo Kinh thánh chống lại lòng tham tiền, tích trữ của cải trên đất… và có thể dẫn người nghe đến việc tìm kiếm tiền bạc thay vì tìm kiếm Chúa; hoặc tìm kiếm Chúa chỉ vì mục đích tiền bạc. Điều này thậm chí có thể dẫn đến việc tín đồ đánh giá mức độ thuộc linh của người khác theo mức độ sang trọng của chiếc xe mà họ lái.

2) Quan điểm phóng đại về ân điển

Steve Hill cho rằng sự dạy dỗ thái quá về ân điển hiện đã trở thành một nạn dịch. Bản thân nhiều người giảng ân điển thái quá đang sống trong tội lỗi và xoa dịu lương tâm bằng cách rao giảng rằng Chúa luôn yêu thương và không bao giờ phán xét những hành vi của chúng ta. Chẳng hạn, họ dạy đúng rằng Chúa Jê-sus đã chết cho mọi tội của chúng ta – cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai – nhưng lại kết luận không đúng rằng vậy thì tín đồ không phải xử lý tội lỗi nữa (nghĩa là không cần xưng tội hoặc ăn năn, và Đức Thánh Linh không còn cáo trách tội lỗi chúng ta nữa). Theo Steve Hill, một số người giảng ân điển theo hướng này thật lòng yêu Chúa, chỉ có điều họ đã pha trộn lẽ thật với sai lầm, và trình bày một lẽ thật vinh diệu về Chúa trong cách thức khiến những cảnh báo khác của Chúa trở nên vô hiệu.

3) Chủ chương chống luật pháp

Bước ngắn kế tiếp sau sự nhấn mạnh thái quá về ân điển là tinh thần hoàn toàn bài trừ (chống lại) luật pháp. Những người theo trường phái này cho rằng giờ đây tín đồ “làm gì cũng được”, vì Chúa Jê-sus đã cho chúng ta được tự do. Vấn đề ở chỗ Chúa Jê-sus không cho chúng ta tự do để phạm tội, mà Ngài giải phóng chúng ta khỏi tội lỗi.

4) Sự sùng bái con người

Nhiều sự dạy dỗ ngày nay sai lầm ở chỗ lấy con người làm xuất phát điểm, thay vì Đức Chúa Trời. Trong Phúc âm ngày nay, đặc biệt ở Hoa kỳ, mọi sự xoay quanh cái tôi của con người. Steve Hill cho rằng vì bị ảnh hưởng của tinh thần thế gian nên Phúc âm ở Hoa kỳ đôi khi quá nhấn mạnh rằng Chúa Jê-sus đến để làm bạn trở nên vĩ đại hơn và tốt hơn. Khi chỉ giảng một Phúc âm như vậy thì chúng ta đã quên mất lời Chúa nói rằng để đi theo Ngài, chúng ta cần tự bỏ mình đi, vác thập tự giá mình mà theo Ngài hằng ngày.

5) Thách thức thẩm quyền của Lời Chúa

Việc thách thức thẩm quyền của Chúa bắt đầu ngay từ vườn Ê-đen. Chiến thuật ma quỷ này có hai mặt: Một là đặt câu hỏi: “Chúa có thật sự nói vậy không?”; và hai là “Chúa nói vậy nhưng không phải vậy đâu.”

Điều đó vẫn tiếp diễn ngày nay. Đôi khi điều đó diễn ra một cách trắng trợn, chẳng hạn có nhiều sách bán rất chạy nói rằng Kinh thánh không đáng tin cậy, đầy mâu thuẫn, hoặc Chúa Jê-sus chưa chắc đã có thật trong lịch sử. Nhưng trong một cách tinh vi hơn, và đây là hậu quả của việc thần thánh hóa con người, là khi chúng ta coi quan điểm, cảm xúc và sở thích của mình cao hơn những điều Kinh thánh nói.

6) Sự hòa giải phổ quát

Đây là giáo lý dạy rằng cuối cùng, nhờ cái chết của Chúa Jê-sus trên thập tự giá, rồi ai cũng được lên thiên đàng cả. Có thể có những sự hành hình trong đời sau, nhưng nhằm mục đích thanh luyện hơn là trừng phạt, và cuối cùng mọi người đều được cứu.

7) Phủ nhận địa ngục

Khi rao giảng một Phúc âm không quân bình, nhấn mạnh thái quá tình yêu của Chúa và bỏ lơ cơn giận của Ngài, nhấn mạnh thái quá lòng thương xót của Chúa và bỏ qua công lý của Ngài – hậu quả tất nhiên là sẽ không còn chỗ cho địa ngục và sự trừng phạt tương lai trong thần học của chúng ta. Có cả những hội thánh rất lớn ngày nay đang tin theo sự dạy dỗ này.


Theo Charisma

Bài vở cộng tác và góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like