Home Bài Viết Hiệp Nhất Trong Sứ Mạng Truyền Giáo

Hiệp Nhất Trong Sứ Mạng Truyền Giáo

by Ban Biên Tập
30 đọc

Bài quảng cáo được ông Ernest Shachleton, nhà thám hiểm Bắc Cực ký tên. Hàng ngàn người đáp ứng lời kêu gọi đó.

Tôi tin rằng có hàng ngàn thanh niên đang trông chờ một công việc nguy hiểm đủ sức thách đố họ từ bỏ tất cả mọi thú vui trên đời, bạn có thể là một trong số ấy. Phần thưởng là gì? Là cơ hội được đóng góp phần mình trong cao điểm của cả lịch sử nhân loại đem Phúc Âm tới cho mọi cá nhân trên thế giới.

Từ bỏ quyền sinh sống êm ấm ở quê nhà chỉ là một trong những lĩnh vực dâng mình cho Chúa. Bạn có thể được gọi đến phục vụ nhóm người chẳng giống bạn, với cách suy nghĩ hoàn toàn khác biệt. Nhiều khi điều đó còn khó nuốt hơn.

Chẳng có gì sai trái nếu bạn muốn tham gia một hội thánh mà mình cảm thấy thoải mái nhất, nơi mà tất cả mọi người đều tin những điều mình tin. Giả sử Chúa gọi bạn đi làm việc với một nhóm người khác, với một nơi khác biệt trong quan điểm chính trị, hoặc tệ hơn, quan điểm tôn giáo… Biết làm sao bây giờ. Liệu bạn có thể tranh cãi để giữ mãi niềm tin tinh sạch? Liệu bạn có thể công tác với những người có tín lý khác chúng ta hay không? Có phải chúng ta phải cảnh giác giữ mình khỏi tà giáo và thoái hóa niềm tin?

Tôi tin chắc rằng sự phân biệt thần linh đằng sau mỗi vấn đề quan trọng hơn sự khác biệt trong sự hiểu biết vấn đề ấy. Thần linh của sự tà giáo là sự thêm thắt chân lý, còn thần linh của sự thoái hóa là sự cắt xén sự thật.

Tôi có dịp nghe bài nói chuyện trong băng cát-sét của một mục sư Hội Báp-tít. Ông kể lại chuyện Chúa gọi ông đi phục vụ trong vòng những người Công Giáo Nam Mỹ. Ông phản đối “Nhưng Chúa ơi làm sao con có thể cộng tác với họ, con không đồng ý với tất cả tín lý và công việc của họ”. Chúa trả lời “Ta làm việc cùng ngươi mặc dù Ta chẳng đồng ý với tất cả những gì ngươi làm và tin”.

Hội thánh của Chúa cần có một mức độ khiêm nhường lớn hơn nếu như chúng ta mong muốn xích lại gần nhau trong tâm linh hiệp một và cộng tác trong trách nhiệm truyền giáo quốc tế. Mỗi chúng ta cần phải nhận thức rằng “Tôi không thể thấu đáo hết chân lý, tôi chưa hiểu biết hết mọi điều”.

Bạn thấy không, ngay Chúa không thể giao phó toàn bộ chân lý cho bất cứ một cá nhân nào. Ngay đến Kinh Thánh cũng phải được viết bởi nhiều trước giả, qua nhiều giai đoạn và thời điểm khác nhau. Ngày hôm nay Chúa giao trách nhiệm phân tích và giải thích Kinh Thánh cho nhiều giáo sư và giáo phái khác nhau. Chỉ khi nào chúng ta sắp xếp lại các thành phần của tấm khảm và thừa nhận một cách khiêm nhường rằng mình còn cần phải học hỏi từ những người khác, khi ấy chúng ta mới chiêm ngưỡng được ý nghĩa, vẻ đẹp của bức tranh. Tôi không tin rằng chúng ta có thể hiểu hết bức tranh khi chưa lên đến Thiên Đàng. Vậy chúng ta phải làm gì từ nay cho đến ngày ấy?

Lời Chúa trong Ê-phê-sô đoạn 4 nhắc nhở chúng ta chăm chú bảo toàn sự hiệp một trong Thánh Linh cho đến ngày chúng ta cùng đạt đến sự hiệp một trong niềm tin. Chúng ta phải thống nhất với nhau trên những điều căn bản như: Thần quyền và Địa vị Chúa Tể của Đấng Christ, Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời, công cuộc cứu rỗi của Thập tự giá và một số giáo lý tiên quyết khác của niềm tin. Còn ở phần nào chúng ta không đồng ý, chúng ta phải giao phó cho Chúa và gìn giữ tấm lòng mình ngay thẳng. Trách nhiệm chúng ta là phải làm hết sức mình bảo vệ sự hiệp một. Đó cũng là Thần Linh của Chúa Giê-xu trong Giăng 17.

Có phải Chúa Giê-xu nói rằng “Mọi người sẽ biết các ngươi là môn đồ Ta bởi các ngươi có cùng một tín lý không?”. Không! Ngài nói rằng thế gian biết chúng ta  thuộc về Ngài bởi chúng ta yêu mến anh em mình. Có thể bạn theo trường phái “Về Nước Chúa trước ngày Đại Nạn” hay trường phái “Chia theo giai đoạn” hay các nhóm Ân Tứ, Calvinist, Arminian… chúng ta đều có thể thông công với nhau trong khi dòng huyết của Chúa Giê-xu thanh tẩy tội lỗi của chúng ta.

Nếu tin lý của bạn ngăn cản bạn với những người theo Chúa khác, tôi xin mạnh dạn tuyên bố rằng tín lý đó đã trở nên thần tượng và cuối cùng sẽ bị gục đổ. Thực ra mọi tín lý đều do con người tạo ra, trừ phi bạn hành động giống như ông Anh-rê, tác giả của cuốn sách “Kẻ đi chui của Chúa” khi người ta đòi xem tín lý của ông, ông gởi lại cho họ một cuốn Kinh Thánh.

Trong Thế Chiến lần thứ hai, hàng ngàn Cơ Đốc nhân phải chịu đựng bắt bớ trong những nhà tù, trại tập trung của Hít-le. Có một người Đức tên là Martin Nieomuller bị giam trong một xà lim biệt lập. Nhân ngày Giáng Sinh, người ta ném ông vô một xà lim khác với ba tín hữu, người thứ nhất thuộc Hội thánh “Ngũ Tuần”, người thứ hai thuộc Hội thánh “Giám Lý”, người thứ ba thuộc Hội thánh “Đội Cứu Thế Gian”, còn bản thân Martin thuộc Hội thánh “Tin Lành Tự Do Đức”.

Họ tìm thấy một mảnh gỗ còn sót lại từ cánh cửa bị cháy và đặt nó giữa phòng làm bàn ăn. Với mẫu bánh mì đen và ít nước trong khẩu phần lương thực, họ cùng nhau dự Tiệc Thánh. Sau nầy Martin kể lại “Khi quì gối trước mặt Chúa trên sàn đá lạnh lẽo, mọi khác biệt về giáo lý giữa chúng tôi đều theo nhau biến mất”.

Hội thánh của Chúa không phải là nhà tù, nhưng là nơi thông công của những người đã tìm thấy tự do thật trong Chúa Giê-xu Christ. Khi bước đi trong sự tự do thật, chúng ta thấy Chúa đang kêu gọi bỏ lại tất cả mọi sự, kể cả những ân huệ tốt lành Chúa đã ban, hầu nhận được những gì cao giá hơn như cơ hội được phục vụ trong Sứ Mạng Truyền Giáo Trọng Đại và sự hiệp một với những người, dù khác biệt trong tin lý nhưng hết lòng yêu mến Chúa Giê-xu như chính chúng ta vậy.

Phải chăng Chúa đang kêu gọi bạn bước đi trong khuôn mẫu tự do thật nầy?

Theo LOREN CUNNINGHAM

Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi về tintuc@hoithanh.com

 

Bình Luận:

You may also like