Home Quốc Tế Tỉ Lệ Phá Thai Giảm Xuống Sau Khi Đạo Luật Bảo Vệ Sự Sống Được Thông Qua

Tỉ Lệ Phá Thai Giảm Xuống Sau Khi Đạo Luật Bảo Vệ Sự Sống Được Thông Qua

by Ban Biên Tập
30 đọc


Sự suy giảm này diễn ra sau tháng 8 khi Tòa Án Arizona nhất trí tàn thành bộ luật được dự thảo từ 2009 về việc giới hạn dịch vụ phá thai. Đạo luật quy định chỉ bác sĩ mới được phép thực hiện phá thai và yêu cầu phụ nữ phải nhận được đầy đủ thông tin về việc phá thai, nguy cơ của nó, sự phát triển của thai nhi và những biện pháp thay thế 24 giờ trước khi tiến hành và yêu cầu sự chấp thuận của cha mẹ đối với trẻ vị thành niên và bảo vệ sự tự do tín ngưỡng cho việc bảo vệ mầm sống và chăm sóc sức khỏe người lao động.
Ngay cả Cathi Herrod – một ngừơi ủng hộ mạnh mẽ đạo luật này cũng phải ngạc nhiên về sự khác biệt của những số liệu này. Cô nói “Tôi đã không dám mong đợi con số phá thai giảm xuống. Cảm giác như là một kẻ ít đức tin vậy”. Người giám đốc điều hành của Center for Arizona policy này nói tổ chức của cô rất được khích lệ.

Cô cũng nói “điều này cho thấy sự cần thiết của những trung tâm chăm sóc phụ nữ mang thai. Tỉ lệ phá thai giảm xuống, đó là một cơ hội tuyệt vời cho những trung tâm như vậy đứng vào chỗ sứt mẻ và thực sự giúp đỡ những phụ nữ trong cộng đồng”
Sau quyết định này của tòa án, chi nhánh ở Arizona của Planned Parenthood tuyên bố những phòng khám ở Flagstaff, Prescott Valley và Yuma sẽ dừng việc phá thai bằng thuốc RU 486 và cũng không thực hiện phẫu thuật để phá thai.
Chiến dịch 40 ngày vì sự sống đã đưa ra báo cáo ngày 17/10 về việc 229 bào thai được cứu sống, tuy nhiên mới chỉ đạt được nửa chỉ tiêu trong mùa thu năm nay. Chiến dịch này tập trung vào sự thức canh cầu nguyện bên ngoài các phòng khám cho những mầm sống. Đội 40 ngày ở một phòng khám chuyên phá thai ở Cherry Hill, N.J cho biết có 9 phụ nữ đã thay đổi ý định bỏ thai nhi kể từ khi họ bắt đầu cầu nguyện ngày 28/9.

Chiến dịch 40 ngày của mùa thu năm nay là vươn tới 301 phòng khám – sự nỗ lực nhất trong lịch sử. Trong đó, 133 phòng khám là của Planned Parenthooh. Các chi nhánh của Planned Parenthood thực hiện hơn 332,000 ca phá thai vào năm 2009 – năm gần nhất có số liệu thống kê.
Trong nửa năm này, tiếp tục 40 ngày kiêng ăn cầu nguyện để chấm dứt nạn phá thai, cũng như vươn tới cộng đồng và tiến hành cầu nguyện bên ngoài phòng khám. Những nỗ lực này bắt đầu từ năm 2004 ở Texas và lan rộng ra toàn quốc năm 2007 với hơn 4500 thai nhi được cứu sống. Thêm vào đó, hơn 50 nhân viên của những phòng khám chuyên phá thai đã nghỉ việc và 14 trung tâm phá thai đóng cửa.

Rick Snyder của chính quyền Michigan đã kí một lệnh cấm nạo thai, trừ khi tính mạng của người mẹ đang gặp nguy hiểm. Phương pháp này thường thực hiện ở những thai nhi từ 5-6 tháng tuổi. Những đứa bé nguyên vẹn bị gắp từng bộ phận ra ngoài, bắt đầu từ chân cho đến khi chỉ còn lại đầu trong tử cung. Bác sĩ sẽ chọc thủng vỏ não bằng kéo trước khi chèn 1 ống thông vào hút não ra và bóp vụn đầu để dễ dàng gắp ra.

Năm 2007, Tòa án tối cao Mĩ đã tán thành lệnh cấm liên bang đối với phương pháp này.

Kotney Blythe Gordon, giám đốc của Students for Life of America (SFLA), một người ủng hộ nhiệt tình cho những đứa trẻ trong bào thai, đang mang thai một bé gái 21 tuần với chồng là Benjamin và đặt tên cho bé là Sophy trước khi cô gặp một tai nạn ô tô ở Georgia ngày 8/10 và mất đi đứa con. Trong khi đó, Jon Scharfenberger, điều phối viên của SFLA ở campus Initiative chết trong vụ va chạm đó. 2 người khác trong xe cũng bị thương. Gordon nói về bản thân trong tiểu sử trên Twitter rằng “Jesus Christ là Chúa tôi, tiêu diệt nạn phá thai là sự kêu gọi của tôi”
Chủ tịch của SFLA Kristan Hawkins miêu tả Gordon như một “chiến sĩ không mệt mỏi”. và nói “ Không từ nào có thể miêu tả được sự mất mát chúng tôi cùng chồng cô Benjamin và toàn thể gia đình phải gánh chịu, nhưng chúng tôi được an ủi bởi biết rằng Kortney và con gái cô luôn trong vòng tay của Chúa là Cứu Chúa chúng tôi.”
Bốn trung tâm giúp đỡ phụ nữ mang thai ở Austin, Texas đã kiện chính quyền thành phố vì cho rằng sắc lệnh 2010 về bảng hiệu đã vi phạm quyền tự do ngôn luận và tôn giáo.
Những trung tâm này đã nộp 2 đơn kiện lên toà án liên bang chống lại yêu cầu phải treo những bảng hiệu thể hiện  rằng họ không cung cấp dịch vụ phá thai và biện pháp tránh thai hoặc giới thiệu những dịch vụ này. 3 trong 4 trung tâm không treo những bảng hiệu như thế và nói làm vậy là mâu thuẫn với niềm tin của họ.
Theo một trong những đơn kiện thì chính quyền Austin đang việc phân biệt quan điểm một cách phi pháp bởi hành động đưa những trung tâm từ thiện này ra truy cứu trách nhiệm hình sự vì quan điểm tôn giáo của họ. Bằng các đó chính quyền đang cố gắng ngăn chặn một phía của những cuộc tranh luận xã hội, đạo đức của công chúng.
Pháp lệnh của Austin không yêu cầu các phòng khám chuyên phá thai treo những bảng hiệu biểu thị những dịch vụ họ không cung cấp. Chính quyền của những địa phương khác mà đã chấp thuận sắc lệnh tín hiệu đó cũng đang gặp rắc rối tại tòa án. Tòa án liên bang đã chấm dứt hiệu lực của những bộ luật tương tự ở New York; Baltimore, Md., và Montgomery county, Md.

Bình Luận:

You may also like