Home Thánh Kinh Hàng Ngày Giới Thiệu Suy Gẫm Sách Rô-ma

Giới Thiệu Suy Gẫm Sách Rô-ma

by Ban Biên Tập
30 đọc

GIỚI THIỆU SÁCH

  • TẠI SAO LÀ RÔ-MA?

Trong sách Công Vụ, chúng ta được biết sứ đồ Phao-lô đã thành lập Hội thánh tại Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp. Nhưng ông đã lên kế hoạch cho chuyến đi dài ngày về phía Tây của Rô-ma và sau đó đi xa hơn nữa. Tuy nhiên, có vài điều cần phải làm trước hết. Ông đã phải quay trở lại Giê-ru-sa-lem để trao tặng phẩm của những người ngoại tin kính Chúa để giúp các tín hữu nghèo tại đó. Rồi ông sẽ được tự do tiếp tục hành trình như đã định, và qua Tây Ban Nha (15:22-29).

Lý do khiến Phao-lô làm vậy là vì ông luôn mong muốn khám phá những vùng đất mới và truyền giảng Phúc Âm ở những nơi chưa bao giờ được nghe. Điều này phần nào đã lý giải cho bức thư này – một Hội thánh đã được thành lập tại Rô-ma, vì thế Phao-lô không dành sự ưu tiên cho chuyến viếng thăm này (15:18-21). Chúng ta không biết Hội thánh được thành lập khi nào, nhưng nếu nhìn vào danh sách những khách hành hương vào ngày Lễ Ngũ tuần, sẽ thấy có cả những du khách từ La Mã (Công vụ 2:10). Từ danh sách những tên tuổi được nói đến ở phần cuối bức thư, dường như Phao-lô biết rõ các thành viên trong Hội thánh ở đó (16:3-15), nhưng cũng có thể lý giải rằng mọi con đường đều dẫn đến Rô-ma, và cư dân đang đổ về đây, đặc biệt là các thương gia, và nhiều người trong số họ đã lưu lại tại thành phố.

  • TẠI SAO VIẾT THƯ TÍN RÔ-MA?

Dường như Phao-lô đã chuẩn bị cho chuyến viếng thăm của ông bằng việc rao giảng Phúc Âm cho họ. Lý do nữa là sự xuất hiện những lời chỉ trích những việc giảng dạy của ông và ông muốn biện luận cho chức vụ của mình. Đồng thời đây cũng là cơ hội để ông trình bày Tin lành về Đấng Cứu Thế một cách chi tiết hơn bất kỳ sách nào khác trong Kinh Thánh Tân Ước. Thư tín Rô-ma là một trong những thư tín mạch lạc, sắp xếp có trình tự nhất trong các ghi chép của Phao-lô, vì thế nó trở thành cuốn sách nền tảng cho những Cơ Đốc nhân kể từ lúc ông đọc cho Tích, bạn của ông, chép lại vào khoảng năm 57 sau CN tại Cô-rinh-tô.

  • PHAO-LÔ TẠI RÔ-MA.

Kế hoạch của Phao-lô không theo đúng dự định. Chúng ta được biết trong sách Công Vụ, khi ông đến Giê-ru-sa-lem thì bị bắt, và sau một thời gian bị giam cầm, tra khảo, với tư cách là một công dân La Mã, vụ việc của ông được quyền khiếu nại lên Hoàng Đế La Mã. Vì thế ông bị giải đến Rô-ma như một tù nhân. Dường như ông đã được phóng thích và tiếp tục chức vụ mình trước khi bị hành quyết tại Rô-ma vào khoảng thời gian sau này.

  • THƯ TÍN RÔ-MA HỘI THÁNH.

Khi những Cơ Đốc nhân tìm lại được những thư tín giống như thư tín Rô-ma tại thời kỳ cải cách, chúng đã phục hưng Hội thánh. Họ nhận ra rằng không thể nhận được sự cứu rỗi bởi những gì họ đã làm. Đức Chúa Trời đã làm điều đó cho họ theo phương cách tuyên bố rằng những tội nhân đã trở nên vô tội (hay tuyên xưng họ là “công chính”). Dĩ nhiên, chìa khóa chính là Thập tự giá.

  • BỐ CỤC.

1. “Vì sao tôi viết bức thư này” 1:1-17

2. “Tất cả chúng ta đều là tội nhân” 1:18-3:20

3. “Đức Chúa Trời đã có phương cách” 3:21-5:21

4. “Đời sống mới” 6:1-8:39

5. “Thế còn người Do Thái?” 9:1-11:36

6. “Hãy sống công chính!” 12:1-15:13

7. “Kế hoạch của tôi trong tương lai” 15:14-33

8. “Rất nhiều bạn bè ở Rô-ma” 16:1-27

  • ÁP DỤNG.

1. Sự trả giá là nhưng không (để trở nên đúng đắn trước Đức Chúa Trời)

  • Bởi chúng ta là như vậy, điều đó phải xảy ra
  • Bởi những gì Chúa Cứu Thế đã làm, điều đó có thể xảy ra
  • Điều này nghĩa là

– Chúng ta không thể tự mình tuyên xưng công chính

– Chúng ta được tuyên xưng công chính bởi đức tin

2. Năng lực ở đó (sống đời sống Cơ Đốc)

  • Bởi chúng ta không thể tự làm được
  • Bởi Đức Thánh Linh sống trong chúng ta
  • Điều này nghĩa là

– Từ bỏ những tội lỗi bản ngã

– Vâng phục Chúa Cứu Thế Giê-su

3. Sự thông công (với những Cơ đốc nhân khác)

  • Bởi chúng ta thuộc về nhau
  • Bởi giờ đây chúng ta biết yêu thương nhau thể nào
  • Điều này nghĩa là

– Chúng ta nên nuôi dưỡng và coi trọng sự đó

– Chúng ta không nên thực hiện cách sai trái hay cho đó là điều đương nhiên

Phần này được trích từ Thánh Kinh Đại Cương. Sử dụng với sự cho phép của Hiệp Hội thánh Kinh tại Anh Quốc.

Bình Luận:

You may also like