Home Giáo Lý Tin Lành Bài 4: Sự Toàn Năng Của Đức Chúa Trời

Bài 4: Sự Toàn Năng Của Đức Chúa Trời

by Ban Biên Tập
30 đọc

I. THỰC SỰ VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI TOÀN NĂNG:

1- Muôn vật đều do Chúa dựng nên.

Sáng thế ký 1:1: “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất”.

Thi thiên 33:6,9: “Các từng trời được làm nên bởi lời Đức Giêhôva, Cả cơ binh trời bởi hơi thở của miệng Ngài mà có … Vì Ngài phán, thì việc liền có; Ngài biểu, thì vật bèn đứng vững bền”.

Loài người chỉ lấy những nguyên liệu sẵn có trong quả đất để làm mọi việc. Muốn đóng một phi cơ, một phi thuyền vũ trụ, các kỹ sư phải dùng kim loại sẵn có. Muốn đóng chiếc bàn, thợ mộc phải có sẵn giờ. Loài người không dựng nên gì được. Song khi chưa có một mảy bụi, từ cõi hư vô, Đức Chúa trời đã dựng nên vũ trụ.

2- Mọi người đều ở dưới quyền của Ngài.

Thi thiên 24:1: “Đất và muôn vật trên đất, Thế gian và những kẻ ở trong đó, đều thuộc về Đức Giêhôva”.

Đaniên 2:21 ; 4:17 ; 5:21: “Chính Ngài thay đổi thì giờ và mùa, bỏ và lập các vua … Đấng Rất Cao cai trị trong nước của loài người; Ngài muốn ban cho ai tùy ý … Người bị đuổi khỏi giữa các con trai loài người; lòng người trở nên giống như lòng súc vật, và chỗ ở người thì cùng với những lừa rừng. Người bị nuôi bằng cỏ như bò, và thân người bị nhuần thấm sương móc trên trời, cho đến khi người nhận biết rằng Đức Chúa Trời Rất Cao cai trị trong nước loài người, và Ngài muốn lập ai lên đó tùy ý”.

Những lời trên đây do Đức Chúa Trời dùng Đaniên phán với Nêbucátnếtsa. Vào 605 TC, ông thay cha lên ngôi Hoàng đế xứ Babylôn. Bấy giờ, Babylôn phú cường bậc nhất, chinh phục thế giới, được mô tả như đầu bằng vàng (Đan 2:31,38). Đức Chúa Trời Chí cao đã ban cho ông được như vậy, song ông quá kiêu căng, không biết trên mình còn có ai (Đan 5:18-22). Sau khi lên ngôi vua được 23 năm, thình lình người bị cất trí nhớ, quên mình là người mà tưởng rằng là một con bò (Ly canthrapie). Ông bỏ ngôi vua đi ra ngoài đồng, sống đúng như một con bò trong bảy năm. Sau đó, ông được hoàn trí nhớ, trở về làm vua cho đến năm 562 TC thì qua đời.

Các cuộc dinh, hư, tiêu, trưởng, thịnh, suy, bỉ, thới của các cường quốc trên Thế giới đều ở dưới quyền chỉ định của Đấng Toàn năng, để thực hiện chương trình của Ngài.

3- Đường lối của loài người do Ngài điều khiển.

Châm ngôn 16:9: “Lòng người toan định đường lối mình; Song Đức Giêhôva chỉ dẫn các bước của người”.

Giêrêmi 10:23: “Hỡi Đức Giêhôva, tôi biết đường của loài người chẳng do nơi họ, người ta đi, chẳng có quyền dẫn đưa bước của mình”.

Thi thiên 76:10: “Cơn giận loài người hẳn sẽ ngợi khen Chúa; Còn sự giận dư lại, Chúa sẽ ngăn trở”.

Loài người phản ứng tùy thuộc vào Đức Chúa Trời. Từ khi sanh ra và lớn lên cho đến khi qua đời, loài người phải phục tùng thiên nhiên, qua luật lệ mà Ngài đã đặt. Không ai có thể nhờ cách nào khác để sanh sản, hoặc không thở, không ăn uống để sống. Đó là luật bất di, bất dịch. Đôi khi con người giận dữ đến nỗi biến sắc mặt như Nêbucátnếtsa, ra lệnh đốt lò lửa nóng bảy lần hơn, để quăng ba thanh niên Hêbơrơ vào đó, và thách đố: “Rồi thần nào có thể giải cứu các ngươi khỏi tay Ta?”. Đức Chúa Trời đã dùng cơn giận đó tôn vinh Ngài (Đan 3). Nêbucátnếtsa, không có phép vượt qua quyền hạn mà Chúa định cho ông (Thi 89:9 ; Gióp 38:10-11). ‘Mưu sự tại người, thành sự tại trời’.

4- Thiên sứ và ma quỉ cũng phải phục tùng Ngài.

Hêbơrơ 1:14: “Các Thiên sứ há chẳng phải đều là thần hầu việc Đức Chúa Trời …?”.

Gióp 1:12 ; 2:6: “Đức Giêhôva phán với Satan rằng:Nầy, các vật người có đều phó trong tay ngươi; nhưng chớ tra tay vào mình nó … Kìa, người ở trong tay ngươi; nhưng chỉ hãy giữ mạng sống người”.

Đức Chúa Trời Toàn năng và Toàn quyền. Ngài đã dựng nên tất cả, nên Ngài cũng có quyền trên tất cả.

dct toan nang

II. ĐỨC CHÚA TRỜI TOÀN NĂNG HÀNH ĐỘNG THEO Ý NGÀI :

Thi thiên 135:6: “Điều nào đẹp ý Đức Giêhôva làm, Ngài bèn làm điều nấy, hoặc trên trời, dưới đất, trong biển, hay là trong các vực sâu”.

Êsai 40:15-17: “Kìa, các dân tộc khác nào một giọt nước nhỏ trong thùng, và kể như là một mảy bụi rơi trên cân; này, Ngài giở các cù lao lên như đồ vật nhỏ … Mọi dân tộc ở trước mặt Đức Giêhôva thảy đều như không, Ngài xem như trống không và hư vô vậy”.

Đức Chúa Trời Toàn năng, Toàn quyền, song hành động một cách trật tự, khôn ngoan, thánh khiết, yêu thương, công bình. Có người đã cầu xin Chúa một việc mà không được Ngài nhậm, thì cho Ngài là bất năng. Không bao giờ! Ngài có thể cứu, song Ngài không làm cho đến khi tội nhân ăn năn (Êsai 59:1-2). Không ai có quyền ngăn trở khi Chúa muốn làm, cũng không ai có quyền bảo Ngài phải làm. Loài người không có giá gì mà dám chống cự Ngài (Êsai 45:9).

1. Chúa đã rẽ Biển đỏ và sông Giôđanh,

2. Chúa đã mưa Mana trong bốn mươi năm,

3. Chúa đã đập hòn đá tuôn ra nước,

4. Chúa đã khiến mặt trời dừng lại,

5. Chúa đã hóa bánh nuôi năm ngàn người,

6. Chúa đã kêu kẻ chết sống lại.

III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI TOÀN NĂNG :

1- Ápraham (Sáng thế ký 17:1-7). Ápraham đã 99 tuổi, Sara đã 90; theo thế thường Sara không còn có thể sanh con. Đức Chúa Trời hiện đến cùng Ápraham, phán: “Ta là Đức Chúa Trời Toàn năng … Ta sẽ làm cho dòng dõi ngươi thêm nhiều quá bội … Ngươi sẽ trở nên tổ phụ của nhiều dân tộc. Thiên hạ chẳng còn gọi ngươi là Ápram nữa, nhưng tên ngươi sẽ là Ápraham”.

Ápram có nghĩa là cha cao quí, còn Ápraham có nghĩa là cha của nhiều dân tộc. Chưa có con, mà mang tên có nghĩa là cha cao quí, cũng như nghe rồi, bây giờ phải mang tên cha của nhiều dân tộc, lại càng mỉa mai biết bao! Nhưng Ápraham hoàn toàn chấp nhận, vì tin Đức Chúa Trời Toàn năng. Bởi đức tin đó, Chúa đã làm tất cả mọi điều Ngài đã hứa với ông. Ông không hổ thẹn chút nào mà mang tên Ápraham, cha của nhiều dân tộc.

2- Giacốp (Sáng thế ký 28:1-3 ; 35:11, 45). Ysác chúc phước cho Giacốp: “Cầu xin Đức Chúa Trời Toàn năng ban phước cho con”. Để khích lệ Giacốp, Chúa hiện ra với ông và phán: “Ta là Đức Chúa Trời Toàn năng …”. Giacốp chúc phước cho các con: “Cầu xin Đức Chúa Trời toàn năng ban cho bay được ơn trước mặt người”.

Ông, cha nhắc nhở con cháu về Đức Chúa Trời toàn năng, cũng như chính mình Chúa nhắc nhở họ về Ngài.

3- Dân Ysơraên (Xuất Êdíptôký 6:3). “Ta đã hiện ra cùng Ápraham, cùng Y sác, và cùng Giacốp, tỏ mình là Đức Chúa Trời toàn năng”.

Qua công việc giải phóng dân Ysơraên khỏi cảnh nô lệ tại Aicập, họ kinh nghiệm như ông cha của họ rằng Đức Chúa Trời Toàn năng.

Riêng sách Gióp có 31 lần chép: “Đức Chúa Trời là Đấng Toàn năng”. Cả Kinh thánh có 58 lần như vậy.

Trước sự hiện diện của Đức Chúa Trời toàn năng, Ápraham nằm xấp xuống đất (Sáng 17:3). Muốn kinh nghiệm sự toàn năng của đức Chúa Trời, chúng ta phải có đức tin và thái độ như Ápraham.

Mục sư Đoàn Văn Miêng – tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like