Home Chuyên Đề Trả Lời Các Câu Hỏi Trong Sách Sáng Thế Ký – Phần 6: Xương Người Hóa Thạch Sau Trận Lụt ở Đâu?

Trả Lời Các Câu Hỏi Trong Sách Sáng Thế Ký – Phần 6: Xương Người Hóa Thạch Sau Trận Lụt ở Đâu?

by The Truth In Genesis
30 đọc

Tôi thường xuyên nhận được câu hỏi như thế này, nếu thật sự đã có một trận đại hồng thủy, thì những người chết trong trận lụt đó ở đâu rồi? Tại sao không tìm thấy xương người? Đáng lý phải có hàng tỷ bộ xương người. Người ta hẳn phải tìm thấy rất nhiều cây cối và rất nhiều loài động vật khác vào thời đó. Trong số các mẫu hóa thạch được tìm thấy, dường như 90% là của các sinh vật biển sống trong nước. Có rất ít hóa thạch của thú vật và rất ít hóa thạch từ con người được tìm thấy.

Marvin Lubenow trong cuốn sách của ông có tựa đề “Bones of Contention” (những bộ xương gây tranh cãi) là cuốn sách hay nhất về chủ đề này mà tôi biết. Ông là một nhà nghiên cứu về sự sáng tạo và ông đã trải qua rất nhiều năm, gần như 25 năm để nghiên cứu tất cả các phần còn lại của con người. Ông cho biết có khoảng 4.000 mảnh hóa thạch từ xác người đã được tìm thấy.

So với vỏ trai hoặc xương cá thì chúng ta đã tìm thấy hàng tỷ mẫu vật trong số đó. Vậy tại sao chỉ có 4.000 mẫu hóa thạch về con người? Có một vài điều cần xem xét tại sao có rất ít xương người được tìm thấy. Dù sao thì họ cũng là con người 100% mà đúng không, thực ra, người Neanderthal (là một nhóm trong chi người đã tuyệt chủng) có xương dày hơn xương của chúng ta. Họ ở trong tình trạng tốt hơn nhiều so với chúng ta. Một người Neanderthal trung bình có thể nhấc bổng một cầu thủ bóng đá và ném anh ta bay thẳng vào khung thành. Ý tôi là tình trạng thể lực và sức khỏe của họ thật sự là đáng kinh ngạc, cơ bắp của họ chắc phải tuyệt vời lắm.

Khi Đức Chúa Trời dựng nên thế gian này cách đây 6,000 năm thì chỉ có 2 người nhưng có rất nhiều cây cối và động vật; trải qua 4400 năm thì vẫn không có quá nhiều người. Tôi không biết chính xác dân số tại thời điểm xảy ra trận lụt là bao nhiêu, nếu như chỉ ước tính một cách thuần túy thì có thể là một tỷ người. Nếu bạn thử tính toán vòng đời của một người thời đó trung bình họ sống 900 năm và mỗi gia đình có từ 70 hay 80 đứa con, thì đúng là một con số rất lớn. Nên chúng ta cứ chọn con số một tỷ để giả định. Vậy thì tại sao lại có quá ít mẫu hóa thạch về con người đã được tìm thấy?

Mục đích của trận lụt theo Sáng Thế Ký là để tuyệt diệt loài người khỏi mặt đất. Và đó là lý do tại sao Chúa đã dẫn nước lụt khắp trên mặt đất. Kinh Thánh nói rằng có những người cao lớn trên đất trong những ngày đó và có những người mạnh dạn cho dù tuổi đã cao. Tôi không biết chắc điều đó có nghĩa là gì nhưng tôi nghi ngờ rằng loài người trước khi trận lụt xảy ra có thể cao lớn hơn chúng ta ngày nay. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy một vài bộ xương người hoá thạch. Có bộ cao 2.7 m, có bộ cao 3 m, và cao nhất 3.6 m. Tôi không biết là có phải tất cả mọi người sống vào thời đó đều to lớn như vậy hay không nhưng bằng chứng khảo cổ cho thấy chắc chắn là có một số người như vậy. Trong thời Môi-se cũng nhắc dòng dõi của họ (Dân số ký 13:33Chúng tôi đã thấy những người khổng lồ ở đó; ấy là con cháu của A-nác, dòng dõi của những người khổng lồ. Chúng tôi cảm thấy mình giống như những con cào cào trước mắt họ, và họ cũng thấy chúng tôi như vậy.”) Ngay cả trong thời Đa-vít vẫn còn người khổng lồ như Gô-li-át.

Dấu chân khổng lồ tìm thấy tại Nam Phi

Vì vậy, có một số giải thuyết về lý do tại sao có rất ít xương người đã được tìm thấy. Thứ nhất, số lượng người chết trong trận lụt khá ít vì dân số lúc đó không có nhiều. Vì vậy, bạn sẽ tìm thấy xương của động vật và cá nhiều hơn xương con người. Thứ hai, sẽ có những người thông minh hơn động vật và thông minh hơn những người sống cùng thời. Họ sẽ chạy trốn và tìm cách để không bị chết đuối cho đến phút cuối cùng. Họ có thể đã che giấu và chôn cất những người đã chết ở nơi mà các con thú không thể tìm ra. Thêm vào đó, có thể phải mất khoảng 6 tháng để hủy diệt tất cả loài người trên đất. Trận lụt đã bao trùm cả thế giới, nhưng điều đó không có nghĩa là nó bao phủ toàn bộ thế giới ngay lập tức. Mưa sa trên mặt đất bốn mươi ngày và bốn mươi đêm; và những gì chúng ta thấy ngày nay là hình dáng các lục địa và mọi thứ rõ ràng là một sự ngẫu nhiên thuần túy dựa trên mực nước biển. Và tất cả mọi thứ đã bị tác động khiến nó uốn cong lên và bẻ gập xuống trong cơn lũ. Khi lớp vỏ trái đất bị uốn cong lên xuống khiến cho các nguồn nước sâu bị vỡ làm nước tuôn trào ra (Sáng thế ký 7:11Nhằm năm sáu trăm của đời Nô-ê, tháng hai, ngày mười bảy, chính ngày đó, các nguồn của vực lớn nổ ra, và các đập trên trời mở xuống”). Mưa kéo dài 40 ngày nhưng nước vẫn tiếp tục dâng lên trên mặt đất trọn một trăm năm mươi ngày. Vì vậy, nếu chúng ta bắt đầu với giả định rằng trong thời gian cơn lũ diễn ra, những vùng đất cao hơn mực nước có thể đã trụ được trong 6 tháng. Vùng đất cao bị thu hẹp dần và mọi người sẽ cố chạy đến vùng đất cao hơn. Và lúc đó cũng có hiện tượng thủy triều.  Mặt trăng gây ra thủy triều và mặt trăng không hề quan tâm đến trận lụt trên trái đất, nó chỉ làm nhiệm vụ khiến nước lớn hơn và dâng thêm nhiều ở một số nơi. Thủy triều dâng lên, bao trùm một khu vực và sau đó khi thủy triều xuống, loài người và có thể cả động vật sẽ cố chạy đến hòn đảo gần nhất mà vẫn còn nổi trên mặt nước. Vì vậy, chúng ta sẽ tìm thấy dấu chân trong các lớp bùn này mà sau đó sẽ được bao phủ lên bởi lượt thủy triều tiếp theo. Cứ mỗi 6 giờ 30 phút, thủy triều thay đổi; thủy triều lên cao nhất tới lúc xuống thấp nhất trung bình diễn ra trong 6 giờ và 25 phút. Vì những lớp bùn này có nhiều dấu chân, chúng đã được phơi khô dưới ánh mặt trời trong vài giờ, đủ để có được một lớp màng trên đó để rồi khi thủy triều lên, mang theo một lớp bùn mới và nhiều lớp bùn sau đó trong mười ngày đã giúp lưu lại dấu chân dưới lớp đất đá trong nhiều năm cho đến khi các nhà khảo cổ học tìm ra.

Dấu chân người dẫm lên dấu chân khủng long. Mẫu vật được đặt tại Montana, Hoa Kỳ.

(Còn nữa)

Eunice biên dịch

Nguồn: Truth in Genesis

Ảnh: phys.org, mkircus2.blogspot.com, jw.orrg

Bài vở cộng tác và góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like