Home Chuyên Đề Tận Hiến Cho Hôn Nhân – Bài 23: Người Cha Như Là Vua

Tận Hiến Cho Hôn Nhân – Bài 23: Người Cha Như Là Vua

by AdrianChua
30 đọc

Là thầy tế lễ, người cha đại diện cho gia đình trước mặt Đức Chúa Trời. Là tiên tri, người đại diện cho Chúa trước mặt gia đình. Cuối cùng, là vua, người cai trị gia đình mình thay Chúa.

Hỡi người chồng, nếu chúng ta khao khát được tôn vinh như một Vị Vua tại nhà, đầu tiên và trước nhất, hãy đảm bảo rằng vợ mình được đối xử như Hoàng Hậu. Xin hãy tự nhắc nhở rằng, dẫn dắt khác với thống trị, và cầm đầu không có nghĩa là vượt trội hơn (Tận Hiến Trong Hôn Nhân Bài 13). Trong mọi mối quan hệ, chúng ta đều có quyền hạn và trách nhiệm. Chúng ta luôn nên chăm chú vào trách nhiệm của ta hơn là quyền hạn.

Trong sách Sáng Thế Ký 2:18, Giê-hô-va Đức Chúa Trời phán rằng: “Loài người ở một mình thì không tốt, ta sẽ làm nên một kẻ giúp đỡ giống như nó”.

Nhiều người có xu hướng liên tưởng từ ‘kẻ giúp đỡ’ là một người thấp kém hơn họ. Đặc biệt là khi trong văn hóa của chúng ta, ‘kẻ giúp đỡ’ hay được hiểu như người giúp việc ngoại tộc trong nhà. Tuy nhiên, trong Giăng 16:7, Đức Chúa Giê-xu nói rằng: “Ta đi là ích lợi cho các ngươi; vì nếu ta không đi, Đấng Yên Ủi sẽ không đến cùng các ngươi dâu; song nếu ra đi, thì ta sẽ sai Ngài đến”.

‘Kẻ giúp đỡ’ lần này chỉ đến Đức Thánh Linh- Ngài có thấp kém hơn chúng ta chăng?

Tuy nhiên, hỡi người vợ, việc bạn cố gắng trở thành ‘Đức Thánh Linh’ cho chồng bạn cũng quan trọng không kém. Nhiều người nghĩ khi Chúa yêu cầu họ trở thành người giúp đỡ lại nhầm lẫn mà cho rằng họ được kêu gọi trở thành cái ‘cổ’ để kiểm soát cái đầu.

Trở thành người giúp đỡ có nghĩa là nếu người chồng không còn đồng nhất với Chúa, nghĩa vụ của người vợ là làm người trung gian và nhẹ nhàng dẫn dắt người chồng trở lại với con đường theo Chúa. Cá nhân tôi tin rằng vai trò chính của người vợ khi là người giúp đỡ là giúp người chồng hoàn thành sứ mệnh của người trong Chúa, nghĩa là làm đầu của gia đình

Đầu Của Ngôi Nhà

Xuất 4:24-26“Vả, đương khi đi đường, Đức Giê-hô-va hiện ra trước mặt Môi-se nơi nhà quán và kiếm thế giết người đi. Sê-phô-ra lấy con dao bằng đá, cắt dương bì của con mình, và quăng dưới chân Môi-se mà nói rằng: Thật, chàng là huyết lang cho tôi! Đức Giê-hô-va tha chồng, nàng bèn nói rằng: Huyết lang! là vì cớ phép cắt bì.”

Các câu trong phân đoạn này khiến cho nhiều học viên bối rối trong nhiều năm.

– Vì sao Chúa lại tìm giết Môi-se?

– Vì sao phép cắt bì lại khiến Đức Chúa Trời nguôi giận?

Sách Sáng Thế Ký 17: 10-14 miêu tả về giao ước mà Chúa lập nên với Áp-ra-ham.

Sáng Thế Ký 17:10-14– “Phần ngươi cùng dòng dõi ngươi, từ đời nọ sang đời kia, sẽ giữ sự giao ước của ta. Mỗi người nam trong vòng các người phải chịu phép cắt bì, phép đó sẽ là dấu hiệu của sự giao ước giữa ta và các ngươi. Trải qua các đời, mỗi người nam trong vòng các ngươi hoặc sanh đẻ tại nhà, hoặc đem tiền ra mua nơi người ngoại bang, chẳng thuộc về dòng giống ngươi, hễ lên được tám ngày rồi, đều phải chịu phép cắt bì. Chớ khá bỏ làm phép cắt bì cho ai sanh tại trong nhà ngươi, hay đem tiền ra mua về; sự giao ước của ta sẽ lập đời đời trong xác thịt của các ngươi vậy. Mỗi người nam nào không chịu phép cắt bì nơi xác thịt mình, sẽ bị truất khỏi ngoài dân sự mình, người đó là kẻ bội lời giao ước ta.”

Tính đặc trưng trong nghi thức trưởng thành được duy trì qua nhiều thế hệ của Áp-ra-ham. Mỗi một người nam, bao gồm cả đầy tớ, đều được cắt bì khi lên tám ngày. Ai không thực hiện sẽ bị truất ra ngoài vòng dân sự của Chúa. Chính vì vậy, con trai của người không thực hiện phép cắt bì có thể khiến Môi-se bị truất khỏi quan hệ giao ước với Đức Chúa trời.

Tuy nhiên, có vẻ như Môi-se đã sao lãng trong nghi thức trưởng thành thiêng liêng này. Phân đoạn trên có vẻ mang lại dấu ấn khác rằng chính Sê-phô-ra thuyết phục ông chống lại phép cắt bì. Nhưng tại sao bà ngay lập tức cắt bì cho con trai mình khi thấy Chúa muốn giết Môi-se (4:25)? Có lẽ Sê-phô-ra biết rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, bà trông như không tán thành với văn hóa cắt bì vì cảm thấy phẫn nộ trước việc làm đó – chúng ta đọc thấy bà quăng dương bì dưới chân Môi-se và gọi ông là “huyết lang”. Nhiều người ngoại bang chưa từng thấy qua phép cắt bì sẽ cảm thấy thủ tục này hoàn toàn lạ lẫm, độc ác và đáng ghê tởm.

Nhưng có một câu hỏi lớn là: Tại sao Chúa lại không có ý định giết Sê-phô-ra thay vì Môi-se vì chính bà là người không tán thành với việc cắt bì?

Lời kết luận xác đáng nhất chính là Chúa mong đợi Môi-se làm đầu trong nhà trong sự vâng lời Đức Chúa trời hơn là thỏa hiệp và trao quyền đó cho vợ mình.

Chúng ta biết rằng trong sách Ê-phê-sô 5:25, người chồng được mong đợi “yêu vợ mình, như Đấng Christ đã yêu Hội Thánh”. Tuy nhiên, chúng ta cũng không quên lời của Đức Giê-xu: “Nếu có ai đến theo ta mà không ghét cha mẹ, vợ con, anh em, chị em mình, và chính sự sống mình nữa, thì không được làm môn đồ ta” Lu-ca 14:26

Chúng ta cần tìm sự cân bằng trong việc làm theo cả hai phân đoạn Kinh Thánh trên!

Điều đáng suy ngẫm:

Hỡi những người chồng, bạn đã bao giờ thỏa hiệp trong sự vâng lời để dẫn dắt gia đình theo lời dạy của Chúa trong việc thử ‘yêu’ vợ mình hay chưa?

Chúa ban phước cho bạn!

(Còn nữa)

H.U dịch

Tác giả: Adrian Chua

Ảnh: thesun.co.uk

Bài vở cộng tác và góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like