Home Chuyên Đề Làm Gì Khi Bị Mắc Kẹt Giữa Bộn Bề Của Cuộc Sống

Làm Gì Khi Bị Mắc Kẹt Giữa Bộn Bề Của Cuộc Sống

by Sưu Tầm
30 đọc

Tôi cảm thấy hổ thẹn khi thừa nhận rằng mỗi khi tôi nhìn mọi người xung quanh thì tôi lại có suy nghĩ rằng, “không ai bận rộn giống như tôi.” Tôi so sánh cuộc sống của mình với người khác, đoan chắc một lần nữa với bản thân mình rằng tôi bận rộn hơn và ở đâu đó trong đầu tôi nghĩ rằng điều đó làm tôi tốt hơn. Giá trị của tôi đến từ tất cả các câu trả lời “vâng, được, đúng, có” mà tôi có thể đưa cho người ta. Và tại sao tôi không nên lúc nào cũng đồng ý với họ như vậy?  Thông thường, đó là những thứ khuyến khích tài năng và ân tứ của tôi. Mặc dù vậy, nếu nó không thuộc vào thế mạnh của tôi, tôi vẫn cố làm cho được vì nó là một nhu cầu mà tôi có thể đáp ứng. Nhưng, chẳng bao lâu, sự cam kết mỗi tuần một lần đã tăng dần lên thành mỗi đêm trong tuần (sau khi đã làm việc 8 tiếng một ngày). Tôi thậm chí đã cố gắng từ chối, và mọi người thì có vẻ như không nghe thấy.  Tôi giải thích lý do tại sao tôi nói không, như thể mọi người cần lắng nghe lý do của tôi, nhưng họ vẫn không hiểu được ý tôi.  Mọi việc tôi đã tham gia và gần như tất cả các mối quan hệ của tôi đã được lọc qua một bộ lọc mang tên “Tôi quá bận”. Ôm đồm quá nhiều việc khiến tôi có cảm giác như mình bị chia nhỏ ra. Nhưng, đó là cách mà tôi sống sót xuyên suốt những năm đầu tuổi hai mươi – chắc chắn là không phát triển bản thân được nhiều.

Tôi sẽ không nói bây giờ tôi hoàn toàn không bận rộn nữa, nhưng tôi đã cố gắng nhiều hơn để không sử dụng từ “bận rộn”. Trên thực tế, tôi đã nuốt từ đó vào hơn một lần khi vừa chực buột miệng nói ra bởi vì mình bận rộn mà nói với mọi người là mình bận thì nghe có vẻ quy tắc quá. Khi tôi nói tôi đang bận, thì tôi nghĩ rằng tôi đang bận; khi tôi nghĩ tôi đang bận, thì tôi bị căng thẳng; và khi tôi bị căng thẳng, tôi bắt đầu đánh giá người khác – nghĩ rằng tôi là người giỏi nhất trong khoản bận rộn và không ai khác bận như tôi. Tôi dám chắc rằng tôi không phải là người duy nhất trong chuyện này, và tôi đã sẵn sàng để dừng điều này lại. Nhưng, tôi nhận ra rằng nó chỉ mới bắt đầu với tôi. Tôi cần một sự thay đổi về suy nghĩ và thái độ.  Tôi cần giảm bớt công việc lại và làm việc có tổ chức.  Tôi cần cho phép bản thân mình rằng có những lúc tôi nên biết từ chối, biết nói “không” vì điều đó là bình thường. Mọi thứ trong cuộc sống của tôi cần phải thay đổi từ chỗ cố làm một công việc do bị lôi kéo đến làm việc có mục đích và đầy niềm vui.

Cuộc sống không nên sùng bái sự bận rộn. Cuộc sống là nên trân trọng những lúc được ưng thuận và cũng nên hiểu được giá trị những lúc bị chối từ. Vậy, làm thế nào chúng ta có thể hỗ trợ lẫn nhau trong vấn đề này? Đây là một vài ý tưởng.

“Hãy phó các việc mình cho Đức Giê-hô-va, Thì những mưu ý mình sẽ được thành công.”Châm-ngôn 16:3

  1. Khi ai đó đồng ý giúp bạn, hãy chắc chắn rằng bạn nhớ cảm ơn họ.

Có bao nhiêu người đang giả vờ để có được sự chú ý và sự tham gia của bạn? Có lẽ một số ít, và bạn biết bạn không thể nói “vâng” với tất cả. Do đó, đừng mong mọi người lúc nào cũng đồng ý giúp bạn.  Khi ai đó đồng ý giúp bạn, họ đã thực hiện một quyết định hoàn toàn có chủ tâm để làm như vậy. Vì vậy hãy biết ơn!  Một cái thiệp cảm ơn đơn giản (không gì giống như một bức thư viết tay và chuyển đi bằng đường bưu điện) sẽ giúp ích rất nhiều đấy. Tôi nhớ khi tôi nộp đơn vào Trường Kinh Thánh ở Montana, tôi đã gửi một tấm séc kèm bên trong một lá thư cảm ơn đến cho những cô nhân viên làm việc ở văn phòng – họ phải làm hàng núi công việc mỗi ngày; xét duyệt hồ sơ cho những sinh viên đăng ký vào trường và phải trả lời hàng trăm câu hỏi từ họ, vì vậy những cô nhân viên đó cần phải được cảm ơn. Tôi đã nghĩ rằng họ có thể đã nhận được rất nhiều lời cảm ơn từ các tân sinh viên được họ xét duyệt. Khi tôi đến Montana vài tháng sau, tôi đã ở văn phòng để làm một số công việc thì một nhân viên ở bộ phận tuyển sinh nói với tôi, “Ồ, bạn là người đã viết cái thiệp cảm ơn đó! Nhìn xem kìa, chúng tôi đã treo nó lên tường!” Một lời cảm ơn nhỏ lại giúp ích rất nhiều, do đó, hãy chắc chắn cảm ơn những người đã đồng ý giúp bạn.

“Bằng hữu thương mến nhau luôn luôn; và anh em sanh ra để giúp đỡ trong lúc hoạn nạn.” – Châm-ngôn 17:17

  1. Nghe lời nói “không”, chấp nhận lời nói “không”, và đừng cá nhân hóa vấn đề lên làm gì.

Một ngày kia tôi đã nói không với một khách hàng tại nơi làm việc, nhưng cô ấy có vẻ không chấp nhận được điều đó. Cô ấy cứ tiếp tục thúc ép tôi, lặp đi lặp lại yêu cầu của cô ấy và cứ đứng mãi ở đó như thể sự kiên trì của cô ấy sẽ khiến tôi thay đổi ý định vậy.

Người phụ nữ đó có thể đã không nghe, không muốn nghe hay không muốn  chấp nhận lời nói “không” của tôi – và nó không giống như tôi muốn từ chối cô ấy! Thực sự là tôi không thể đáp ứng được điều mà cô ấy cần.  Tôi đặc biệt sử dụng ví dụ này để nói với các chị em phụ nữ, tôi nghĩ rằng chúng ta thường mắc phải vấn đề này.  Chúng ta nhờ một người mà chúng ta nghĩ rằng họ là một trong những người có thể đáp ứng nhu cầu của chúng ta và khi họ không thể làm điều đó, chúng ta thường cá nhân hóa vấn đề bằng cách gây áp lực để người đó chịu chấp thuận đề nghị của mình.  Lý do mà người đó nói không với bạn (và họ không cần phải giải thích hoặc biện minh cho điều họ nói) là bởi vì họ có quyền không thể giúp được bạn vào lúc này. Khi chúng ta có một nhu cầu cần phải được đáp ứng (ví dụ như tình nguyện viên phục vụ bữa tối với món mỳ Ý, cần thêm nhiều lãnh đạo cho chức vụ của bạn, hay một người giám hộ trong buổi chiếu phim cho thiếu nhi…), hãy đảm bảo rằng bạn có một số lựa chọn dự phòng – và chắc chắn rằng bạn đối xử tốt với họ. Điều này sẽ làm cho việc nghe và chấp nhận lời từ chối dễ dàng hơn một cách đáng kể.

“Phàm người khôn khéo làm việc cứ theo sự hiểu biết” – Châm-ngôn 13:16

  1. Chọn từ ngữ một cách khôn ngoan.

Đôi khi tất cả những gì chúng ta cần phải làm để cảm thấy bớt bận rộn là tập nói “không” nhiều hơn và nói “tôi bận” ít lại. Tôi thực sự nghĩ rằng cuộc sống bận rộn của chúng ta phản ánh thái độ bận rộn và sống trong một nền văn hoá nơi mà sự bận rộn được đánh giá cao. Cách đây vài năm, tôi đã được khuyến khích bắt đầu lập kế hoạch cho các tuần lễ của tôi, bao gồm việc “nghỉ ngơi vào ngày Sa-bát” và “dành thời gian cho các hoạt động xã hội”.  Lúc đầu, tôi nghĩ mình bị mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) một cách lố bịch, nhưng người cố vấn của tôi bảo đảm với tôi rằng, “Bạn chỉ cần sử dụng thời gian của mình một cách khôn ngoan hơn!”  Trên thực tế, khi tôi viết ra những điều tôi cần làm trong tuần, tôi thấy mình ít căng thẳng hơn và tôi đã có nhiều thời gian rảnh hơn để đầu tư vào những mối quan hệ mà từ lâu đã bị bỏ qua. Tôi bắt đầu nói không với những thứ rơi vào cùng một ngày với ngày nghỉ như ngày Sa-bát, và tôi giới hạn bản thân mình không tham gia vào quá nhiều các hoạt động mà có ít cơ hội. Thực tế là tôi không cần phải có mặt ở khắp mọi nơi, và khi nói không với người khác, tôi đã ngừng việc ngăn cản họ bứt phá trong những ân tứ của họ. Mặc dù trước đây tôi từng nghĩ tôi là “tốt nhất”, tôi đã sớm nhận ra rằng còn có người khác tốt hơn, và bản thân điều đó là một món quà (món quà đó được gọi sự uỷ thác).

Vậy thì chúng ta có nên biết ơn, chấp nhận khi người ta nói không, và chọn sử dụng từ ngữ một cách khôn ngoan hơn? Bạn có quyền cho phép mình được nghỉ ngơi. Bạn được phép thư giãn để phục hồi lại sức khoẻ của mình. Bạn được phép dành ra một buổi tối thứ Sáu để hẹn hò với người mà bạn yêu – được tự do khỏi bọn trẻ, chức vụ và bài tập về nhà. Bạn được phép tận hưởng những điều đó.

Đức Chúa Trời là thành tín với chúng ta khi chúng ta đầu tư vào mối quan hệ của chúng ta với Ngài và vào những điều mà Ngài ban cho chúng ta để yêu thương một cách đặc biệt. Đức Chúa Trời có quyền tối cao hơn những lời nói không của chúng ta, và nếu bạn nói “không” với mục đích tốt, thì nó sẽ trở nên tốt đẹp theo ý muốn của Ngài. Đừng lo lắng. Có thật không. Hít một hơi thật sâu (thực sự, hít thật sâu) … giữ nó ở đó trong một phút … bạn có quyền không bận rộn, và chỉ nói không. Tôi thách thức bạn hãy thử làm điều đó ngay sau ngày hôm nay.

“Người ta được khen ngợi tùy theo sự khôn sáng mình; Còn kẻ có lòng tạ vạy sẽ bị kinh dể.”Châm-ngôn 12:8

Lời vô độ đâm xoi khác nào gươm; Nhưng lưỡi người khôn ngoan vốn là thuốc hay.” – Châm-ngôn 12:18

“Kính sợ Đức Giê-hô-va, ấy là khởi đầu sự khôn ngoan; Sự nhìn biết Đấng Thánh, đó là sự thông sáng.” – Châm-ngôn 9:10

Eunice dịch

Nguồn: ywammontana.org

Ảnh: industrialthinking.com

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like