Home Lời Chứng Từ Phật tử Đến Cơ Đốc Nhân

Từ Phật tử Đến Cơ Đốc Nhân

by Van Anh
30 đọc

Nok Suksai và bạn bè của cô có một thỏa thuận.

NokNok, ,Blaa và Chew đã gặp một số bạn bè người Mỹ tại trường đại học của họ tại Bangkok Thái land.  Họ luôn dành thời gian cho nhau gần như mỗi ngày. Vì vậy, những người bạn đến từ Mỹ, những người truyền giáo, đã mời các sinh viên tham dự một trại hè cho Cơ Đốc Nhân. “Tôi đã rất ấn tượng bởi tình yêu thương của họ,” Nok nói.

Ba người châu Á – tất cả Phật tử – đã quyết định tham dự chỉ để trau dồi khả năng tiếng Anh và dành nhiều thời gian hơn với người bạn Mỹ. Nhưng cả ba người trong số họ cũng đã thỏa thuận với nhau để không đánh mất đức  tin của mình và bị ảnh hưởng bởi đức tin của những người bạn nước ngoài. Điều này đặc biệt quan trọng đối với Nok, sinh viên đại học năm thứ hai và là một phật tử nòng cốt của Phật giáo.  Trở thành Phật tử là một phần của cuộc đời cô.

Kể từ khi còn là một cô bé lớn lên tại Singburi, Thái Lan, quê hương của bức tượng Phật nổi tiếng có chiều cao 151-foot, Nok và ông bà và cha mẹ cô thăm viếng ngôi đền vài lần một tuần. Ở đó cô đã cầu nguyện cho tổ tiên đã qua đời của mình và cúi đầu thờ phượng các bức tượng Phật.

Nok, tên cô có nghĩa là chim, học thuộc lòng, tụng kinh  và cung cấp thực phẩm cho các tu sĩ.  Cô tin rằng cha mẹ, ông bà và thầy cô luôn tuyên bố: để trở thành một người Thái tốt, cô phải trung thành với vua, đất nước và tôn giáo của đất Thái Lan – Phật giáo.

Hiện nay, có hơn 300.000 Phật tử tại Hoa Kỳ.  Trong khi có một số giáo lý cơ bản truyền lại từ Đức Phật mà tất cả 365 triệu tín đồ trên toàn thế giới đều theo học, Phật giáo vẫn có sự khác  nhau  giữa các vùng và là sự kết hợp của các quan điểm thế gian và văn hoá địa phương.

Một hoàng tử từ Ấn Độ, đã thành lập tôn giáo này vào khoảng năm 500 TCN.  Những người theo ông đặt tên ông là Phật, có nghĩa là một vị giác ngộ.

Phật tử không thừa nhận có  một Chúa sáng tạo. Các tín đồ tin rằng để đạt tới sự giác ngộ và bình an cuối cùng, gọi là niết bàn, họ phải vượt qua được dục vọng, từ chối các khoái lạc và chịu đựng đau khổ. Các tín hữu sẽ không thể được giải thoát khỏi vòng luân hồi liên tục của sự chết và tái sanh cho đến khi đạt niết bàn.

Đúng như dự đoán, khi Nok đi đến trại hè, những sinh viên người Mỹ nói về niềm tin vào một Thiên Chúa. Họ cũng chiếu bộ phim về Chúa Giê-xu, một bộ phim dựa trên Phúc Âm Lu-ca, về cuộc đời, sự chết và sự phục sinh của Ngài.

“Đây là lần đầu tiên trong đời mà tôi thấy và biết được  cuộc đời của Chúa Giê-xu,” Nok nói.

Khi cô quan sát những người lính La Mã đánh đập và đóng đinh Chúa trên cây thập tự, một giọt nước mắt chảy xuống; Sau đó, hai hàng nước mắt lăn xuống má cô.

“Khi tôi nhìn thấy Chúa Giê-xu chết trên thập tự giá, và chết cho tôi, tôi nghĩ không ai có thể hy sinh cho tôi như thế,” Nok giải thích. “Chúa Giê-xu khác với các vị Phật vì họ chỉ giúp bản thân họ có được niết bàn, nhưng họ không giúp gì cho người khác.”

Trong tôn giáo của mình, Đức Phật tuyên bố rằng ông đã nắm bắt được sự tự hiểu cần thiết để thoát khỏi chu kỳ luân hồi, do đó đạt đến niết bàn. Ông nói ông không thể cứu người, nhưng chỉ hướng họ theo hướng tự cứu mình. Do đó, Nok đã quen với việc các phật tử phải chịu đựng đau khổ để đạt được niết bàn.

Nhưng Chúa Giê-xu thì khác. Cô đã nghe thấy Ngài tuyên bố rằng Ngài sẽ cứu mọi người qua khổ đau bởi những gì Ngài đã chịu đựng trên cây thập tự giá. “Cô hiểu sự so sánh trong một phép ẩn dụ: “Nếu tôi đi thuyền buồm trên biển và gặp bão.cô nói, “một vị thần Phật giáo sẽ cho tôi một cuốn sách làm thế nào để bơi. Còn Chúa Giê-xu sẽ đưa cho tôi bàn tay của Ngài và nói, “Hãy tin tưởng ta.”

Khi bộ phim kết thúc, Nok đã chọn giao phó cuộc đời mình trong tay của Chúa Giê-xu, và chấp nhận Chúa là Đấng Cứu Thế của mình. Chew và Blaa, hai người bạn cô, đưa ra một quyết định tương tự tại trại.

Nok phải đối mặt với một thách thức khó khăn trong việc theo đuổi Tin Lành tại  một đất nước nơi Phật giáo chiếm ưu thế.

“Nok đã rất ấn tượng bởi Đức Chúa Giê-xu, nhưng lại sợ phản ứng từ gia đình cô,” Dana Ball, là một trong những nhà truyền giáo Mỹ mà Nok kết bạn, nhớ lại. “Nok cảm thấy như thể khi cô ấy đã chọn theo Chúa, cô ấy sẽ làm gia đình mình thất vọng. Tôi đã sợ rằng áp lực từ gia đình cô bé sẽ là rất lớn.”

Rõ ràng, bước nhảy vọt từ Phật giáo sang Tin Lành là rất lớn:  Phật giáo không tin vào khái niệm tội lỗi. Không có trời hay địa ngục. Và Phật tử tin rằng tất cả ham muốn là xấu xa. Còn Chúa Giê-xu thì muốn có mối quan hệ cá nhân với chúng ta, đây là mong muốn từ phía Ngài. Đối với một số người, đây là một điều chặn họ lại ngay lập tức.

Tuy nhiên, Đức Phật không bao giờ tuyên bố là ông là Chúa hoặc tuyên bố ông là thần thánh. Chúa Giê-xu thì khác, Chúa Giê-xu tuyên bố mình là Đức Chúa Trời. Khi tin Chúa Giê-xu thực sự là Đấng mà Ngài nói, người Phật tử phải từ chối giáo lý của Đức Phật. Đấng Christ yêu cầu chỉ thờ phượng mình Ngài, Ngài từ chối sự thờ phượng chung với những hình tượng khác.

Khi Nok càng biết về Chúa Giê-xu, cô càng  yêu Ngài nhiều hơn. Cô nói với gia đình:  Không có đền thờ nữa. Không có thần tượng nữa. Chỉ có một Đức Chúa Trời biết cô, yêu thương cô và chịu tội lỗi thay cô.

Hiện nay cô gái 27 tuổi này đang làm việc tại một trường quốc tế tại Bangkok và hát trong nhóm thờ phượng tại Hội Thánh Tin Lành của cô.

Cả ba người bạn trẻ đều không tuân theo thỏa thuận trong mùa hè của họ và đã ký kết một giao ước lâu dài với Chúa của vũ trụ này. Họ đã không hối hận về điều đó.

 

Thanh Huê dịch

Nguồn: www.cru.org

Ảnh: phatgiao.org.vn

Bình Luận:

You may also like