Home Chuyên Đề 6 Lý Do Để Lập Kế Hoạch Tài Chính

6 Lý Do Để Lập Kế Hoạch Tài Chính

by Van Anh
30 đọc

Kế hoạch tài chính dường như là một chủ đề nhàm chán khi bạn còn ngồi trong ghế nhà trường. Rất có thể, bạn muốn ngồi làm bài tập lịch sử còn hơn là nghĩ về mục tiêu và kế hoạch tài chính cho tương lai. Lập ra một mục tiêu tài chính không phải là chủ đề để bạn mang đi khoe với bạn bè vào mỗi tối thứ 6, nhưng đây là điều rất quan trọng. Lập một kế hoạch tài chính có thể giúp bạn tiến nhanh đến thành công hơn. Dưới đây là sáu lý do tuyệt vời để thuyết phục bạn nên lập ra mộ kế hoạch tài chính.

Lý do thứ nhất – Nợ nần chán ốm

Rất dễ để bạn bị cuốn vào cái bẫy tiêu quá nhiều tiền. Những chiếc giày mới trông rất thu hút và việc muốn có một chiếc điện thoại mới có lẽ khá là cám dỗ, nhưng bị rơi vào nợ nần thì không vui vẻ tí nào. Rất dễ để bị cuốn vào việc mua sắm nhiều thứ. Không có gì sai khi mua sắm những thứ tốt, tuy nhiên việc mắc nợ để có được những thứ đó sẽ khiến bạn bị phá sản.

Nếu bạn muốn được ổn định về tài chính, hãy tập ra quyết định khi còn trẻ để tránh xa nợ nần. Món nợ vay ngân hàng thật sự rất kinh khủng. Việc lập ra một mục tiêu tài chính tốt là điều rất quan trọng để giúp bạn tránh xa nợ nần.

Người giàu quản-hạt kẻ nghèo; Kẻ nào mượn là tôi-tớ của kẻ cho mượn. (Châm ngôn 22:4)

Lý do thứ hai – Không hối hận

Khi bạn già đi và nhìn lại cuộc đời của mình thì quyết định tài chính nào khiến bạn nhớ nhiều nhất? Có phải cái áo khoác mà bạn phải có không? Hay là chiếc ba-lô mà trong trường ai cũng nói đến? Hay là khi bạn dâng hiến tiền bạc để giúp cho những chức vụ phục vụ Chúa?

Nếu bạn muốn sống một đời sống không phải nuối tiếc điều gì thì bước đầu tiên đó là phải đưa ra quyết định tài chính. Nếu bạn để dành tiền để tiết kiệm hay biếu tặng, bạn sẽ thấy rằng bạn có thể làm mọi thứ bạn muốn. Hãy chọn lập ra một mục tiêu tài chính để bạn có thể sống một đời sống không hối tiếc về tiền bạc.

Lý do thứ ba – Bẽ mặt

Bạn sẽ luôn luôn bẽ bàng khi phải sống dựa vào cha mẹ. Điều đó không được ngầu nếu như ở tuổi 34 rồi mà vẫn mượn tiền mẹ để đến McDonald vào mỗi tối thứ 6. Tuy nhiên, nếu bạn tiêu từng đồng tiền mà bạn kiếm được mỗi tháng, bạn sẽ thấy chính mình trong hoàn cảnh đó.

Thật xấu hổ khi không có đủ tiền để mua sắm hoặc giúp đỡ người khác. Bạn có thể tránh điều đó bằng cách lập một thói quen chi tiêu hợp lý trong khi còn trẻ. Hãy chọn cách tiêu tiền khôn ngoan và thiết lập mục tiêu và giới hạn tài chính cho cuộc đời bạn.

Lý do thứ tư – Bạn muốn đạt được nhiều hơn

Nếu bạn muốn đạt được nhiều hơn, muốn có tài chính để tặng cho người khác, hoặc mua được những thứ tốt, bạn phải lên kế hoạch để đạt được nó. Không may thay, thành công không tự động đến. Bạn phải nỗ lực để đến được vị trí bạn muốn trong đời sống bạn. Nếu bạn muốn trở nên giàu có, bạn phải lên kế hoạch  và có những quyết định tài chính để bước đến đó. 

Lý do thứ năm – Bạn muốn hưởng thụ cuộc sống

Nếu bạn không muốn bị căng thẳng suốt ngày chỉ để lo lấy tiền ở đâu để trả tiền thuê nhà, thì giờ chính là lúc bạn nên lập ra một vài mục tiêu tài chính. Mục tiêu của bạn không cần phải quá phức tạp. Đơn giản chỉ là chú tâm vào việc tiết kiệm và chi tiêu ít hơn số tiền bạn làm ra. Một cách đơn giản để làm điều đó là rút ít tiền mặt ra khỏi thẻ để đi chơi. Một khi số tiền để đi chơi đó được tiêu hết, bạn biết rằng bạn không thể tiêu thêm nữa cho đến ngày bạn nhận được tháng lương tiếp theo. Điều đó khiến bạn phải rời xa các thú vui, nhưng trong thực tế. điều bạn không muốn làm lại đúng.

Nếu bạn muốn thực sự hưởng thụ cuộc đời, và không bị áp lực về mặt tiền bạc, hãy chọn chi tiêu ít hơn số tiền bạn làm ra để có tiền dành cho những trường hợp khẩn cấp. Các mục tiêu tài chính này sẽ giúp bạn chi tiêu đúng mực và giúp bạn đạt được nhiều niềm vui.

Lý do thứ sáu – Bạn muốn đi du lịch

Nếu bạn muốn đi du lịch, chia sẻ với người khác, hay thay đổi thế giới, thì bạn phải có tiền. Với mục tiêu chi tiêu thông minh, bạn có thể để dành một số tiền để đi du lịch và làm những điều bạn muốn.

Việc lập ra một mục tiêu tài chính không dễ dàng và cần một quá trình và nói “không” với những cảm xúc hứng thú tạm thời. Tuy nhiên, ngay khi bạn đã lập được mục tiêu và chịu trách nhiệm với các mục tiêu đó thì bạn có thể giúp chính mình cho một cuộc chạy dài. Mục tiêu tài chính giúp bạn đạt được nhiều thứ và có thể giúp đỡ được người khác nữa.

Kế hoạch tài chính của bạn là gì?

 

Người dịch: Bettina Nguyen

Nguồn: studentdevos.com

Ảnh: cnbc.com

Bình Luận:

You may also like